Phát hiện sớm ung thư máu

0
14497

Khi cơ thể xuất hiện một số biểu hiện như mệt mỏi, chảy máu bất kỳ nơi đâu; nhiễm trùng ở các vùng khác nhau bạn nên đi khám tổng thể, làm xét nghiệm máu nhằm phát hiện ung thư máu sớm.

ss
Bác sĩ Lim ZiYi

Bác sĩ Lim ZiYi, chuyên gia trong lĩnh vực ung thư huyết học và cấy ghép tế bào gốc tạo máu thuộc Trung tâm ung thư Parkway (PCC) tư vấn.

Ung thư liên quan gen và lão hóa

– Bác sĩ có thể cho biết ung thư máu ở người lớn thường có những dạng nào?

Ung thư máu có 3 dạng. Đó là, ung thư máu ở dạng bạch cầu cấp (Leukemia cấp), ung thư máu ở các hạch bạch huyết (Lymphoma) và ung thư liên quan đến tủy xương (Myeloma).

– Những đối tượng và độ tuổi nào ở người lớn dễ mắc ung thư máu nhất?

Ung thư máu thường không có liên quan đến lứa tuổi già hay trẻ, lớn hay bé. Nhưng đặc biệt là có loại ung thư máu liên quan đến bạch cầu Leukemia cấp ác tính thường diễn ra ở người lớn tuổi nhiều hơn. Vì có liên quan đến gene và quá trình lão hóa do bản thân có thể làm thay đổi quá trình phân chia tế bào.

– Nguyên nhân gây ung thư máu có liên quan đến các chất bảo quản trong thực phẩm hay hóa chất trong đồ gia dụng không, thưa bác sĩ?

Nguyên nhân gây bệnh này có thể do một số loại đồ ăn nhất định chứa chất bảo quản, do thịt, do chất phóng xạ như vụ bom nguyên tử Hiroshima ở Nhật, do sử dụng và ở môi trường hóa chất độc hại làm cho nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn, thêm nữa là do gene di truyền của gia đình… Ung thư máu không liên quan đến hóa chất trong đồ gia dụng dùng hàng ngày.

so-luoc-benh-bach-cau-cap
– Biểu hiện thường thấy nhất dẫn đến ung thư máu là gì?

Biểu hiện lâm sàng của ung thư máu thường không rõ ràng, nhưng có một số biểu hiện chung là: mệt mỏi do hồng hầu cầu thấp; chảy máu bất kỳ nơi đâu; nhiễm trùng ở các vùng khác nhau trên cơ thể. Hay bệnh nhân có thể phát hiện ra ung thư máu trong quá trình đi khám tổng thể khi làm xét nghiệm máu thấy hồng cầu trong cơ thể thiếu máu. Nhưng nhiều người thì lại không có biểu hiện gì.

Phương pháp điều trị tiên tiến

– Bác sĩ có thể cho biết, hiện nay PCC chọn phương pháp nào để điều trị ung thư máu cho bệnh nhân?

Phương pháp điều trị của PCC là tổng thể, toàn diện. Đầu tiên phải chẩn đoán nhanh và chính xác để xác định bệnh đang ở giai đoạn, cấp độ nào. Bởi, mỗi cấp độ khác nhau sẽ có hướng điều trị phù hợp.

Với trường hợp ung thư máu không tiến triển, bác sĩ chỉ cần điều trị bằng cách uống thuốc, tiêm và điều trị ngoại trú theo quy trình. Còn đối với bệnh nhân bị Leukemia hay đa u tủy xương hiện nay cũng có thể điều trị ngoại trú như đến phòng khám để truyền một vài lần sau đó có thể dừng. Riêng dạng bạch cầu cấp, là ung thư máu tiến triển, nên cần điều trị nội trú. Bởi họ cần phải đưa lượng hóa chất vào cơ thể nhiều hơn.

Trong quá trình điều trị có thể phải cấy ghép tủy xương. Nhìn chung, khi điều trị sẽ có đội ngũ bác sĩ thực hiệm nhiệm vụ điều trị, cấy ghép cũng như nhóm bác sĩ chăm sóc và chuyên gia dinh dưỡng riêng…

– Bác sĩ có thể thông tin về việc cấy ghép tủy xương cũng như tỉ lệ thành công của phương pháp này?

Đầu tiên là cấy ghép tủy xương tự thân, tức lấy tủy xương của chính bệnh nhân để cấy ghép cho bệnh nhân. Cách này dành cho bệnh nhân bị ung thư máu ở các hạch bạch huyết và đa u tủy xương. Tỷ lệ biến chứng dưới 2%, bệnh nhân phải nằm theo dõi ở bệnh viện khoảng 21 ngày. Tôi không nói là chữa khỏi hoàn toàn nhưng nó có thể kiểm soát bệnh rất tốt.

Cấy ghép tủy xương vị là lấy tủy xương từ người thân do anh em, họ hàng, bố mẹ trong gia đình, hoặc người không có quan hệ thân thích về huyết thống. Với những bệnh nhân bị ung thư tủy xương và bạch cầu cấp – thời gian nằm viện dài hơn từ 3-4 tuần. Tỉ lệ thành công phụ thuộc vào thời gian phát hiện bệnh sớm hay muộn. Trung bình người bệnh qua được một năm là 60-70%.

Điều trị ngay lần khám đầu tiên

– Sau khi cấy ghép tủy xương, quá trình dùng thuốc diễn ra trong bao lâu?

Cấy ghép tủy xương tự thân khá an toàn nên thời gian dùng thuốc sau cấy ghép khoảng 2-3 tháng. Còn trường hợp cấy ghép do người hiền tặng thường có tỷ lệ đào thải và viêm nhiễm cao hơn, nên dùng thuốc chống thải ghép khoảng 3 tháng, kháng sinh chống nhiễm trùng khoảng 1 năm.

– Tỷ lệ bệnh nhân bị tái phát sau khi ghép thành công tủy xương?
Tùy thuộc vào thực trạng của bệnh. Trung bình bệnh nhân bị tái phát dao động từ 10-15% sau khi ghép thành công. Trước đây rất khó khăn, nhưng giờ có nhiều loại thuốc bổ trợ hoặc lấy tế bào gốc của người hiến bơm trực tiếp vào bệnh nhân để đẩy hệ miễn dịch lên. Cũng có người phải ghép lại nhưng không nhiều.

– Xin cảm ơn bác sĩ!

Nguồn: vietnamnet.vn

Xem thêm:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here