Nguyên liệu làm bánh quan trọng và có thể thay thế

0
314

Khi thực hiện các công thức làm bánh, đôi lúc bạn cần phải thay đổi một số nguyên liệu làm bánh để có thể tạo được những món ăn tuyệt vời hơn nữa và muốn tạo thêm những loại bánh mới hoặc đơn giản cho phù hợp với sở thích của mình.

Tuy nhiên, không phải nguyên liệu nào cũng có thể thay thế được, vì sẽ làm biến đổi cấu trúc của món ăn và ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn nữa đấy. Trong bài viết này, WIN Flavor sẽ chỉ ra những nguyên liệu có thể thay thế và không thể thay thế trong quá trình làm bánh.

Bài viết liên quan: 

nhung-nguyen-lieu-lam-banh-co-the-thay-the-va-khong-the-thay-the

Những nguyên liệu làm bánh có thể thay thế và không thể thay thế
(Nguồn: Unsplash)

1. Vai trò của nguyên liệu làm bánh

Nguyên liệu làm bánh là những thành phần không thể thiếu cho việc chế biến và tạo nên những chiếc bánh đẹp mắt và ngon miệng. Ngoài một số nguyên liệu phổ biến như: bột mì, bột bắp, gạo, trứng, sữa, bơ, đường, sirô, bột khoai lang,…

Các loại bánh khác nhau sẽ yêu cầu dùng thêm những loại nguyên liệu đặc biệt để có thể cho ra sản phẩm đẹp mắt về hình dáng và hấp dẫn về mùi vị.

2. Những cách thay thế nguyên liệu làm bánh

2.1. Thêm nguyên liệu tạo hương vị

Trong các công thức làm bánh, chúng ta luôn bổ sung những nguyên liệu chính tạo ra mùi vị cho món ăn của mình. Tuy nhiên, bạn nên giữ những chuyên liệu chính khi làm bánh và chỉ cần thay đổi một số thành phần có thể tạo ra chiếc bánh thơm ngon tương tự như là: Rượu, gia vị, vỏ chanh, socola, tinh chất vani, tinh dầu thơm,… Vì thế việc tìm nhà cung cấp nguyên liệu làm bánh là vô cùng quan trọng vì nó quyết định chất lượng của bánh.

them-nguyen-lieu-tao-huong-vi-giup-banh-thom-ngon-hon

Thêm nguyên liệu tạo hương vị giúp bánh thơm ngon hơn
(Nguồn: Unsplash)

Những nguyên liệu này sẽ không làm biến đổi kết cấu chiếc bánh của bạn, ngược lại chúng có tác dụng làm cho chiếc bánh có hương vị đậm đà và thơm ngon hơn. Và nên nhớ: mỗi chiếc bánh của bạn chỉ nên có một loại hương vị nhất định, nếu không nó sẽ là một chiếc bánh hương vị không ăn nhập với nhau.

2.2. Giảm chất đường và chất béo

Sử dụng quá nhiều loại dầu và mỡ trong thực phẩm cũng không tốt cho cơ thể. Tốt nhất bạn nên cắt giảm khoảng từ 10 – 15% chất đường và chất béo. Nếu bạn đã quen ăn ngọt thì hãy từ từ cắt giảm dần lượng đường có trong bánh mì.

2.3. Thêm bột ngũ cốc

Bột ngũ cốc có nguồn gốc từ thiên nhiên (lúa mì, yến mạch), vì thế rất tốt cho sức khỏe. Để có chiếc bánh vừa ngon miệng lại bổ dưỡng, bạn nên thay thế khoảng 10 đến 15% lượng tinh bột trong bánh bằng bột yến mạch. Còn nếu bạn là người yêu thích tinh bột thì nên thêm nhiều bột ngũ cốc hơn một chút.

Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc vì giá nguyên liệu làm bánh từ ngũ cốc sẽ cao hơn nhiều so với bột mì thông thường. Ảnh hưởng tới lợi nhuận kinh doanh.

ngu-coc-yen-mach-rat-tot-cho-suc-khoe

Ngũ cốc yến mạch rất tốt cho sức khỏe
(Nguồn: Unsplash)

2.4. Thay thế bơ bằng nguyên liệu thực vật

Bơ từ động vật thường chứa nhiều mỡ, do đó nếu sử dụng nhiều không tốt cho cơ thể. Bạn nên thay thế bơ bằng dầu dừa hoặc bơ thực vật, vừa đảm bảo độ thơm, béo, mà còn đảm bảo tốt cho sức khỏe.

2.5. Thay thế lượng sữa bò

Bạn nên thay thế lượng sữa bò để làm bánh thành sữa chiết xuất từ đậu tương, ngô, yến mạch hay bằng nước cam, chanh,… Các nguyên vật liệu làm bánh này chứa giá trị dinh dưỡng cực cao, hơn nữa chúng cũng có nguồn gốc từ thiên nhiên và rất an toàn.

3. Những nguyên liệu làm bánh không thể thay thế

Trong quá trình sản xuất bánh, nếu bạn cố gắng thay thế những thành phần nguyên liệu không thích hợp sẽ dẫn đến tình trạng bánh dễ hư như: chuyển màu, không nở được, hoặc tệ hơn là bị cháy, thậm chí có thể gây hại cho sức khỏe, điển hình như một số loại:

  • Thay thế một số chất ngọt nhân tạo (siro, mật ong) bằng đường.
  • Thay thế hoặc thêm các thành phần có tính axit như sữa có vị chanh hay quả cam thay cho sữa hoặc nước và ngược lại.
  • Thay thế lượng Gluten. Bột mì có hàm lượng Gluten cao thường được sử dụng để sản xuất những chiếc bánh đòi hỏi sự mềm mại, đàn hồi hơn bánh mỳ, hàm lượng Gluten thấp dành cho bánh bông lan, gato, chiffon. ..
  • Điều đặc biệt: không nên thay thế các chất béo bằng đường, nó sẽ ảnh hưởng kết cấu của bánh, khiến bánh dày và cứng, nở kém.

nhung-nguyen-lieu-lam-banh-khong-the-thay-the

Những nguyên liệu làm bánh không thể thay thế
(Nguồn: Unsplash)

4. Cách bảo quản nguyên liệu làm bánh

Bảo quản nguyên liệu là điều rất quan trọng không chỉ với người bán nguyên liệu làm bánh mà còn đối với người sử dụng. Bởi khí hậu nhiệt đới ở nước ta rất dễ khiến cho nguyên liệu bị ẩm mốc hư hỏng. Dưới đây là một số cách bảo quản nguyên liệu hiệu quả nhất mà bạn nên biết.

4.1. Nguyên liệu khô

Đối với những nguyên liệu khác như bột: bột ngô, bột mì, bột gạo,… hoặc men nở bạn cần phải giữ cho các nguyên liệu này luôn khô ráo hoàn toàn, không để gần các nguồn nước và chỗ ẩm ướt. Bảo quản trong hũ sành, chai nhựa hoặc lọ thuỷ tinh đậy kín và cũng nên thường xuyên kiểm tra xem nguyên liệu có gặp phải vấn đề gì không thì mới dùng.

bao-quan-nguyen-lieu-kho-o-noi-kho-rao-thoang-mat

Bảo quản nguyên liệu khô ở nơi khô ráo, thoáng mát
(Nguồn: Unsplash)

Nếu những loại bột này không được bảo quản tốt sẽ có mối mọt, cách xử lý là mang chúng trải trên một tờ báo rồi phơi ở chỗ có ánh nắng để mọt bỏ đi hết sau đó cho vào rây mịn lại và sử dụng tiếp.

Với những loại bột thường sử dụng như bột tartar, bột mì, baking soda,… bạn nên cho vào bịch nylon nhỏ và giữ kín lại. Ngoài ra, bạn cũng nên dán giấy ghi chú các loại để không nhầm lẫn giữa những loại bột khác.

4.2. Men bánh ngọt (yeast)

Đối với men bánh ngọt, tốt nhất nên giữ ở chỗ mát mẻ khô ráo và tránh ánh nắng trực tiếp. Nếu bạn thường xuyên sử dụng men nên mua loại men có đóng thành gói nhỏ khoảng 15g để dùng cho một lần, nếu dùng hết mới tiếp tục mua nữa. Nếu nhu cầu cao hơn thì nên để men trong các lọ thuỷ tinh lót một miếng giấy ăn sạch lên miệng lọ và đóng nắp chặt lại.

4.3. Đường, bơ, sữa

Đường thì bạn nên bỏ vào lọ nhựa hoặc chai thuỷ tinh sau đó đậy chặt nắp lại là cách an toàn nhất.

Bơ là một loại nguyên liệu làm bánh quen thuộc, nếu bạn mua bơ về để dành dùng dần thì có thể cho bơ vào bao nilon buộc chặt hoặc cho vào túi giấy đậy kín sau đó cất trong ngăn mát tủ lạnh. Bạn cũng có thể bỏ lên ngăn đá khi không dùng chỉ cần đem ra rã đông là có thể sử dụng lại được.

Creamcheese khi sử dụng bạn nên cắt bằng dao hoặc dĩa sạch rồi cuộn chặt lại và bỏ vào ngăn đá tủ lạnh để bảo quản.

bao-quan-creamcheese-dung-cach

Bảo quản creamcheese đúng cách
(Nguồn: Unsplash)

4.4. Các loại kem, sữa tươi

Kem tươi whipping cream hay heavy whipping cream bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh. Trước khi đánh nên bỏ lên ngăn đá khoảng vài phút cho đạt được nhiệt độ thích hợp, để bạn đánh mau bông kem.

Kem tươi topping là loại dành cho trang trí bánh ngọt, loại kem whipping này phải sử dụng rất lâu ngày nên trước khi dùng rã đông ở ngăn đá làm chảy thành nước sau đó mới đổ ra tô rồi đánh bông lên.

Với sữa tươi, nếu bạn mua sữa hộp 1 lít hay nhiều hơn sẽ tiết kiệm được về chi phí nhưng sau khi sử dụng cần uống ngay trong vòng 1 tuần và bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh.

5. Đơn vị cung cấp nguyên liệu, hương liệu uy tín trên thị trường

Bằng sự tận tâm và thấu hiểu, WIN Flavor trở thành nơi bán nguyên liệu làm bánh nổi bật trên thị trường Việt Nam. WIN Flavor chuyên cung cấp các sản phẩm về nguyên liệu và hương liệu với chất lượng tốt nhất, ngoài ra còn hỗ trợ tư vấn nghiên cứu công thức cho doanh nghiệp.

Đây hứa hẹn sẽ trở thành đơn vị cung cấp uy tín đến tay khách hàng. Liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn đang tìm nguồn cung cấp cho doanh nghiệp của mình nhé!

Như vậy, trên đây là tổng hợp những nguyên liệu làm bánh có thể và không thể thay thế được trong các công thức làm bánh mà bạn nên tham khảo. Hy vọng các thông tin trên sẽ có ích cho bạn.

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi WIN Flavor

__________

Bạn đang tìm kiếm hương liệu tự nhiên cao cấp?

Hãy để chúng tôi giúp bạn!

MQ International là công ty cung cấp hương liệu thực phẩm cao cấp, nguyên liệu thực phẩm cao cấp, được sản xuất từ các tập đoàn sản xuất hương liệu, nguyên liệu hàng đầu thế giới. Sản phẩm của chúng tôi bao gồm:

  • Hương thực phẩm tự nhiên
  • Hương thực phẩm mặn
  • Hương thực phẩm ngọt
  • Chiết xuất tự nhiên, chiết xuất dược liệu
  • Collagen thực phẩm – Collagen mỹ phẩm
  • Bột trà: bột trà đen, bột trà xanh, bột matcha, bột trà lài

Ngoài ra, MQ International còn là trung tâm R&D của các công ty F&B tại Việt Nam, hỗ trợ phòng R&D nội bộ giải quyết các vấn đề liên quan đến nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Các đối tác có nhu cầu hợp tác vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ MQ – WIN FLAVOR

Tel: (+84) 28 3724 5191

Hotline: 0909 086 896

Fanpage: https://www.facebook.com/huonglieuthucphamwinflavor

Địa chỉ: HO – 217/14/13, đường số 11, P. Linh Xuân, TP. Thủ Đức, TP. HCM.

RO – R&D Center: 36/8A Nguyễn An Ninh, Kp Nhị Đồng 2, TP. Dĩ An, Bình Dương.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here