Những nguyên tắc “vàng” mẹ nên biết khi bắt đầu cho bé ăn dặm

0
2778
Những nguyên tắc

Ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng để bổ sung dinh dưỡng, tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện của bé. Đây là khoảng thời gian bé làm quen với những hương vị mới ngoài sữa mẹ, giúp bé kích thích sự phát triển của vị giác và sự thèm ăn. Mẹ có thể bổ sung cho bé các loại thức ăn dặm vô cùng đa dạng tùy theo từng khoảng thời gian như bánh ăn dặm, trái cây, thịt, cá… để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé. Dưới đây là các nguyên tắc “vàng” mẹ cần chú ý khi cho bé bắt đầu ăn dặm.

Những nguyên tắc “vàng” mẹ nên biết khi bắt đầu cho bé ăn dặm

Thức ăn cho trẻ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ

Khi mới bắt đầu cho con ăn dặm, các bậc phụ huynh nên sử dụng các loại ngũ cốc/bột sử dụng thành phần chính là sữa. Sau một tuần để bé làm quen với hình thức ăn này, chúng ta sẽ chuyển sang cho bé ăn các loại rau củ được hầm hoặc xay nhuyễn như cà rốt hoặc khoai tây. Tiếp đó, những loại trái cây (như chuối, táo…) xay nhuyễn sẽ được thêm vào thực đơn ăn dặm. Tuy nhiên cha mẹ cần đảm bảo rằng thức ăn phải được xay thật nhuyễn mịn để phòng trường hợp bé bị nghẹn hoặc nghiêm trọng hơn sẽ dẫn tới nôn mửa. Khi khả năng nhai của bé tốt hơn, mẹ có thể chế biến thực phẩm hoặc chọn bánh ăn dặm cho bé cứng hơn.

Thức ăn cho trẻ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ

Khi con bạn đã quen với những thức ăn mềm, hãy cho bé thử một ít phô mai, một lát chuối… để bé ăn bằng tay và nếm hương vị. Một khi cảm thấy bé nhai tốt hơn, cha mẹ hãy cho bé thử những loại thức ăn cứng như dưa chuột, táo hay bánh cho bé ăn dặm. Với cách ăn dặm từ cơ bản này, khả năng tiêu hóa của bé sẽ dần hoàn thiện. Cùng với đó, trẻ sẽ dễ dàng tiếp nhận những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn như thịt bò, gà hoặc cá.

Cho trẻ làm quen với một loại thức ăn trong 3 -5 ngày

Đây là phương pháp để mẹ phát hiện xem bé có bị dị ứng với thực phẩm hay không. Sau thời gian từ 3 đến 5 ngày nếu bé không bị rối loạn tiêu hoá hay phát ban… thì mới bắt đầu cho trẻ tập ăn loại thức ăn khác.

Cho trẻ làm quen với một loại thức ăn trong 3 -5 ngày

Ngoài ra, khi cho bé ăn mẹ cũng nên chú ý quan sát xem bé thích hay không thích món ăn này để có sự thay đổi thực đơn sao cho phù hợp với khẩu vị của trẻ. Mẹ cũng nên lựa chọn bánh cho bé ăn dặm với hương vị khác nhau để kích thích vị giác và biết được bé yêu thích hương vị nào.

Cân đối các nhóm thực phẩm ăn dặm cho trẻ

Mỗi khẩu phần ăn cho trẻ các mẹ cần kết hợp 4 nhóm thực phẩm sau: Nhóm tinh bột bao gồm: gạo, bún, phở, ngô, khoai, bột mỳ, bánh mỳ… Nhóm đạm gồm: sữa, thịt, trứng, cá, tôm, các loại đậu… Nhóm chất béo: dầu, mỡ, bơ, các loại hạt chứa dầu. Nhóm cung cấp vitamin và khoáng chất gồm: rau xanh, các loại củ và trái cây. Dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm phải chia theo tỷ lệ thật hợp lý để đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển. Khi mẹ không có thời gian chế biến thực phẩm và cho bé ăn dặm bằng bánh ăn dặm, mẹ phải đảm bảo lựa chọn bánh có thành phần dinh dưỡng hợp lý và bổ sung chất vào bữa ăn sau cho bé.

Cân đối các nhóm thực phẩm ăn dặm cho trẻ

Không nên “dụ” trẻ ăn với điện thoại, đồ chơi

Điều này sẽ khiến trẻ sao nhãng. Khi trẻ đói, trẻ sẽ ăn vì đó là nhu cầu và bản năng sống. Khi trẻ no, trẻ sẽ dừng lại. Việc tập thói quen vừa ăn vừa sao nhãng chuyện khác sẽ khiến trẻ không có hứng thú khám phá, thưởng thức món ăn, màu sắc, mùi vị hay độ thô của thức ăn, dần dần sẽ dẫn đến chứng biếng ăn sau này dù cho món ăn, trái cây hay bánh ăn dặm.

Hãy để trẻ tự ăn

Nhiều cha mẹ cho rằng, trẻ tự ăn sẽ không ăn được nhiều và sẽ thiếu chất. Thực ra đến khoảng 8 tháng tuổi, trẻ có thể tự bốc ăn. Dù chưa có răng nhưng trẻ vẫn có thể nhai và cắn bằng nướu (giống người già rụng răng). Nếu cắn miếng quá to, trẻ sẽ nhả ra và tự biết cách cắn miếng nhỏ hơn để có thể nhai được.

Hãy để trẻ tự ăn

Mẹ nên theo dõi đáp ứng của trẻ để kết hợp việc cho trẻ ăn thức ăn thô và thức ăn nghiền để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết. Và nhớ rằng, đừng để đến khi trẻ đủ răng mới cho ăn thức ăn thô, lúc đó đã quá muộn, trẻ sẽ quen với việc nuốt thay vì nhai thức ăn.

Giai đoạn cho trẻ ăn dặm rất quan trọng, mẹ cần đảm báo các nguyên tắc trên. Bên cạnh đó, khi không có thời gian để chế biến thức ăn cho bé ăn dặm, mẹ có thể lựa chọn các loại bánh ăn dặm cho bé an toàn và đầy đủ dinh dưỡng. Bánh ăn dặm Apple Monkey – Thương hiệu nổi tiếng của Thái Lan với các sản phẩm thức ăn được làm từ 100% thành phần hữu cơ được cung cấp bới Earthmama là lựa chọn hoàn hảo cho mẹ và bé.

Bánh ngón tay gluten free vị cà rốt

Với những ưu điểm không Gluten, không sữa, không đậu nành, không đậu phộng, ít đường và phù hợp cho trẻ dị ứng với sữa bò, sữa công thức, đậu phộng… bánh ngón tay gluten free vị cà rốt là lựa chọn thông minh của mọi bà mẹ cho sự phát triển của bé yêu.

Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.

Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.

 

Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé

Xem thêm các chủ đề:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here