Một số lời khuyên bổ ích cho mẹ khi trẻ biếng ăn

0
3411

Đối với rất nhiều phụ huynh có con nhỏ, bữa ăn như một cuộc chiến, bé hầu như không hiểu ý mẹ và cũng hầu như không hợp tác trong việc ăn uống. Điều đó sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triễn của bé. Vì vậy chúng tôi xin đưa ra một vài lời khuyên nhỏ khi trẻ biếng ăn.

tre-bieng-an-6

Trẻ biếng ăn

1. Những điều không nên làm khiến bé biếng ăn

Không nên cho bé uống nước lạnh và ăn đồ lạnh, đặc biệt là kem:

Bé thường rất thích ăn kem nhưng chúng sẽ khiến cho bé yêu nhà bạn dễ mắc phải các chứng viêm họng gây khó chịu và dẫn đến việc bé ăn không ngon miệng, biếng ăn.

Không nên vừa cho bé ăn thức ăn vừa uống nước:

Như thế bé sẽ nhanh no và ăn ít lại, nếu cần hãy cho bé uống nước canh hoặc nước xương hầm để cung cấp thêm dưỡng chất cho bé.

Không cho bé uống sữa ngay sau bữa ăn chính:

Hãy để sữa trở thành bữa ăn phụ của bé và cách bữa ăn chính ít nhất là 1 tiếng đồng hồ, nếu bạn cho bé uống sữa ngay sau khi ăn không những bé “uống không nổi” khi đã no mà còn khiến dạ dày bé khó tiêu hóa nữa đấy.

Không nên tạo cho bé có cảm giác bữa ăn là cực hình và sẵn sàng “chạy trốn”:

Hãy cho bé ăn những món bé thích và đừng ép bé ăn những thứ mà chỉ nhìn là bé nôn ọe ngay nhé. Nếu bé không thích ăn thịt heo, thịt bò hãy thay thế bằng thịt gà, cá, nếu bé không thích ăn rau hãy bổ sung thêm trái cây cho bé,… quan trọng là bé cảm thấy ngon miệng và thích thú thì cơ thể mới hấp thu các chất dinh dưỡng tốt được.

Không nên để bé hấp thu chất dinh dưỡng một cách thụ động:

Nhiều cha mẹ đã sử dụng rất nhiều “chiêu trò” thu hút bé rồi trong lúc bé hào hứng thì nhanh tay đút thức ăn vào miệng, không nên để bé ăn thụ động mà không có cảm giác như thế bởi bé chỉ ăn vào chứ không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng của thức ăn đâu.

2. Cách giúp bé ăn ngon miệng hơn

Cách 1: Giúp trẻ ăn ngon miệng từ việc trang trí thức ăn

mon-an-dep-mat

Biến thức ăn truyền thống thành hình thù ngộ nghĩnh

Trẻ em thường ăn bằng mắt vì vậy món ăn được trang trí hấp dẫn sẽ kích thích trẻ rất lớn. Thay bằng việc bày biện thức ăn một cách truyền thống thì bạn nên có những biến tấu sáng tạo với những hình thù là lạ mà ngộ nghĩnh. Bạn có thể để trẻ cùng tham gia trong công cuộc chuẩn bị đó cùng với việc giới thiệu ý nghĩa của những món ăn.

Cách 2: Để trẻ đi chợ cùng và tự chọn thực phẩm

tre-bieng-an

Để trẻ đi chợ cùng và tự lựa chọn thực phẩm

Thật thú vị khi bạn rủ trẻ đi siêu thị cùng và hỏi “ con thích ăn món gì?” hoặc “ chúng ta sẽ nấu món gì để khao cả nhà đây?” Như vậy trẻ sẽ vô cùng hứng thú tới bữa ăn và ý thức vai trò của mình trong bữa ăn. Hơn nữa, bữa ăn được coi là thành quả của trẻ nên ắt là trẻ sẽ ăn chúng một cách tích cực nhất.

Cách 3: Đôi khi bốc tay lại làm bé ăn ngon hơn

Với các đồ ăn có thể dùng tay cầm nắm khi ăn như bánh, củ, quả luộc thì bạn hãy để trẻ tự nhiên “bốc” nếu điều đó làm trẻ thích và ăn ngon hơn dưới bộ dạng lem nhem, ngộ nghĩnh. Tuy nhiên, cần chú ý vào từng loại thức ăn và các mẹ nhớ rửa sạch bàn tay nhỏ xíu của trẻ trước khi vào bàn ăn nhé!

Cách 4: Món ăn đa dạng tha hồ để trẻ ăn ngon miệng

Đừng bao giờ bắt bé ngày nào cũng lặp lại những món ăn nhàm chán. Bạn hãy linh hoạt các món trong bữa ăn và nấu đa dạng món với lượng nho nhỏ với màu sắc phong phú. Như vậy đối với bé mỗi lần ngồi vào bàn ăn như một sự khám phá thích thú, bé sẽ dễ dàng ăn ngon miệng hơn nhiều.

Cách 5: Cho trẻ ngồi chung mâm cơm gia đình

gd365_1

Cho trẻ ngồi chung mâm cơm gia đình

Điều này sẽ giúp trẻ vui vẻ, phấn khởi hơn, ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra, khi được ngồi chung mâm cơm với bố mẹ, trẻ sẽ được tập dần các kỹ năng ăn uống như cầm muỗng đũa, biết tự đút ăn, kỹ năng giao tiếp trên bàn ăn cùng với người lớn… Nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị đã chứng minh khi trẻ ăn chung với gia đình trong không khí đầm ấm, trẻ thường ăn được nhiều hơn, phát triển các giác quan và trí não một cách hoàn thiện nhất.

Nguồn: Tổng hợp

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here