1/ Kích cỡ của bánh xe
Đầu tiên, bạn cần chọn loại bánh xe có kích cỡ phù hợp với yêu cầu của công việc. Mỗi loại kích cỡ bánh xe có những đặc điểm riêng dưới đây:
- Bánh xe nhỏ: Dùng cho công việc ít di chuyển hoặc di chuyển cự ly ngắn,..
- Bánh xe to, dày, nặng: Loại bánh xe này có trọng tải lớn và phải di chuyển liên tục. Đây là loại bánh xe thích hợp cho xe chở hàng xếp kho, vận chuyển nguyên liệu sắt, thép, gỗ,… Tuy nhiên khó khăn của loại bánh này là chuyển hướng chậm và nặng nề.
- Bánh xe to, thanh mảnh: Loại bánh xe này có tải trọng bình thường, phải di chuyển nhiều và rất thường xuyên đổi hướng. Đây là loại bánh xe thích hợp cho xe chở bệnh nhân, chở hàng nhựa, vải quần áo…
Bánh xe thích hợp sẽ giúp bạn hoàn thiện chiếc xe đẩy hàng hóa, phục vụ công việc tốt hơn. Vì vậy hãy xem xét kỹ quãng đường di chuyển để chọn đúng kích cỡ bánh xe.
2/ Chất liệu bánh xe
Để lựa chọn chất liệu bánh xe phù hợp, bạn cần phải cân nhắc vào môi trường làm việc của mình. Hiện nay trên thị trường phổ biến các loại bánh xe làm từ nhựa PU. Loại nhựa này chất lượng cao có khả năng chịu tải, nước và hóa chất rất tốt. Tuy vậy do nhựa PU kém chịu tác động của tia tử ngoại từ mặt trời. Do đó không nên vận hành bánh xe bằng nhựa PU ngoài trời, chỉ nên dùng trong nhà hoặc phân xưởng. Nếu xe hoạt động ngoài trời có thể chọn vật liệu khác như cao su, nhựa PP, phíp và gang.
Ngoài ra, nếu đường vận chuyển có hóa chất phải chọn bánh xe vật liệu bằng nhựa PU, nhựa PA, Gang. Nếu môi trường bình thường có thể chọn vật liệu cao su, nhựa PP.
Cần chọn chất liệu bánh xe thích hợp với môi trường làm việc
Hơn nữa, bạn cần cân nhắc đến nhiệt độ môi trường làm việc khi chọn mua bánh xe đẩy. Nếu nhiệt độ ít chênh lệch với nhiệt độ bình thường thì có thể chọn các loại vật liệu thông thường. Nếu nhiệt độ cao trên 120 độ, bạn nên chọn bánh xe vật liệu chịu nhiệt, gang, phíp.
Đồng thời, để bảo vệ mặt nền, sàn nhà, chất liệu bánh xe đẩy hàng đa năng dùng nên dùng lốp cao su. Cao su có độ đàn hồi lớn nên sẽ tiếp xúc êm với mặt sàn và hạn chế gây tiếng ồn. Nều phải tải nặng, bạn chọn dùng bánh xe có lốp bằng nhựa PU dù có độ đàn hồi kém hơn cao su một chút nhưng trọng tải của bánh xe nhựa PU lại rất tốt. Bánh xe bằng kim loại như Gang, thép không có khả năng bảo vệ mặt sàn nhưng những bánh xe loại này thường được sử dụng trong các lĩnh vực công nghiệp nặng đặc thù.
3/ Thiết kế trục xoay
Nếu làm việc trên địa hình bằng phẳng và di chuyển trên diện tích rộng bạn có thể lựa chọn cho mình loại bánh xe không có trục xoay và không có phanh để tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo mục đích di chuyển hàng hóa.
Nếu di chuyển trong diện tích hẹp bạn có thể lựa chọn loại bánh xe đẩy hàng có trục xoay 360 độ, có thể xoay xe theo nhiều hướng trong phạm vi hẹp.
Ngoài ra, trên những đoạn đường không bằng phẳng, loại bánh xe đẩy hàng có phanh tích hợp trục xoay có lẽ là lựa chọn phù hợp nhất cho bạn
Tùy phạm vi di chuyển, hãy chọn thiết kế bánh xe đẩy hàng thích hợp
4/ Mẫu mã bánh xe
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu mã bánh xe từ các thương hiệu. Bạn nên cân nhắc chọn dựa vào tính thẩm mỹ và giá trị của xe. Nếu xe của bạn dùng để trưng bày sản phẩm sang trọng thì nên chọn bánh xe mẫu mã đẹp, hàng bánh xe nhập ngoại. Nếu xe bạn là xe đẩy hàng công nghiệp, bạn nên chọn bánh xe có càng thép dày.
Trên đây là những lưu ý khi chọn bánh xe đẩy phù hợp với tính chất công việc. Thế giới xe đẩy hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn chọn được loại bánh xe phù hợp cho chiếc xe đẩy tay của mình nhằm hỗ trợ công việc tốt nhất.
Thế giới xe đẩy tự hào là nhà phân phối các loại xe đẩy hàng, xe nâng hàng, xe nâng hạ và hệ thống bánh xe đẩy hàng, chính hãng chất lượng tốt nhất với giá rẻ cùng các chính sách ưu đãi – giao hàng nhanh 1-2h làm việc – bảo hành đảm bảo, khách hàng có thể liên hệ cùng chúng tôi để được tư vấn chuyên sâu về các sản phẩm, cũng như chọn cho mình 1 sản phẩm phù hợp nhất với công việc.
>> Xem thêm: Giá xe đẩy