Làm sao để biến tấu đậu phụ quốc dân thành món ăn dặm vạn bé mê?

0
737

Chuẩn bị sẵn thực đơn ăn dặm cho bé là một trong những việc quan trọng mà mẹ cần làm để vừa giúp con bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, vừa giúp mẹ chủ động trong việc đi chợ và nấu nướng. Ngoài ra, lên sẵn thực đơn sẽ giúp bé không bị ngán khi ăn lặp lại những món giống nhau. Trong các loại thực phẩm hàng đầu cho bé trong giai đoạn ăn dặm từ 8 tháng tuổi thì các món với đậu phụ được xem là bổ dưỡng, dễ ăn và dễ làm nhất. Bài viết sau sẽ giúp mẹ hiểu hơn về lợi ích của đậu phụ cũng như các cách chế biến khác nhau giúp bé mê ăn hơn.

Bài viết liên quan:

dau-phu-co-the-duoc-che-bien-thanh-nhieu-mon-khac-nhau-trong-thuc-don-an-dam-cho-be

Đậu phụ có thể được chế biến thành nhiều món khác nhau trong thực đơn ăn dặm cho bé

1. Lợi ích của đậu phụ với bé

Đậu phụ (đậu hũ) là một loại thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành, rất giàu protein cùng nhiều loại acid amin cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, đậu phụ còn là nguồn cung cấp dồi dào các khoáng chất như canxi, sắt, mangan,… 

Thành phần chất xơ có trong đậu phụ có lợi cho hệ tiêu hóa của bé. Trong khi các loại acid béo như omega 3 và omega 6 từ đậu phụ hỗ trợ sự phát triển não bộ và có lợi cho hệ tim mạch của bé.

Do đó, đậu phụ được xem là một trong những món bổ dưỡng, dễ làm, dễ ăn mà mẹ có thể cân nhắc khi lên thực đơn ăn dặm cho bé. Đặc biệt, đậu phụ cũng như sữa đậu nành đều không chứa gluten và có thể được dùng làm thực phẩm thay thế cho những bé dị ứng với sữa hoặc các loại thức ăn có gluten.

Đậu phụ là một trong những nguồn cung cấp đạm dồi dào có nguồn gốc thực vật

Tuy nhiên, tùy vào khả năng đáp ứng của bé mà thời điểm bắt đầu sử dụng nguyên liệu này cho bé cũng khác nhau. Tốt nhất là từ 5 tháng tuổi, do hệ tiêu hóa của bé trong những năm đầu đời chưa thật sự hoàn thiện. Mẹ có thể chế biến đậu phụ với các loại thực phẩm khác như trứng, thịt, rau củ,… thành dạng bột hoặc nấu cháo cho bé ăn dặm để đa dạng món ăn.

2. Cách bảo quản

Đậu phụ thường rất dễ chua và hỏng. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể giữ trong 1 tuần hoặc 1 tháng nếu biết cách bảo quản đúng. Đậu phụ sau khi mua về được trụng sơ qua với nước sôi. Sau đó, mẹ vớt đậu phụ và cho vào 1 hộp nhựa có nắp, đổ nước nguội cho ngập toàn bộ miếng đậu phụ và thêm một ít muối vào. 

Cuối cùng đậy kín hộp và cho vào ngăn mát tủ lạnh. Nếu mẹ chịu khó thay nước muối vào mỗi ngày thì đậu phụ có thể giữ được độ tươi ngon đến cả tuần.

Trường hợp mẹ muốn bảo quản đậu phụ trong thời gian lâu hơn thì mẹ có thể làm giống cách trên nhưng không cần bỏ muối vào. Lúc này, mẹ nhớ cho vào ngăn đá tủ lạnh thay vì ngăn mát như trên. Cách này có thể giúp mẹ bảo quản đậu phụ kéo dài đến 1 tháng. Dù vậy, tốt nhất là mẹ không nên giữ đậu phụ quá lâu vì có thể bị giảm chất dinh dưỡng và mất đi màu trắng ban đầu.

Mẹ nên thu thập cách bảo quản đậu phụ để tránh lãng phí thức ăn

3. 4 công thức biến hóa đậu phụ thành các món ăn dặm ngon lành

3.1 Cháo đậu phụ yến mạch

Nguyên liệu:

  • 1 miếng đậu phụ
  • 6 muỗng yến mạch
  • Cà rốt
  • Củ sắn
  • Nấm đông cô

Cách làm: 

Đầu tiên luộc sơ đậu với nước sôi và thái nhỏ cùng các nguyên liệu: cà rốt, củ sắn và nấm. Mẹ cho yến mạch vào nước đang sôi một lúc rồi bỏ các nguyên liệu đã chuẩn bị vừa rồi vào. Bước cuối là cho thêm gia vị và khuấy đều khi món cháo đã sôi.

Nấu cháo cho bé ăn dặm với đậu phụ và yến mạch

3.2 Trứng gà chưng đậu phụ

Nguyên liệu:

  • 1 miếng đậu hũ non
  • 3 trứng gà
  • Nước dùng gà

Cách làm: Đánh trứng gà cho tan trong nước dùng gà và thêm một ít nước mắm. Cho hỗn hợp này vào chén đậu phụ đã được cắt nhỏ sẵn. Đem hấp cách thủy là mẹ sẽ có ngay món trứng chưng đậu phụ ngon và bổ trong thực đơn ăn dặm cho bé rồi.

Trứng gà chưng đậu phụ béo mềm được bé yêu thích

3.3 Bột đậu hũ bí xanh cho bé

Nguyên liệu:

  • 1 miếng đậu hũ non
  • Bí xanh
  • Nước lọc

Cách làm: Bí xanh gọt vỏ, rửa sạch rồi đem xay nhuyễn một phần vừa đủ để bé ăn. Sau đó, nấu bí trong nồi nước đã chuẩn bị sẵn. Khi nước sôi thì mẹ cho đậu hũ non đã cắt nhỏ vào khuấy đều. Mẹ có thể nêm thêm gia vị cho phù hợp hoặc trộn thêm bột gạo để tăng độ sệt cho món này. Đến khi các thành phần trộn đều vào nhau thì xem như mẹ đã làm xong một món bột ăn dặm cho bé rồi.

Món ăn dặm cho bé từ đậu hũ và bí đầy đủ dinh dưỡng

3.4 Súp đậu hũ với cà chua

Nguyên liệu:

  • 1 miếng đậu hũ non
  • Cà chua
  • Nước lọc

Cách làm: Đậu hũ cắt nhỏ được nhúng sơ qua nước sôi rồi để ráo. Cho dầu vào chảo, khi dầu nóng thì cho cà chua băm nhuyễn và đậu hũ đã cắt nhỏ vào, khuấy đều. Thêm một ít nước vào nấu và nêm nếm phù hợp. Trong thực đơn ăn dặm cho bé, nếu mẹ không dùng cà chua thì vẫn có thể sử dụng tương cà để thay thế chế biến.

Súp đậu hũ với cà chua với màu đỏ bắt mắt, hấp dẫn

Các món ăn từ đậu phụ đều bổ dưỡng và có thể được biến tấu theo nhiều cách khác nhau thích hợp cho bé. Tuy nhiên, không phải lúc nào mẹ cũng có dư thời gian để chuẩn bị. Vì vậy, mẹ có thể tìm mua các loại bánh ăn dặm cho bé với các thành phần dinh dưỡng có nguồn gốc hữu cơ.

Loại bánh này đảm bảo phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của bé và giúp bé tạo thói quen nhai, nuốt trong giai đoạn ăn dặm. Mẹ có thể tìm mua bánh ăn dặm Apple Monkey và các sản phẩm khác cho bé tại Earthmama ngay từ bây giờ.

Các sản phẩm tại Earthmama đều phù hợp để xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé  với những người mẹ bận rộn cũng như tạo ra nhiều lựa chọn hơn. Bên cạnh các món ăn kỳ công từ đậu phụ, mẹ tìm chọn bánh ăn dặm Apple Monkey từ rau củ và trái cây sẽ giúp con yêu bổ sung dưỡng chất dễ dàng trong thời gian này.

Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.

Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.

Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here