Muỗi đốt không chỉ nguy hiểm cho trẻ em

0
1702
Muỗi đốt không chỉ nguy hiểm cho trẻ em

Có nhiều mẹ nghĩ rằng muỗi chỉ là một loài côn trùng nhỏ không đáng ngại. Nếu chẳng may bé bị muỗi đốt, mẹ chỉ cần dùng thuốc trị muỗi đốt cho bé là ổn. Nhưng mẹ ơi, thật ra muỗi bé tí nhưng lại rất nguy hiểm đấy. Muỗi đốt không chỉ nguy hiểm cho trẻ mà còn nguy hại đến cả tính mạng của người lớn đấy. Dưới đây là những căn bệnh nguy hiểm do muỗi gây ra đối với trẻ em và người lớn.

1/ Những căn bệnh nguy hiểm ở trẻ do muỗi gây ra

  • Viêm màng não Nhật Bản

Nằm trong top bệnh do muỗi cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng con người là bệnh viêm màng não Nhật Bản. Bệnh dễ mắc ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt là các trẻ tuổi từ 2 – 6 tuổi. Viêm màng não Nhật Bản có nguy cơ gây tử vong cao, đồng thời để lại các di chứng nặng nề như động kinh, thiểu năng trí tuệ, mất ngôn ngữ… nếu không được chữa trị kịp thời.

Muỗi mang virus gây bệnh viêm màng não truyền bệnh cho người sau khi đốt động vật chứa mầm bệnh. Triệu chứng thường gặp là sốt cao, nhức đầu dữ dội, nôn mửa, cứng cổ, co giật… Trẻ nhỏ có dấu hiệu nôn mửa, thóp phập phồng (nếu còn thóp), khóc không thể dỗ nín hoặc khóc nhiều hơn khi trẻ được bế lên/thay đổi tư thế…

Các bậc phụ huynh nên cho trẻ tiêm phòng vaccine chống viêm não Nhật Bản sớm, đủ liều để trẻ có kháng thể phòng chống bệnh. Nếu nghi ngờ người bệnh bị viêm màng não nên nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được điều trị khẩn cấp.

  • Zika

Virus Zika được tìm thấy đầu tiên ở châu Phi những năm 1940, sau đó lây lan đến Nam, Trung Mỹ, Mexico, vùng Carribean, Đông Nam Á và quần đảo Thái Bình Dương. Bệnh được lây truyền chủ yếu qua vết cắn của muỗi Aedes bị nhiễm. Đối với hầu hết mọi người, các triệu chứng từ virus này đều nhẹ: Sốt, phát ban, đau khớp, đau mắt đỏ và có thể tự khỏi trong vòng một tuần. Tuy nhiên, Zika có thể gây dị tật bẩm sinh, khiến não bị teo nhỏ gây bệnh đầu nhỏ. Bệnh đầu nhỏ khiến trẻ không phát triển đầy đủ, chậm phát triển trí tuệ và các vấn đề khác. Hiện chưa có thuốc đặc hiệu ngăn chặn virus Zika.

Muỗi đốt không chỉ nguy hiểm cho trẻ emZika có thể gây dị tật bẩm sinh, khiến não bị teo nhỏ gây bệnh đầu nhỏ ở trẻ

2/ Những căn bệnh nguy hiểm do muỗi gây ra cho cả người lớn và trẻ

  • Sốt rét

Muỗi cũng là nguyên nhân trung gian lây truyền bệnh sốt rét – căn bệnh có thể cướp đi sinh mạng của người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời. Loài muỗi gây bệnh sốt rét có tên là muỗi Anophen, hút máu của người bệnh có chứa ký sinh trùng sốt rét, sau đó đốt sang người khỏe mạnh, truyền ký sinh trùng và khiến người bị đốt nhiễm bệnh.

Bệnh có các triệu chứng phổ biến là sốt nóng, rét run, nhức đầu, ra nhiều mồ hôi, người mệt mỏi… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi, gầy yếu, gây chậm lớn, kém thông minh… ở trẻ nhỏ, ở phụ nữ mang thai có thể gây sảy thai, đẻ non, biến chứng sinh nở.

Bệnh lây lan nhanh và có nguy cơ bùng phát thành dịch. Do đó, khi có triệu chứng, cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán, xét nghiệm ký sinh trùng trong máu và điều trị khẩn cấp, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Nếu để thành sốt rét ác tính, bệnh có nguy cơ tử vong cao.

  • Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus, sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết là có màu đen, chân và thân có những đốm trắng nên còn có tên gọi là muỗi vằn.

Muỗi đốt không chỉ nguy hiểm cho trẻ em

Sốt xuất huyết lây lan do muỗi vằn

Dịch sốt xuất huyết nghiêm trọng đầu tiên xảy ra ở Philippines và Thái Lan vào những năm 1950. Ngày nay, nó trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhập viện hoặc gây tử vong tại châu Á cùng châu Mỹ Latin.

Sốt xuất huyết xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở nước ta, bệnh xuất hiện nhiều trên khắp cả nước. Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10.

Các triệu chứng của sốt xuất huyết dễ bị nhầm với cúm như sốt cao đột ngột, phát ban, đau sau mắt, đau cơ khớp. Bệnh dễ chuyển biến thành sốt xuất huyết nặng, đe dọa tính mạng bệnh nhân nên cần được điều trị kịp thời.

  • Sốt Chikungunya

Sốt Chikungunya là bệnh do virus Chikungunya lây nhiễm qua trung gian muỗi. WHO ghi nhận, Chikungunya đã xuất hiện tại hơn 60 quốc gia, trở thành mối đe dọa không thể xem thường ở châu Phi, châu Á, Ấn Độ.

Chikungunya dẫn đến sốt, đau cơ khớp nặng, suy nhược, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi và phát ban. Thời gian phát bệnh thường thay đổi, có thể kéo dài hàng tuần và hiện chưa có thuốc chữa. Dù những trường hợp biến chứng khá hiếm gặp, Chikungunya vẫn đủ khả năng gây tử vong, đặc biệt ở người cao tuổi.

  • Sốt vàng

Có khoảng 30.000 người chết vì sốt vàng mỗi năm, 90% tập trung ở châu Phi. Người bị sốt vàng da có biểu hiện vàng mắt, sốt, đau cơ, đau đầu, run rẩy, chán ăn, buồn nôn hoặc nôn. 15% bệnh nhân cảm thấy đang khỏe lên trên thực tế lại rơi vào pha thứ 2 của bệnh, dẫn đến bị đau bụng dưới, chảy máu từ miệng, mũi, mắt, dạ dày, đồng thời mất chức năng thận. Có đến 50% trường hợp bước vào pha 2 sẽ chết trong khoảng 10-14 ngày.

Muỗi đốt không chỉ nguy hiểm cho trẻ em

Có khoảng 30.000 người chết vì sốt vàng mỗi năm

  • Viêm não Murray Valley

Viêm não Murray Valley là căn bệnh chết người do muỗi gây nên, báo Giáo dục cho biết. Mặc dù, đây là căn bệnh hiếm gặp nhưng có thể xảy ra bất cứ khi nào gây tổn thương đến mô não với triệu chứng như nhức đầu, cứng gáy, co giật, buồn ngủ. Hiện Úc là quốc gia có tỷ lệ nhiễm bệnh Viêm não Murray Valley cao nhất thế giới.

3/ Cách phòng chống muỗi

Việc phòng chống muỗi phải bắt đầu từ việc loại bỏ những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển. Mẹ phải luôn đảm bảo dọn dẹp vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để muỗi không còn nơi cư ngụ. Ao hồ, vũng lầy hoặc các vật dụng tù đọng nước chính là môi trường để muỗi sinh sôi. Trung bình chỉ mất khoảng từ 7 đến 10 ngày, trứng sẽ nở thành muỗi. Vì vậy, để hạn chế sự sinh sôi và phát triển của muỗi thì mỗi gia đình nên đậy kín những vật dụng chứa nước, dọn dẹp những vật chứa nước đọng… Đối với cống rãnh, ao hồ nhỏ hoặc nơi có nước tù đọng, nên thêm vào vài giọt dầu hỏa. Ngoài ra, khử trùng môi trường sống thường xuyên cũng góp phần ngăn chặn muỗi sinh sôi. Hơn nữa, mẹ cũng có thể trồng các loại cây có tác dụng đuổi muỗi như húng lủi, húng quế, bạc hà, cây sả, cúc vạn thọ… xung quanh nhà để xua đuổi muỗi.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể chống muỗi hiệu quả hơn bằng cách sử dụng sản phẩm chống muỗi. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dạng thuốc chống muỗi khác nhau nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của gia đình, nhất là trẻ nhỏ thì các bậc phụ huynh nên chọn những sản phẩm kem chống muỗi cho bé đến từ các công ty uy tín.

Muỗi đốt không chỉ nguy hiểm cho trẻ em

Mẹ nên lựa chọn những sản phẩm chống muỗi từ những công ty uy tín

Mẹ thấy đấy, muỗi không phải chỉ là một loài côn trùng nhỏ không đáng quan ngại đâu. Muỗi là trung gian gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm đến cả tính mạng. Vì vậy, để bảo vệ bé yêu và gia đình, mẹ nên chú ý áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi hiệu quả. Ngoài ra, nếu chẳng may bé bị muỗi đốt, mẹ có thể sử dụng các mẹo dân gian hoặc các loại thuốc bôi muỗi đốt ở trẻ em để bé khỏi khó chịu, quấy khóc nhé. Chúc mẹ và gia đình luôn mạnh khỏe.

Nguồn: Tổng hợp

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here