Hướng dẫn mẹ cai sữa cho bé an toàn, khoa học

0
623

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ cho bé trong giai đoạn đầu đời. Tuy nhiên sẽ đến một giai đoạn mà mẹ cần cai sữa cho bé vì nhiều lý do. Đây là quá trình không hề dễ dàng đối với cả mẹ và bé.

Vậy làm thế nào để việc cai sữa diễn ra nhẹ nhàng hơn? Làm thế nào để cai sữa an toàn cho bé, đúng cách và khoa học nhất? Mẹ cần lưu ý những gì khi cai sữa cho con? Hãy để Earthmama giúp mẹ giải đáp tất cả những gì mẹ cần biết về quá trình cai sữa này nhé!

nhung-dieu-me-can-biet-de-qua-trinh-cai-sua-cho-be-nhe-nhang-hon-earthmama

Những điều mẹ cần biết để quá trình cai sữa cho bé nhẹ nhàng hơn

1. Những kiến thức cơ bản mẹ cần nắm

1.1 Cai sữa là gì?

Cai sữa là quá trình mẹ ngừng cho con bú trực tiếp. Sau khoảng thời gian này, bé sẽ không còn ti mẹ mà bắt đầu bú bình, ăn dặm. Thời gian này cũng là bước ngoặt quan trọng cần được mẹ chú ý để bé không biếng ăn, bỏ bú,…

1.2 Bé bú bao lâu là đủ?

Theo Tổ chức Y tế Thế Giới WHO, trong 6 tháng đầu đời của bé chỉ nên uống sữa mẹ là nguồn thức ăn duy nhất. Tuy nhiên, nhiều mẹ đến nay vẫn băn khoăn về việc cai sữa cho bé khi nào

Câu trả lời chính là sớm nhất khi vào tháng thứ 6 thì mẹ có thể tập cho bé ăn dặm bằng 1 bữa phụ, tăng dần bữa ăn và khẩu phần theo thời gian khi bé cứng cáp.

Một số báo cáo về sức khỏe trẻ em khuyến cáo nên cho em bé bú đến khi bé có thể tự ngồi thẳng vào khoảng thời gian 1 tuổi. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể tự quyết định dựa trên độ cứng cáp và khả năng ăn dặm của con. 

1.3 Các giai đoạn cai sữa cho bé an toàn

Vì sữa mẹ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển về mặt thể chất và trí tuệ của bé. Do đó nếu muốn cai sữa cho con, mẹ cần chú ý đến thời điểm hợp lý:

Dựa trên các biểu hiện về sự phát triển của bé để xác định thời điểm cai sữa

Khi bé khoảng 1 tuổi và có thể ngồi thẳng. 

Đây là thời điểm được xem là sớm nhất để mẹ cai sữa cho bé an toàn. Lúc này, hệ thần kinh cũng như nhận thức của trẻ em đã phát triển, bé cũng đã được làm quen với việc ăn dặm và đồng thời cần nhiều năng lượng hơn cho các hoạt động lăn lê, bò trườn, tập đi từ nguồn thức ăn ngoài.

Khi bé có thể uống được sữa ngoài và bắt đầu bập bẹ tập nói

Khi bé không chê sữa ngoài, có thể uống từ 500 – 600ml, các cử chỉ vận động đa dạng, cứng cáp hơn và bé bắt đầu tập nói. Khi đó hệ thần kinh và não bộ của bé đã hoàn thiện cơ bản để mẹ bắt đầu cai sữa.

Khi bé khoảng 1,5 đến 2 tuổi

Bước vào độ tuổi này, hầu hết em bé đã có thể ăn được cháo, cơm nhão. Quá trình ăn dặm đã bước vào giai đoạn hoàn thiện cũng như có thể tập cho bé ngồi, ăn cùng với gia đình.

Bên cạnh các cột mốc trên, mẹ còn cần chú ý đến mức độ cứng cáp, khả năng ăn dặm của bé cũng như cân bằng với chất lượng sữa, công việc của mẹ. Trong đó, bắt đầu cai sữa khi bé đã có được khả năng ăn dặm sẽ giúp bé yêu vẫn phát triển bình thường và việc dừng bú mẹ cũng đơn giản hơn.

Đến đây thì chắc mẹ cũng tìm được đáp án cho câu hỏi cai sữa cho bé khi nào

1.4 Các lý do thường gặp khi mẹ cai sữa cho con

  • Lượng sữa tiết ra không còn đủ nhiều và đáp ứng các nhu cầu năng lượng cho bé.
  • Mẹ cần quay trở lại với công việc, cuộc sống bên ngoài.
  • Các vấn đề sức khỏe của mẹ.

Cùng Earthmama tìm hiểu về những cách cai sữa cho con không quấy khóc nhiều

2. Cách cai sữa cho bé mẹ cần biết:

  • Giảm các cữ bú trong ngày và rút ngắn thời lượng bú.
  • Việc cai sữa nên diễn ra cùng lúc với thời kỳ ăn dặm, khi đó mẹ hãy tăng các bữa ăn dặm để con làm quen với thức ăn, no lâu và ít thèm bú hơn.
  • Kết hợp sữa ngoài với sữa mẹ.
  • Tập cho bé sử dụng ti giả để đánh lừa cảm giác.
  • Cho bé ăn dặm đúng cách, với đa dạng các loại thực phẩm để khơi gợi hứng thú cho bé.

3. Mẹo cai sữa hiệu quả

  • Ngụy trang đầu ti để bé cảm thấy xa lạ

Ngụy trang đầu ti là cách làm được nhiều người thực hiện và đã thành công. Việc ngụy trang để bé cai sữa xuất phát từ thói quen của bé khi tìm đầu ti với màu sắc và hình dáng quen thuộc. Tuy nhiên, khi thấy đầu ti khác lạ, bé sẽ tự động tránh xa và dần bỏ được thói quen bú sữa mẹ.

Hóa trang đầu ti có thể làm trẻ cảm thấy lạ và tự động né xa

Những cách ngụy trang thường được áp dụng như bôi màu bằng bột nghệ, bột than hoặc vẽ lên đầu ti.

  • Thay đổi vị đầu ti để bé tự lánh xa: Tương tự như cách ngụy trang, việc đổi vị đầu ti làm bé cảm thấy không còn quen thuộc và không còn muốn bú ti nữa. 
  • Tuyệt chiêu “rượu cũ bình mới”: Đây là cách hiệu quả vừa giúp bé cai sữa mẹ lại có thể làm quen với việc bú bình. Trong giai đoạn này, mẹ chịu khó vắt sữa bé và bỏ vào bình sạch, sau đó cho bé bú. Vị sữa quen thuộc sẽ làm bé thích thú dần với bình sữa và quên đi sữa mẹ.
  • Đánh trống lảng để bé quên đi việc thèm sữa: Khi bé tìm ti mẹ để bú, mẹ có thể đánh trống lảng bằng việc hát cho bé nghe, hoặc dụ bé chơi đồ chơi, xem hoạt hình,… Đến khi bé bắt đầu quên thì mẹ có thể cho bé ăn dặm để thay thế sữa mẹ. Đây là mẹo cai sữa hiệu quả cho bé.
  • Tránh mặt bé: Trong vài trường hợp bé quấy khóc quá nhiều thì mẹ có thể tạm thời tránh mặt để bé không đòi mẹ. Tuy nhiên, đây là cách chỉ nên áp dụng khi những biện pháp khác không có hiệu quả, tránh việc làm bé cảm thấy mất an toàn, sợ hãi.

4. Nguyên tắc cai sữa cho bé mẹ cần nắm

Không cai sữa khi em bé đang trong thời gian bị bệnh, sức khỏe không tốt vì có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn và còi xương.

Trong các giai đoạn giao mùa, khi thời tiết đặc biệt nóng hoặc lạnh thì không nên bắt đầu cai sữa.

Cần chú ý đến các chuyển biến về tâm lý, thể chất của bé trong quá trình cai sữa, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng với các loại sữa, đồ ăn khác. Đặc biệt chú ý về cân nặng, xương và răng của bé.

Nắm phương pháp cho trẻ ăn dặm và tập cho trẻ ăn dặm trước khi cai sữa ít nhất từ 5 đến 6 tháng tuổi.

Không ép trẻ ăn.

5. Các lưu ý cho mẹ

Giai đoạn này cần nhiều sự kiên trì cũng như kiên nhẫn của mẹ. Do đó mẹ cũng cần nghỉ ngơi, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng với những món thảo mộc, rau củ, thịt,… đề điều tiết các thay đổi bên trong cơ thể.

Mẹ cần âu yếm, tâm sự và vỗ về bé trong giai đoạn này

Trong thời gian cai sữa cho bé, mẹ có thể bị căng tức ngực, nóng hoặc đau. Xuất hiện tình trạng tắc ống dẫn sữa, sốt nhẹ. Lúc này, mẹ nên xem các bài massage vùng ngực nhẹ nhàng để cho bầu ngực nghỉ ngơi, nếu bị tức ngực thì có thể sử dụng máy hút sữa để giảm tình trạng này.

Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện trong thời gian cai sữa: Đau ở quầng ngực, các cơn đau đột ngột ở bầu ngực, bị sưng, sần, đỏ, nóng rát…gọi chung là viêm vú sau cai sữa.

Trẻ còn nhỏ nên vẫn chưa thể hiểu và chấp nhận việc bỏ bú mẹ, thậm chí cảm thấy sợ hãi và mất an toàn. Lúc này, mẹ cần ở bên âu yếm, vỗ về bé để bé cảm nhận được sự quan tâm từ mẹ. Nếu bé lớn hơn, mẹ có thể tâm sự và giải thích để con hiểu.

Earthmama xin giới thiệu với mẹ Bộ thảo dược massage, xông, tắm giúp mẹ phục hồi, nhanh chóng chữa lành vết thương và lấy lại sắc vóc và tinh thần.

Bộ thảo dược xông, tắm, massage hồi sức cho mẹ sau sinh 

Các sản phẩm của Tanamera bao gồm:

  • 2 hộp Thảo mộc xông tắm sau sinh (nước tắm sau sinh): Giúp sản phụ tắm gội sau sinh, xông tắm sau sinh an toàn, làm dịu cơ. Không còn phải kiêng tắm gội mà còn tái tạo năng lượng, phục hồi cơ thể an toàn.
  • 1 hộp Thảo mộc xông vùng kín Tanamera: Giúp các vết thương mau lành, sát khuẩn và vệ sinh vùng âm đạo trong thời kỳ sản dịch
  • 1 Dầu massage hỗn hợp gừng: Kích thích ăn ngon miệng và máu huyết lưu thông, giữ ấm cơ thể sau khi sinh, giảm đau nhức do viêm khớp hoặc nhức mỏi cơ thể.

Cai sữa cho bé luôn là một giai đoạn quan trọng và khó khăn cho cả mẹ và bé. Hi vọng với những mẹo trong bài viết, mẹ sẽ giúp con cai sữa một cách an toàn và ít quấy khóc nhất.Nếu mẹ có bất kỳ thắc mắc nào về giai đoạn này hay những vấn đề liên quan đến việc nuôi dưỡng bé thì đừng ngần ngại liên hệ với Earthmama để được tư vấn!

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Earthmama.

—————-

Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.

Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.

Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here