Khi mang thai, cơ thể các mẹ bầu sẽ có những thay đổi khác nhau như mệt mỏi, đau đầu, khó tiêu, buồn nôn, da bị chảy xệ,… Hãy cùng tìm hiểu các vấn đề thường gặp khi mang thai để đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất mẹ nhé.
Những vấn đề thường gặp khi mang thai
1/ Thèm ăn hay chán ghét một (hoặc nhiều) thức ăn
Ngoài những cách dưỡng da cho bà bầu, thì những giai đoạn đầu thai kỳ, bà bầu cực kì thèm ăn hoặc ghét một số món đặc biệt nào đó.
Đó là dấu hiệu của chứng ốm nghén, thường bắt đầu từ tháng thứ 2 đến cuối tháng thứ 3 của thai kỳ. Có người ốm nghén sớm hoặc muộn hơn. Có người vừa mang thai đã nghén và hiện tượng này kéo dài cho đến khi sinh. Nghén khiến bà mẹ không ăn uống được và nôn mửa nhiều. Hiện tượng sinh lý này thường tự khỏi mà không cần điều trị. Thai phụ vẫn có thể làm giảm sự khó chịu bằng các biện pháp sau:
- Tránh không để đói nhưng đừng ăn quá no. Đói làm hạ đường máu và khiến thai phụ dễ nôn mửa hơn. Nên ăn từ khi sáng sớm và lúc nào cũng nên ăn hoặc ngậm lặt vặt một thứ gì đó. Khi có cảm giác rất thèm thứ đồ ăn nào, cũng không nên ăn nhiều một lần, chỉ nên ăn từng tí một, chia làm nhiều lần.
- Tránh dùng thức ăn khó tiêu, ăn nhiều rau sạch và trái cây tươi.
- Nên chia 3 bữa chính thành 6-7 lần ăn. Điều này giúp thai phụ dễ tiêu hóa, không có cảm giác no hơi, chán ăn.
Nếu nôn mửa quá nhiều, nên đến các trung tâm y tế để truyền dịch nhằm bù nước hoặc uống thuốc chống nôn.
2/ Rối loạn tiêu hóa
Trong suốt thai kỳ, sản phụ thường bị táo bón, ăn không tiêu, dễ tiêu chảy. Nên dự phòng bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây, giữ vệ sinh thực phẩm. Điều này cũng hỗ trợ ngăn ngừa rạn da khi mang thai hiệu quả.
Rối loạn tiêu hóa thường gặp khi mang thai
3/ Rối loạn tiết niệu
Vào những tháng cuối của thai kỳ, các bà mẹ thường đi tiểu nhiều lần. Nguyên nhân là tử cung lớn lên, chèn ép bàng quang. Đồng thời, dưới tác dụng của chất nội tiết thai nghén, nước tiểu được bài tiết nhiều hơn. Gần đến ngày sinh, thai nhi (nhất là phần đầu) sẽ lọt vào tiểu khung của người mẹ, chèn ép vào bàng quang khiến người mẹ cảm thấy buồn đi tiểu suốt ngày.
4/ Tăng cân
Trong 3 tháng đầu tiên, do nghén nên thai phụ có thể không tăng cân, thậm chí tụt cân. Sau 3 tháng, do đã hết nghén, cơ thể thích hợp dần với việc mang thai nên thai phụ bắt đầu tăng cân. Lượng tăng cân trung bình cho toàn bộ thai kỳ là 12-13 kg. Nếu tăng cân ít, thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân; người mẹ không dự trữ đủ năng lượng cho bản thân khi sinh và không đủ sữa cho con bú. Nhưng nếu tăng cân quá nhiều, sản phụ sẽ khó sinh và dễ bị béo phì sau khi sinh.
Rạn da khi mang thai chính là do mẹ bị tăng cân
5/ Cảm cúm
Khi có thai, người mẹ phải tránh tiếp xúc với những người bị cảm cúm. Nếu mắc bệnh, nên đi khám ngay, không tự ý dùng thuốc kẻo gây nguy hiểm cho thai nhi.
6/ Những thay đổi bất thường
Ra máu âm đạo, ra nước (có thể do vỡ ối), ra nhiều khí hư ngứa rát, có mùi chua; nhiễm nấm, đau bụng… Khi có các hiện tượng trên, thai phụ cũng cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.
Về việc giao hợp, nên nhẹ nhàng và ít thường xuyên hơn. Không nên giao hợp vào tháng cuối thai kỳ để tránh vỡ ối non, nhiễm trùng. Đối với bà mẹ có tiền căn sẩy thai, cần tránh giao hợp trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Những thay đổi bất thường sẽ xuất hiện khi mẹ mang thai
Ngoài ra, rạn da cũng là tình trạng mà 90% mẹ bầu nào cũng bị, chính vì vậy mẹ bầu cần có cách chăm sóc da khi mang thai hợp lý để phòng chống và ngăn ngừa rạn da hiệu quả.
Đó là một số vấn đề mà khi mang thai mẹ bầu thường gặp phải, hãy điều chỉnh chế độ ăn uống, cách sinh hoạt và chăm sóc bản thân hằng ngày để có một thai kỳ khỏe mạnh mẹ nhé.