Sự thật về cơn căng tức ngực khi mang thai dành cho mẹ bầu

0
852

Căng tức ngực khi mang thai là một trình trạng sức khỏe thường thấy ở các mẹ bầu. Nguyên nhân chính do đây là giai đoạn cơ thể có nhiều sự thay đổi, đặc biệt ở vùng ngực khi bộ phận này bắt đầu thay đổi kích thước khi các tuyến sữa và mô mỡ phát triển.

Đây là một triệu chứng bình thường có thể gặp ở hầu hết mẹ bầu, tuy nhiên, mẹ cũng cần theo dõi kỹ lưỡng các cơn đau của mình vì đau tức ngực trong thai kỳ đôi khi cũng bắt nguồn từ những bệnh lý không lành tính.

Bài viết liên quan: 

cac-van-de-xoay-quanh-viec-cang-tuc-nguc-khi-mang-thai-ma-me-can-chu-y-earthmama

Các vấn đề xoay quanh việc căng tức ngực khi mang thai mà mẹ cần chú ý

1. Do đâu mà mẹ bị đau tức ngực khi mang thai

Triệu chứng đau, tức ngực này xảy ra do sự thay đổi và mất cân bằng của hormone trong cơ thể mẹ, được nhắc đến nhiều nhất là hormone progesterone và hormone estrogen. Bên cạnh đó, lượng máu đổ lên ngực trong giai đoạn này cũng làm mẹ cảm thấy khó chịu.

Mặc dù đây là triệu chứng thường gặp nhưng mẹ không được lơ là mà cần chú ý quan sát các cơn đau của mình. Nếu các cơn đau có vẻ bất thường, không chỉ dừng ở vùng ngực mà lan sang các vị trí khác, mẹ cảm thấy chóng mặt, sốt thì cần phải đến bệnh viện kiểm tra sớm nhất.

Mẹ sẽ thường cảm thấy căng tức ngực khi mới mang thai (tuần thứ 4 đến tuần thứ sáu), có thể kéo dài trong 2 đến 3 tháng đầu thai kỳ, sau đó giãn bớt. Cơn đau cũng bắt đầu trở lại khi mẹ bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ (tháng 8, 9).

Các cơn đau tức ngực sẽ xuất vào những tháng đầu và cuối thai kỳ

1.1. Nguyên nhân thông thường

Mẹ cần nắm các nguyên nhân dưới đây để có thể quan sát các cơn đau của mình khi nó diễn ra, bên cạnh đó cũng giảm được tình trạng lo âu, căng thẳng. Các nguyên nhân không phải bệnh lý, dẫn đến tình trạng bị căng tức ngực khi mang thai ở mẹ bầu là: 

  • Thay đổi kích thước bầu ngực – căng cơ

Một trong những thay đổi rõ rệt và dễ nhìn thấy nhất ở mẹ bầu là sự thay đổi khuôn ngực khi mang thai. Những thay đổi này diễn ra làm cho các khớp, cơ xung quanh bị đau tức, khó chịu.

  • Sự thay đổi của các hormone và lượng máu

Trong giai đoạn mang thai, cơ thể sẽ đưa một lượng máu nhiều hơn đến vùng bụng và ngực để nuôi thai nhi và hỗ trợ cho những thay đổi tại vùng ngực của mẹ. Điều này sẽ khiến cho ngực bị ngứa râm ran, da căng ra.

  • Sự phát triển của em bé trong bụng mẹ

Đi kèm với sự phát triển của con, kích thước của em bé sẽ lớn dần lên trong bụng mẹ làm gia tăng các áp lực lên hầu hết các bộ phận lân cận như cơ hoành, xương sườn, bên cạnh đó là dạ dày, bao tử. Từ đó cũng gây ra các vấn đề về hệ tiêu hóa khác.

Sự phát triển khỏe mạnh của em bé có thể mang lại cho mẹ niềm vui, những cũng mang lại tác động đến sức khỏe, thể trạng của mẹ

  • Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh các yếu tố trên, mẹ còn có thể bị đau tức ngực do căng thẳng, lo âu và áp lực trong giai đoạn này. Do đó, mẹ hãy giữ cho bình trạng thái bình ổn, nhẹ nhàng cũng như giải tỏa những lo âu, căng thẳng với người thân, giúp cho quá trình mang thai diễn ra nhẹ nhàng hơn.

Bên cạnh hiện tượng căng tức ngực khi mang thai, mẹ còn đi qua các vấn đề sức khỏe khác như: ợ nóng, khó tiêu, táo bón, xì hơi, đầy bụng, các vấn đề lưng, tĩnh mạch chân, mệt mỏi,…

Xem thêm: 

1.2. Nguyên nhân bệnh lý

Việc theo dõi các biểu hiện của cơ thể khi mang thai cũng như cập nhật, mô tả lại các cơn đau của mình cho bác sĩ khi đi khám định kỳ sẽ giúp mẹ hiểu được nguyên nhân gây ra căng tức ngực khi mang thai. Từ đó, có thể nắm bắt sớm các nguyên nhân bệnh lý và có giải pháp can thiệp kịp thời.

Ngực là một bộ phận ở gần tim, do đó các cơn đau ở hai bộ phận này có thể bị nhầm lẫn với nhau. Đặc biệt khi mang thai, áp lực máu và các cơ tại khu vực này có sự thay đổi lớn.

Đau tức ngực có thể xảy ra do các nguyên nhân thông thường khi mang thai và từ các bệnh lý nghiêm trọng

  • Hội chứng nghẽn mạch máu (DVT)

Tắc nghẽn mạch máu là hiện tượng máu bị đông đặc trong tĩnh mạch phổi. Đây là bệnh lý nguy hiểm cần được mẹ đặc biệt quan tâm. Hiện tượng tắc nghẽn động mạch diễn ra với các cơn đau tức ngực (đặc biệt xấu hơn khi bạn cố gắng hít thở sâu, tim đập nhanh hơn).

  • Nhồi máu cơ tim

Nếu các cơn đau diễn ra tập trung ở phía ngực trái, đi kèm với đau đầu, khó thở, tê bì chân tay hay đổ mồ hôi lạnh có thể là những cảnh báo của bệnh nhồi máu cơ tim. Thường gặp ở phụ nữ có tiền sử tiểu đường, sử dụng các chất kích thích hoặc mang thai muộn (ngoài 40).

  • Các biểu hiện bệnh lý liên quan đến tim

Các đơn đau thắt ngực bất thường có thể bộc phát do bị phình động mạch vành – một bệnh lý liên quan đến tim. Thường xảy ra phổ biến vào những ngày cuối thai kỳ hoặc sau khi sinh.

Bên cạnh đó, các biến chứng của thai kỳ do những kích thích, lo lắng và căng thẳng có thể gây những tác động xấu lên hệ tim mạch.

  • Các nguyên nhân bệnh lý khác

Các nguyên nhân bệnh lý khác có thể gây đau tức vùng ngực (mẹ cũng cần thông báo với bác sĩ về tiền sử bệnh nền của mình): Bóc tách động mạch chủ (do rách thành động mạch chủ, dẫn đến vỡ động mạch), hen suyễn, các bệnh về phổi, huyết áp,…

Thường xuyên thăm khám thai kỳ giúp mẹ luôn cập nhật kịp thời các diễn biến thai kỳ cho bác sĩ để được chẩn đoán

2. Các triệu chứng đau ngực khi mang thai

Mẹ có thể cảm nhận các cơn đau tức ngực do thai kỳ với các biểu hiện như:

  • Ngứa râm ran quanh đầu ngực.
  • Xuất hiện các gai gạo quanh đầu ngực sờ vào thấy đau.
  • Căng tức bầu ngực, ngũ hoa trở nên lớn và sậm màu hơn.
  • Cơn đau có thể bị nhầm thành đau tức ngực ở kỳ kinh nguyệt, nhưng đau do thai kỳ sẽ kéo dài hơn.

3. Bị căng tức ngực khi mang thai có nguy hiểm không?

Bị căng tức vùng ngực khi mang thai là một biểu hiện sức khỏe có thể xuất hiện ở tất cả những ai đang trong quá trình bắt đầu làm mẹ.

Do đó, có thể nói đây là một triệu chứng không có hại trong thời kỳ mang thai (bỏ qua yếu tố là khiến cho mẹ không thoải mái, khó chịu với cơn đau tức ngực kéo dài). Tuy nhiên, để nắm bắt kịp thời và loại trừ các tác nhân gây nguy hiểm mẹ cần chú ý theo dõi để có thể phân biệt các cơn đau bình thường và bất thường.

3.1 Đau ngực khi mang thai như thế nào là bình thường?

Các triệu chứng đau tức ngực thông thường khi mang thai thường không có quá nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới thể trạng của mẹ

Bên cạnh biểu hiện của cơn đau tức vùng ngực do mang thai được liệt kê ở trên, một số các cơn đau, triệu chứng mà hầu hết mẹ bầu có thể gặp phải là:

  • Mệt mỏi, nhức đầu (Do thiếu máu, chất dinh dưỡng để nuôi em bé).
  • Nghén, buồn nôn, nôn khan (có thể đi kèm với đau bụng).
  • Chảy máu, sưng nướu trong quá trình mang thai.
  • Táo bón, tiêu chảy, khó tiêu.
  • Đau lưng, chuột rút, co thắt cơ tử cung.
  • Sưng, phù nề hai bàn chân.

Xem thêm: Tại sao mẹ bầu thường bị đau bụng dưới khi mang thai?

3.2 Đau ngực khi mang thai như thế nào là bất bình thường

Nếu cơn đau tức ngực có kèm theo các hiện tượng dưới đây, mẹ cần thông báo và kiểm tra lại với bác sĩ:

  • Đau ngực kèm các cơn khó thở, hơi nông, ho.
  • Cơn đau lan xuống cánh tay, làm cho người mệt mỏi, bủn rủn.
  • Đổ mồ hôi nóng lạnh, chóng mặt thường xuyên.
  • Mờ mắt, ngất xỉu, khó thở cực độ.
  • Tăng cân bất thường.
  • Sưng, phù ở mắt cá chân (một bên).
  • Nhịp tim nhanh, làm mệt.
  • Tần suất đi tiểu giảm xuống, nước tiểu sẫm màu.

Nếu xuất hiện các triệu chứng đau mỏi, mệt cực độ, mẹ cần đặc biệt chú ý và đến gặp bác sĩ

Xem thêm: Bí quyết giữ vùng kín khỏe mạnh khi mang thai và sau sinh

4. Cách nào giúp làm dịu tình trạng căng tức ngực khi mang thai?

Khi đã được các bác sĩ kết luận, chẩn đoán về cơn đau là do các vấn đề thay đổi bên trong cơ thể, hoàn toàn an toàn với mẹ và bé, mẹ có thể tham khảo và áp dụng các giải pháp dưới đây.

4.1 Cải thiện các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa:

  • Không nằm ngay sau khi ăn xong.
  • Chia nhỏ các bữa ăn nhỏ, các bữa chính và phụ trong ngày.
  • Bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cho cơ thể với chế độ ăn lành mạnh
  • Tránh các món ăn nhiều dầu mỡ, cay, nóng và các các chất kích thích như rượu, bia, cà phê.
  • Uống trà gừng để xoa dịu các cơn buồn nôn.

Tập các động tác yoga dành riêng cho mẹ bầu sẽ giúp mẹ cảm thấy vui, khỏe, giảm căng tức ngực khi mang thai.

4.2 Chú ý đến các hoạt động trong ngày như:

  • Nằm đệm với gối được kê cao, giúp làm giảm áp lực phổi khi nằm.
  • Mặc các loại áo ngực và quần lót dành riêng cho mẹ bầu, áo ngực thoải mái và không có gọng.
  • Giảm, loại bỏ các công việc, vận động mạnh.
  • Tập thiền, yoga cho mẹ bầu, nghe nhạc và thư giãn.
  • Tư thế đứng và ngồi cần thẳng, hạn chế tì/tựa vào tường để phổi có không gian để hoạt động. Việc đứng, ngồi, nằm sai tư thế có thể làm ngực căng tức khi mang thai

4.3 Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ mẹ bầu một cách khoa học, an toàn:

  • Miếng lót thấm sữa

Miếng lót thấm sữa giúp mẹ thấm được lượng sữa, dịch tiết ra từ ngực trong quá trình mang thai. Với thiết kế vừa vặn, mỏng nhẹ và mềm mại nhằm mang lại cảm giác thoải mái khi sử dụng.

Miếng lót thấm sữa giữ cho mẹ sự khô thoáng, sạch sẽ.

Xem sản phẩm: Miếng lót thấm sữa

  • Kem massage Bio Mama 

Kem massage Bio Mama giúp làm giảm tình trạng ngực đau khi mang thai, và cho bé bú. Ngăn ngừa rạn nứt đầu ti do khô da, tăng sự đàn hồi và săn chắc của đầu ti.

Kem được sản xuất tại Ý, được Earthmama nhập khẩu trực tiếp về Việt Nam. Là sản phẩm thiên nhiên 1-00% hữu cơ, an toàn cho làn da của mẹ và bé sơ sinh. 

  • Lược thông tia sữa

Lược thông tia sữa được các bác sĩ bệnh viện quốc gia Đài Loan giúp mẹ bầu giảm tình trạng căng đau, tức ngực do tắc tia sữa.

Xem Hướng dẫn sử dụng và lược massage thông tia sữa cho mẹ.

4.4. Cải thiện các vấn đề về tâm lý mẹ bầu:

  • Thăm khám bác sĩ định kỳ, cập nhật triệu chứng căng tức ngực khi mang thai với bác sĩ để được chẩn đoán, từ đó làm giảm các lo lắng, áp lực không đáng có.
  • Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng để giảm cảm giác tù túng, mệt mỏi và nặng nề khi có thai.

Tham gia các hoạt động nhẹ nhàng ngoài trời giúp tâm lý của mẹ thoải mái hơn

Hy vọng qua bài viết này, mẹ có thể tìm kiếm được các thông tin và sản phẩm cần thiết để hỗ trợ cho quá trình mang thai của mình. Hãy tham gia cộng đồng mẹ bỉm sữa của Earthmama để được giải đáp những lo lắng, thắc mắc về tình trạng căng tức ngực khi mang thai. 

Từ đó, mẹ cũng giải tỏa được những căng thẳng, áp lực trong tình trạng thai kỳ, để quá trình làm mẹ của mẹ có thể diễn ra suôn sẻ hơn!

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Earthmama.

—————-

Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.

Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.

Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here