Lịch sử về nữ anh hùng Võ Thị Sáu

0
481

Chuyến đi Côn Đảo, du khách sẽ được nghe đôi điều về Cô Võ Thị Sáu Côn Đảo cũng như những câu chuyện tâm linh về nơi đây. Nhà nhà mang hoa, người người dâng hương quanh mộ cô từ sáng tới khuya. Từ một liệt sỹ anh hùng hy sinh vì dân, vì nước, để rồi trở thành một vị thần sống của nhân dân Côn Đảo, đó là điều mà chỉ có cô Sáu – người cộng sản kiên trung đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ mới làm được.

Bài viết liên quan: 

1. Tiểu sử về Võ Thị Sáu

Cô Võ Thị Sáu Côn Đảo sinh năm 1933, là con ông Võ Văn Hợi và bà Nguyễn Thị Đậu. Theo như nguyên quán trên bia mộ có ghi tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nhiều tài liệu ghi nguyên quán của cô tại xã Phước Thọ (thuộc tổng Phước Hưng Hạ), tỉnh Bà Rịa, ngày nay thuộc thị trấn Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

mo-anh-hung-luc-luong-vu-trang-nhan-nhan-vo-thi-sau

Mộ anh hùng lực lượng vũ trang nhân nhân Võ Thị Sáu
(Nguồn: viettourist)

Sinh ra trong một gia đình nghèo, cha làm nghề kéo xe ngựa đưa khách thuê đi Long Điền và Phước Hải, mẹ bán bún bì chả tại chợ Đất Đỏ, từ bé, cô đã phụ cha mẹ để sinh kế. Năm cô được 4 tuổi, gia đình cô đã thuê một căn nhà thuộc dãy phố chợ của làng đất đỏ rồi cho thuê lại. Căn nhà này nay thuộc thị trấn Đất Đỏ và được Nhà nước Việt Nam cho phục dựng để làm nhà lưu niệm về cô

2. Quá trình hoạt động

2.1.Tham gia kháng chiến 

Sau khi quân Pháp chiếm vùng Đất Đỏ vào cuối năm 1945, các anh trai của cô Võ Thị Sáu Côn Đảo đã thoát ly gia đình và ủng hộ kháng chiến cho phong trào Việt Minh. Cô đã bỏ dở việc học hành để ở nhà phụ giúp mẹ cha kiếm sống và bí mật tiếp tế cho người anh của mình, lúc bấy giờ anh đang công tác trong Chi đội Giải phóng quân của tỉnh.

Năm 1946, cô theo anh trai là Võ Văn Me vào khu kháng chiến, chính thức thành liên lạc viên của Đội Công an xung phong Đất Đỏ. Năm 1947, cô Sáu chính thức có tên trong danh sách đội viên Công an xung phong Đất Đỏ khi mới 14 tuổi.

mo-co-vo-thi-sau-linh-thieng-nghi-ngut-khoi-huong

Mộ cô Võ Thị Sáu linh thiêng nghi ngút khói hương
(Nguồn: Đồ lễ Tâm Đức)

Từ đó, cô Võ Thị Sáu Côn Đảo tham gia nhiều trận tập kích bằng lựu đạn để tiêu diệt một số sĩ quan Pháp và Việt gian hợp tác với quân Pháp; đặc biệt là trận tấn công bằng lựu đạn tại lễ kỷ niệm Quốc khánh Pháp ngày 14 tháng 7 năm 1949 tại Đất Đỏ đã tạo nên tiếng vang trong vùng.

2.2. Bị bắt và án tử hình 

Vào tháng 12 năm 1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, cô Sáu đã bị quân Pháp bắt được. Một số tài liệu còn ghi cô bị bắt vào khoảng tháng 2 năm 1950, sau khi cô cùng đồng đội sử dụng lựu đạn tiến công bắn giết Cả Suốt và Cả Đay đều là hương chức người Việt hợp tác chặt chẽ với quân Pháp, ở ngay phiên chợ Tết Canh Dần tại chợ Đất Đỏ.

Sau khi bị bắt, cô Võ Thị Sáu Côn Đảo đã bị đưa đi xét xử và giam tại các nhà tù Đất Đỏ, khám đường Bà Rịa và khám Chí Hoà. Tháng 4 năm 1950, toà án binh của quân đội Pháp đã đưa cô ra xử với tội danh giết chết một sĩ quan Pháp và 23 người Việt hợp tác với Pháp.

tuong-dai-co-vo-thi-sau-duoc-dat-o-huyen-dat-do

Tượng đài cô Võ Thị Sáu được đặt ở Huyện Đất Đỏ
(Nguồn: condao)

Vào thời điểm xử án, cô mới tròn 18 tuổi, do đó các luật sư của cô dựa vào điểm này để biện hộ và đưa cô ra khỏi án tử hình. Dẫu vậy, toà án binh Pháp đã tuyên án tử hình cô. Bản án trên đã gây xôn xao dư luận, tạo nên làn sóng chống đối gay gắt không chỉ tại Việt Nam và ngay trong nước Pháp. Chính vì thế, chính quyền quân sự Pháp đã công khai thi hành bản án.

Cô Võ Thị Sáu Côn Đảo tiếp tục bị giam tại khám Chí Hoà cho đến khoảng giữa tháng 1 năm 1952 mới bị chính quyền quân sự Pháp di chuyển ra Côn Đảo để thi hành án tử hình khi cô đã đủ 18 tuổi.

Rạng sáng ngày 23 tháng 1 năm 1952, lúc khoảng 5 giờ chiều cô Sáu bị lính Pháp đưa vào văn phòng giám thị trưởng ở trước sân Banh I để tiến hành lễ rửa tội. Lúc 7 giờ sáng, cô bị đưa đến sân Banh III phụ và bị xử bắn tại đây. Thi hài của cô được đưa đến Hàng Dương và đem chôn cất tại huyệt đào sẵn.

3. Tưởng niệm

Sau khi cô Võ Thị Sáu hi sinh chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã làm lễ cô Sáu và công nhận cô là liệt sĩ. Năm 1993, cô được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Năm 1995, Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh trình chiếu bộ phim Như một huyền thoại kể về cuộc đời của cô Võ Thị Sáu.

mo-co-vo-thi-sau-duoc-nguoi-dan-khap-moi-noi-den-vieng

Mộ cô Võ Thị Sáu được người dân khắp mọi nơi đến viếng
(Nguồn: halotravel)

Khu mộ của Võ Thị Sáu tại Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo được trùng tu nhiều lần và trở thành một trong các điểm du lịch nổi tiếng nhất tại Côn Đảo. Do ảnh hưởng bởi những giai thoại ly kỳ của cô, nhà lưu niệm Võ Thị Sáu luôn đầy ắp các vật phẩm phụng cúng từ nhiều nơi. Thậm chí, có hẳn cả một chương trình viếng thăm mộ cô vào lúc nửa đêm với rất nhiều người chuẩn bị sẵn những món đồ lễ cô Sáu Côn Đảo tham gia.

nguoi-dan-toi-vieng-co-sau-tap-nap-ngay-va-dem

Người dân tới viếng cô Sáu tấp nập ngày và đêm
(Nguồn: condao)

Nhiều người hiện nay vẫn chưa biết cách cúng cô Võ Thị Sáu như thế nào, cần những vật phẩm gì. Khi cúng lễ cô Sáu tại Côn Đảo thì cần lưu ý một số điều sau:

Người thì mâm cao cỗ đầy, người thì giỏ hoa quả, người thì mâm lễ trọn vẹn đầy đủ từ bộ lễ, quần áo, gương lược, hoa trắng cô Sáu thích,… Mỗi người mỗi bộ lễ vật khác nhau nhưng cùng chung một tấm lòng dâng lên cô.

4. Mua đồ dâng lễ cô Sáu Côn Đảo ở đâu?

Nhiều du khách không khỏi thắc mắc nên mua đồ lễ cô Sáu Côn Đảo ở đâu thì Đồ lễ Tâm Đức sẽ là một gợi ý lý tưởng. Nơi đây chuyên cung cấp các sản phẩm thờ cúng với nhiều mức giá khác nhau tùy thuộc vào khả năng và nhu cầu của mọi du khách.

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Đồ lễ Tâm Đức

 ĐỒ LỄ TÂM ĐỨC CÔN ĐẢO

  • Điện thoại: 034.785.88.99 – 0353.923.439
  • Địa chỉ: Khu 8, Đường Phạm Văn Đồng, Côn Đảo, BR-VT
  • Email: Doletamduccondao@gmail.com
  • Zalo: 0353923439

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here