Mẹ đã biết khi bị tắc tia sữa nổi cục phải làm sao?

0
947

Là phụ nữ, thiên chức cao đẹp nhất cuộc đời là tạo nên hình hài bé bỏng và nuôi dưỡng con với tất cả những gì mẹ có. Dòng sữa mẹ ấm nồng là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời con có những năm tháng đầu tiên. Nhưng cũng chính vì áp lực ấy, mẹ luôn đau đáu làm thế nào để gọi sữa về nhiều, phải làm sao để chất lượng sữa luôn tốt,… dẫn đến áp lực trong tâm lý và thay đổi hoocmon. Tắc tia sữa vón cục dần nảy sinh từ đấy. Có cách nào để mẹ chữa và tránh việc này không?

tac-tia-sua-thanh-cuc-co-the-xay-ra-voi-bat-ki-ba-me-tre-sau-sinh-nao

Tắc tia sữa thành cục có thể xảy ra với bất kì bà mẹ trẻ sau sinh nào

 Bài xem thêm:

  1. Mẹ cần hiểu viêm tắc tia sẽ là gì và vì sao dẫn đến tắc sữa nổi cục

1.1. Hiện tượng viêm tắc tia sữa

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Kim Huê – chuyên khoa II Sản phụ khoa tại bệnh viện Columbia Asia Bình Dương: Hiện tượng viêm tắc tia sữa nổi cục thường xảy ra ở các sản phụ trong thời gian đầu sau sinh và có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ. Sữa mẹ được sản xuất ra từ các nang sữa, theo các ống dẫn đổ về khoang chứa sữa nằm ở phía sau quầng vú, dưới tác dụng kích thích do hoạt động bú mút của trẻ, sữa sẽ chảy ra ngoài. Tuy nhiên, lượng sữa này có thể bị kẹt lại do lòng ống dẫn bị hẹp bít dẫn đến tình trạng tắc tia sữa.

1.2. Tắc tia sữa vón cục là tình trạng nặng hơn của tắc tia sữa

Tình trạng tắc tia sữa kéo dài mà không điều trị kịp thời sẽ làm cho lượng sữa tồn lại gây tắc và ứ lại dẫn đến hiện tượng nổi cục. Khi các ống dẫn sữa bị tắc, sữa không thể thoát ra ngoài nên bị đông đặc lại, vón thành từng cục trong bầu ngực.

sua-bi-tac-lau-ngay-se-von-cuc-ben-trong-nguc-gay-dau-nhuc

Tình trạng sữa bị tắc lâu ngày sẽ vón cục bên trong ngực gây đau nhức

Tắc tia sữa nổi cục còn có thể hình thành bởi sự xâm nhập của các vi khuẩn từ bên ngoài. Khi đầu ti của mẹ vô tình do tác động lực cắn mút của con gây ra vết rách nhỏ hoặc bị nứt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn đi vào. Vi khuẩn có khả năng tạo ra tình trạng viêm tắc tia sữa vón cục là Staphylococcus aureus, thông qua vết thương hở và phá vỡ các mô tuyến vú, làm sữa không thể lưu thông ra bên ngoài và đóng cục bên trong.

  1. Dấu hiệu của viêm tắc tia sữa thành cục

Thời gian đầu, hai bầu vú luôn trong tình trạng căng tức, đôi khi cảm thấy đau đầu ti. Đây là mức độ nhẹ của tắc tia sữa và thường sẽ tự khỏi khi cho bé bú hoặc massage nhẹ nhàng.

Nhưng tình trạng này kéo kéo dài lâu ngày và mẹ không có biện pháp khám chữa phù hợp hơn sẽ làm cho lượng sữa tồn lại gây tắc và bị tắc tia sữa thành cục cứng. Lúc này, khi sờ quanh bầu vú của mẹ sẽ cảm nhận được các cục tròn nhỏ là do sữa bị ứ tạo nên, nhấn vào sẽ có cảm giác đau nhói.

Ngoài các dấu hiệu căng ngực, đau nhức, không tiết sữa kể trên, mẹ có thể cảm thấy sốt nhẹ, mệt mỏi và bầu ngực ngày một nóng lên.

  1. Hậu quả khi không chữa trị tắc tia sữa vón cục kịp thời

3.1. Đối với bé

  • Con sẽ không được bú mẹ thường xuyên, không được cung cấp đủ sữa và dưỡng chất cần thiết.
  • Bé dễ bị đói, quấy khóc và buộc ăn thêm sữa công thức không tốt trong những tháng đầu đời.
  • Tình trạng kéo dài sẽ khiến cho bé dần quên hương vị sữa mẹ, không hứng thú với việc bú sữa mẹ và bỏ sữa mẹ.

me-bi-tac-sua-von-cuc-con-anh-huong-den-dinh-duong-cua-be

Tình trạng mẹ bị tắc sữa vón cục không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn tác động đến dinh dưỡng của bé

3.2. Đối với mẹ

  • Mẹ mất sữa
  • Tắc tia sữa thành cục cứng làm cho hai bầu ngực luôn trong trạng thái căng, đau tức. Các cơn đau này có thể lan ra những vùng lân cận, đặc biệt nhất là vùng dưới cánh tay, lưng.
  • Tắc tia sữa lâu quá và không điều trị sớm, không điều trị đúng sẽ dẫn tới viêm tuyến vú, áp-xe vú, lâu dần trở thành xơ hóa hay u xơ tuyến vú.
  • Ống dẫn sữa bị chặn có thể bị nhiễm trùng và phát triển thành viêm vú rất nguy hiểm.
  1. Cách giúp mẹ chữa tắc tia sữa vón cục

Tình trạng này nguy hiểm như thế, mẹ đã biết khi mắc phải tắc tia sữa nổi cục phải làm sao?

4.1. Tự chữa trị tại nhà

  • Thời gian đầu, mẹ cố gắng cho bé bú càng sớm càng tốt để sữa lưu thông một cách dễ dàng hơn.
  • Vệ sinh đầu ti sạch sẽ trước và sau khi cho con bú để tránh bị viêm nhiễm đầu ti và gây bệnh cho em bé. Sữa là một chất kháng khuẩn rất tiện lợi nên mẹ chỉ cần nặn một ít sữa và thoa lên đầu ti để kháng khuẩn.
  • Áp dụng một số mẹo dân gian để trị tắc tia sữa như: Đắp men rượu hoặc xôi nếp lên ngực. Hơ nóng lá bắp cải hay lá mít rồi đắp lên chỗ bị tắc sữa. Uống nước lá đinh lăng, nước xơ mướp khô.

du-du-la-thuc-pham-dan-gian-giup-me-keo-sua

Đu đủ là một trong những thực phẩm dân gian giúp mẹ kéo sữa

  • Cho trẻ bú đúng tư thế. Mẹ không được đưa đầu vú vào miệng bé mà phải để bé tự tìm đầu vú, khi ngậm đúng, phần môi dưới sẽ trề ra và ngậm trọn núm vú. Như vậy bé mới bú mẹ đúng và mẹ không cảm thấy rát đầu ti.
  • Cho trẻ bú hết một bên căng sữa hơn trước, sau đó chuyển sang bên còn lại.
  • Nếu trẻ bú không hết, mẹ nên vắt sữa hoặc hút sữa bằng máy, để tủ lạnh dự trữ sữa cho bé, trách giữ sữa lại trong ngực gây tắc tia sữa nổi cục.
  • Dùng khăn mềm thấm nước nóng 70 độ C và vắt khô, chườm mạnh lên vùng ngực bị tắc. Chườm theo chiều dọc để tia sữa được thông. Nếu không chườm nóng, mẹ có thể đứng dưới vòi hoa sen nóng để làm tan tia sữa bị tắc.

tap-cho-con-bu-dung-cach-va-khoa-hoc

Tập cho con bú đúng cách và khoa học

4.2. Liên hệ bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách

Nếu tình trạng kéo dài, thậm chí mẹ bị mất ngủ và có dấu hiệu sốt, hãy đến gặp bác sĩ để nhận được tư vấn và chữa trị kịp thời.

Điều nguy hiểm của chứng tắc tia sữa nổi cục là mẹ có thể nhầm lẫn với các dấu hiệu cảm sốt thông thường, hay suy nghĩ tâm lý bất ổn nên xảy ra tình trạng ngực căng tức và có các phương pháp xử lý đem lại hiệu quả không tốt. Vì thế, nếu có các dấu hiệu trong bài viết, mẹ nên gặp bác sĩ chuyên môn để có bước xử lý đúng, kịp thời.

Hiện nay, phương pháp mới được áp dụng trong điều trị viêm tắc tia sữa là sử dụng các tác nhân vật lý như sóng siêu âm trị liệu, laser cường độ cao, nhiệt trị liệu (nóng hoặc lạnh tuỳ vào tình trạng) và massage trị liệu. Song song với quá trình điều trị, mẹ sẽ được tư vấn các kiến thức về sữa mẹ và phương pháp cho con bú một cách hiệu quả nhằm đạt được kết quả tốt nhất cũng như phòng tránh triệu chứng tái phát.

cac-bac-si-tu-van-cho-me-cach-chua-tri-tac-tia-sua-dong-cuc-phu-hop-nhat

Các bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ cách chữa trị tắc tia sữa đóng cục phù hợp nhất

4.3. Duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt dinh dưỡng và cân bằng

Chế độ ăn uống và sinh hoạt ảnh hưởng nhiều đến các hoocmon trong cơ thể, đặc biệt là với phụ nữ trong và sau giai đoạn mang thai, sinh nở. Lúc này, mẹ nên sử dụng các nguồn thực phẩm giúp cân bằng lại thể chất, chữa lành các vết đau và hỗ trợ kích thích kéo sữa cho con.

bo-san-pham-khoi-nguon-sua-me

Bộ sản phẩm khơi nguồn sữa mẹ

Tại Earthmama, chúng tôi có bộ sản phẩm Khơi dòng sữa mẹ, gồm 3 sản phẩm hỗ trợ điều tiết và cung cấp thêm dinh dưỡng cho cơ thể mẹ sau sinh. Đó là:

  • Túi chườm ngực Lamom: làm từ gạo nếp tự nhiên, sử dụng chườm nóng, lạnh trên bầu ngực giúp thông tia sữa, giảm căng tức vùng bầu ngực
  • Kem thoa ngực Bio Mamma: kem dưỡng hữu cơ với thành phần tự nhiên tránh nứt đầu ti và làm mềm, ẩm khuôn ngực. Kết hợp cùng các bài massage khiến mẹ thư giãn, giảm đau
  • Trà lợi sữa Đài Loan – Taste for Life: công thức từ các bài thuốc dân gian Đài Loan, bao gồm các thảo mộc tự nhiên tốt cho quá trình cân bằng nội tiết và gọi sữa.

>> Mẹ xem thêm các sản phẩm hữu cơ tại Earthmama: Organic cho mẹ

Giai đoạn sau sinh mẹ đối diện với nhiều áp lực và căng thẳng, nhưng Earthmama sẽ luôn ở bên đồng hành cùng bạn vượt qua thời gian này. Hi vọng bài chia sẻ về tình trạng và cách chữa tắc tia sữa vón cục trên có thể mang lại cho mẹ thông tin hữu ích và yên tâm hơn khi gặp phải tình trạng này.

Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.

Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.

Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here