Nhờ những tác động tích cực đến môi trường, năng lượng xanh trở thành xu hướng phát triển nổi bật hiện nay. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, phát minh, dự án liên quan đến nguồn năng lượng này, tạo ra các công nghệ tiên tiến. Điều này hứa hẹn sẽ giúp làm giảm sự phụ thuộc của con người vào khí tự nhiên, than, dầu. Tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây từ CHINT Việt Nam.
Bài viết liên quan:
- Bạn biết gì về năng lượng sạch? A-Z các thông tin cần biết!
- Bạn đã biết gì về xu hướng ứng dụng pin năng lượng mặt trời?
- Việt Nam đạt thành tựu mới trong lĩnh vực năng lượng sạch
Năng lượng xanh mang lại những tác động tích cực đến môi trường
(Nguồn: euractiv.com)
1. Năng lượng xanh là gì?
Năng lượng xanh hay còn gọi là năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng được tạo ra từ ánh sáng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, địa nhiệt, tảo và thực vật.
Các nguồn năng lượng này có thể tự tái tạo và bổ sung một cách tự nhiên. Năng lượng tự nhiên được xem là giải pháp thay thế hữu hiệu cho các loại năng lượng được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch như dầu, than đá, khí tự nhiên…. Đây là nguồn năng lượng sử dụng trong các ngành lĩnh vực trọng điểm như: điện, nước, sưởi ấm, nhiên liệu cho xe động cơ…
Tuy nhiên, nguồn nhiên liệu hóa thạch lại có hạn, cần hàng triệu năm để phục hồi, phát triển và sẽ giảm khi con người sử dụng. Trong khi đó, năng lượng xanh là vô hạn, không bao giờ cạn kiệt.
Năng lượng xanh được tạo ra từ những nguồn tự nhiên và có khả năng tái tạo
(Nguồn: ktgindustrial.com)
2. Năng lượng xanh có từ đâu?
Như đã đề cập, năng lượng xanh được sản xuất từ các nguồn tự nhiên, có khả năng tái tạo, không lo bị cạn kiệt. Dưới đây là các nguồn năng lượng phổ biến nhất:
- Năng lượng từ gió
Thông qua tuabin, động năng của gió sẽ được sử dụng, chuyển đổi chúng thành năng lượng điện. Những cơn gió càng mạnh càng có khả năng tạo ra nhiều năng lượng hơn. Vì thế, hệ thống tuabin thường được xây dựng quy mô lớn và được đặt tại các khu vực có điều kiện gió tốt. Gió là một trong những dạng năng lượng được con người sử dụng từ thời xa xưa để phục vụ cho sản xuất và tạo ra điện.
- Năng lượng xanh từ nước
Năng lượng nước hay còn được gọi là thủy năng, khai thác sức mạnh chuyển động của nước, chẳng hạn nước mưa, thủy triều, lượng nước chảy qua đập. Năng lượng nước được ứng dụng vào thủy điện nhằm sản xuất điện phục vụ đời sống.
- Năng lượng địa nhiệt
Đây là nguồn năng lượng xanh có sẵn trong lòng đất, tập trung ở dưới bề mặt Trái Đất khoảng vài km, phần trên cùng của lớp vỏ Trái Đất. Nguồn năng lượng này không phụ thuộc vào yếu tố khí hậu, thời tiết.
- Năng lượng sinh khối
Năng lượng được sản xuất từ các vật liệu dư thừa như trấu, bã mía, rơm rạ hoặc các chất thải từ hoạt động của con người, gia súc… Loại năng lượng này có thể sử dụng gián tiếp hoặc trực tiếp, có nghĩa là chuyển hóa thành dạng năng lượng khác.
- Năng lượng xanh mặt trời
Đây là nguồn năng lượng phổ biến nhất, được hiểu là năng lượng nhiệt và bức xạ được tạo ra từ mặt trời. Năng lượng mặt trời là vô tận, xuất hiện ở khắp mọi nơi và rất dễ khai thác, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng phổ biến và lâu đời nhất
(Nguồn: britannica.com)
- Năng lượng sinh học
Được hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc sinh học, chẳng hạn như động thực vật, ngũ cốc, chất thải nông nghiệp… Một số ví dụ về nhiên liệu sinh học nổi bật có thể kể đến như ethanol, diesel xanh, diesel sinh học…
3. Xu hướng sử dụng nguồn năng lượng xanh hiện nay
Mỗi hình thức sản xuất năng lượng, dù ít hay nhiều, đều có những ảnh hưởng nhất định đến môi trường. Sử dụng nguồn năng lượng xanh còn giúp giảm thiểu các tác động xấu lên môi trường từ tự nhiên hơn so với nguồn nhiên liệu không thể tái tạo. Các nguồn năng lượng này tạo ra khí thải, góp phần làm biến đổi khí hậu, vì vậy, việc tận dụng nguồn nhiên liệu có sẵn ngoài tự nhiên được xem là xu hướng tất yếu.
Năng lượng tự nhiên không cần phải “nhập khẩu”, chẳng hạn như bạn có thể tự tạo ra điện tại địa phương bằng cách sử dụng các tấm pin năng lượng mặt trời. Việc sử dụng các thiết bị ứng dụng năng lượng mặt trời cũng giúp các hộ gia đình tiết kiệm chi phí tiền điện, đồng thời đảm bảo nguồn điện liên tục kể cả khi lưới điện bị cắt.
Nhiều quốc gia trên thế giới đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển công nghệ để khai thác tiềm năng của các nguồn năng lượng tự nhiên này. Theo các chuyên gia, phát triển năng lượng tái tạo hiện là xu thế hiện nay và dần sẽ thay thế năng lượng hóa thạch trong tương lai.
Năng lượng xanh là xu thế phát triển hiện nay tại nhiều quốc gia
(Nguồn: vongtronxanh.com.vn)
4. Những ứng dụng từ năng lượng xanh
Giải pháp năng lượng xanh được khuyến khích sử dụng ở tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Việc vận hành các hệ thống điện ứng dụng năng lượng xanh như gió, mặt trời, nước… giúp giảm thiểu khí thải ra môi trường và hạn chế tình trạng ô nhiễm đất, nước.
Nguồn năng lượng địa nhiệt từ 80 – 200 độ C có thể được ứng dụng trong hệ thống sưởi của nhà máy, căn hộ hoặc sấy nông thủy sản. Với nguồn nhiệt dưới 80 độ C để phục vụ cho các khu tắm nước nóng, du lịch…
Hiện nay các loại phương tiện công cộng ứng dụng năng lượng mặt trời xuất hiện ngày càng nhiều và dần trở nên phổ biến. Chẳng hạn, ô tô chạy có thể chạy bằng cách sử dụng điện năng được sản xuất từ các tấm pin mặt trời lắp trên mui xe. Các loại pin năng lượng mặt trời được ứng dụng rất nhiều vào cuộc sống hàng ngày, như hệ thống nước nóng, nguồn điện cho các thiết bị di động…
Việc ứng dụng năng lượng xanh ở Việt Nam có rất nhiều hình thức thực hiện. Từ các phương pháp truyền thống như đốt năng lượng sinh khối để nấu ăn, sưởi ấm… Hoặc sử dụng công nghệ tiên tiến chuyển đổi sinh khối dạng rắn thành lỏng để cung cấp nhiên liệu cho xe hơi, máy cơ khí…
Năng lượng xanh được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống
(Nguồn: vietnamnet.vn)
5. Dự án năng lượng xanh điện mặt trời tại CHINT Việt Nam
Năng lượng mặt trời đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Với những tiềm năng vốn có về địa hình, tự nhiên, Việt Nam rất phù hợp để xây dựng hệ thống sản xuất thông minh ứng dụng năng lượng xanh từ mặt trời.
Tại thị trường Việt Nam, công ty năng lượng xanh CHINT Việt Nam đã khẳng định vị thế là một thương hiệu tiên phong, dẫn đầu trong xu hướng ứng dụng năng lượng điện từ mặt trời. Bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ kết hợp sản xuất thông minh, công nghệ kỹ thuật số, CHINT Việt Nam đã có nhiều dự án nổi bật, quy mô lớn và gây tiếng vang như:
- Dự án điện mặt trời Đa Mi tại tỉnh Bình Thuận với tổng công suất đạt được là 47,5MV.
- Dự án điện mặt trời Vĩnh Hảo tại tỉnh Bình Thuận với tổng công suất đạt được là 50MW.
- Dự án điện mặt trời áp mái tại trường THCS & THPT Đinh Thiện Lý, TPHCM với tổng công suất đạt được là 86kWp.
Hiện nay, CHINT cung cấp hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái với nhiều ưu điểm nổi bật:
- Chi phí đầu tư, mức tiêu thụ nhiên liệu thấp, giúp tiết kiệm chi phí.
- Ít xảy ra sự cố, không yêu cầu người bảo dưỡng thường trực.
- Hệ thống tấm pin, pin năng lượng mặt trời có khả năng chống chịu cao, phù hợp với thời tiết, khí hậu Việt Nam.
Những thông tin từ bài viết trên đã giúp người đọc có những kiến thức bổ ích về định nghĩa, xu hướng và các ứng dụng của năng lượng xanh. Với những lợi ích to lớn mang đến cho môi trường sinh thái, năng lượng tái tạo sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Để được tư vấn và hỗ trợ giải pháp năng lượng phù hợp, đừng quên liên hệ ngay với CHINT Việt Nam.
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi CHINT Việt Nam
———————————
CHINT VIETNAM – Văn phòng đại diện chính thức của Tập Đoàn CHINT tại Việt Nam.
Hotline: 033.258.7777
Wesbite: chintglobal.vn
Email: service.vn@chintglobal.com
Địa chỉ: Tòa nhà Sonatus – Số 15 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM