Tiếp thị trò chơi giúp doanh nghiệp thu hút và duy trì khách hàng trung thành bằng cách tạo ra trải nghiệm thú vị qua tương tác. Cùng Woay tìm hiểu về tầm quan trọng của thiết kế game cho Marketing mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần biết.
Bài viết liên quan:
- Từ A đến Z cách biến Mini game thành một “vũ khí” Marketing hữu dụng
- Thiết kế minigame: Cửa hàng chăm sóc thú cưng
- 5 bước đơn giản để tạo minigame vòng quay may mắn cùng Woay
Game trong marketing giúp thu hút và duy trì khách hàng
(Nguồn: Freepik)
1. Các yếu tố không nên bỏ qua để thiết kế game cho marketing thu hút
1.1 Điểm số
Trong các trò chơi, điểm số là thành phần không thể thiếu giúp ghi nhận thành tích của người chơi. Người dùng nhận được điểm mỗi khi họ thắng trò chơi hoặc nạp tiền để mua điểm thưởng. Điểm được sử dụng để đổi các vật phẩm trong game. Việc sử dụng điểm giúp kích thích người chơi tham gia tích điểm đổi quà. Ví dụ như tích điểm đổi vật phẩm trong game Liên Minh Huyền Thoại, Biệt đội săn quà dựa trên số điểm của InfoQ hay minigame nuôi heo đất tích xu đổi quà của zalopay,…
1.2 Huy hiệu
Huy hiệu là một hình thức công nhận cố gắng và khen ngợi dành tặng cho khách hàng khi họ đạt được một cột mốc nhất định trong trò chơi. Với những người thích được công nhận, thích được khen thì đây sẽ là yếu tố thu hút họ.
Grammarly là ví dụ điển hình về các dạng huy hiệu. Để tạo động lực và duy trì quá trình sử dụng của người dùng, Grammarly đã thiết kế các huy hiệu ở từng khoảng thời gian. Việc đạt được nhiều huy hiệu là dấu hiệu cho thấy bạn đã cải thiện khả năng như thế nào.
Ghi nhận thành tích của người chơi qua các dạng huy hiệu của Grammarly
(Nguồn: prototypr.io)
1.3 Cấp độ
Các cấp độ trên và dưới được phân phối trong hệ thống trò chơi để giải quyết cảm giác ham thành tích của khách hàng bằng cách cung cấp nhiều phần thưởng cho các cấp bậc cao hơn. Ở cấp độ thấp, bạn chỉ cần bỏ chút công sức là có thể vượt qua nhưng khi càng lên các cấp cao hơn, người chơi cần nỗ lực nhiều hơn để đạt được phần thưởng.
Xem thêm: Từ A đến Z cách biến Mini game thành một “vũ khí” Marketing hữu dụng
1.4 Bảng xếp hạng
Bảng xếp hạng là một hệ thống phân cấp chiến tích của khách hàng dựa trên điểm khi họ tham gia vào các chủ đề, thử thách và nhiệm vụ của game trong marketing trong một khoảng thời gian để khuyến khích sự tranh đua.
Bảng xếp hạng người chơi giúp kích thích sự tranh đua
(Nguồn: Freepik)
1.5 Thời gian đếm ngược
Điều này thách thức người chơi hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian nhất định. Áp lực tạo ra kim cương, việc tạo ra sức ép về thời gian sẽ kích thích người chơi chạy đua với thời gian, khiến trò chơi ngày càng thú vị và hấp dẫn hơn.
1.6 Tiến độ thời gian
Nhờ việc thiết kế game có tiến độ thời gian, doanh nghiệp biết được tiến trình của khách hàng để đạt được cấp độ tiếp theo và theo dõi được tiến độ phản hồi của khách hàng, đồng thời, khách hàng cũng biết được tiến trình của mình và cân đối được nỗ lực bỏ ra để tự tạo động lực cho bản thân.
Yếu tố thời gian giúp người chơi biết được mình đang ở mức nào và cần tăng tốc như thế nào để nhanh tới đích
(Nguồn: Riseapps)
2. Lợi ích của việc xây dựng game cho marketing
2.1. Thu thập thông tin người dùng
Thu thập dữ liệu khách hàng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các doanh nghiệp để thực hiện các chiến dịch chăm sóc khách hàng và tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của mình hiệu quả hơn.
Người dùng thích được giải trí và nhận quà bằng việc điền thông tin dự thưởng. Bằng việc này, bạn có thể thu thập được một lượng data khách hàng lớn. Vì vậy, các công ty nên tổ chức các game-based marketing trên nền tảng xã hội để tăng tính tương tác và nhanh chóng thu thập dữ liệu khách hàng.
2.2. Tận dụng content từ người dùng (UGC – User-generated content)
Ngày nay, không thể phủ nhận rằng internet đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người và có tác động lớn đến cảm nhận của khách hàng về thương hiệu, vì đây là nơi tốt nhất để giao tiếp và tương tác trực tiếp với khách hàng.
Vậy nên, truyền tải thông điệp bằng một mini game thú vị và dễ chơi có thể là một cách tuyệt vời để tiếp cận người dùng mới và chuyển đổi họ thành khách hàng chỉ trong vài bước.
Tận dụng nội dung từ UGC giúp tiết kiệm thời gian và mở rộng tệp tiếp cận với khách hàng mục tiêu
(Nguồn: Brandfolder)
2.3. Tăng sự hiểu biết về thương hiệu
Sử dụng thông minh các thông tin thương hiệu có sẵn để ứng dụng vào thiết kế game sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về thương hiệu. Khách hàng ngày nay không chỉ tìm kiếm, xem các sản phẩm và quảng cáo, họ còn muốn được giải trí nên khiến khách hàng cảm thấy phấn khích và muốn thử lại.
Ngoài ra, thống kê về sở thích và giá cả mà khách hàng mong muốn thông qua việc chơi minigame trên các nền tảng truyền thông xã hội giúp doanh nghiệp thu được lượng lớn thông tin..
2.4. Tăng tương tác và giảm tỉ lệ bounce rate
Mini-game đang diễn ra với tần suất lớn trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau. Tổ chức game cho marketing có tỷ lệ tương tác cao hơn so với việc sử dụng marketing truyền thống để quảng bá sản phẩm.
Quan hệ khách hàng là những liên kết nhỏ hình thành mối quan hệ giữa công ty và khách hàng của họ, giao tiếp tốt giữa khách hàng và công ty có nghĩa là công ty đồng hành và chia sẻ với khách hàng của mình.
Kết hợp các mini game tương tác để “giữ chân” đọc giả lâu hơn là một phương án tuyệt vời để giảm tỉ lệ bounce rate. Hoặc nếu người tham gia chưa truy cập vào trang “chính chủ”. Doanh nghiệp có thể thêm vào các đường link hướng khách hàng vào đúng trang.
2.5. Tăng tỉ lệ chuyển đổi
Minigame là thể loại trò chơi giải trí do các công ty phát triển và phát hành. Thật thú vị khi chơi các game-based marketing giúp bạn nhận được nhiều phần thưởng là mã giảm giá và hiện vật giá trị khác. Bạn không cần phải mất nhiều thời gian để chơi trên các nền tảng truyền thông xã hội.
Tăng khả năng chuyển đổi khi tận dụng game trong các chiến dịch truyền thông
(Nguồn: PNGTree)
3. Thách thức của việc thiết kế game cho các chiến dịch marketing
Đối tượng mục tiêu của game cho marketing này chủ yếu là giới trẻ, những người có xu hướng ít trung thành và thích trải nghiệm những điều mới mẻ. Do đó, thách thức đối với các nhà tiếp thị là giữ chân người dùng trong trò chơi lâu hơn. Đòi hỏi sự đổi mới liên tục và thường xuyên để chuyển đổi khách hàng.
Xem thêm: Mô hình Octalysis về hành vi người dùng trong gamify các marketers nên biết
Ngoài tốc độ, việc đo lường hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị trò chơi ngày càng trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Các nhóm marketer làm game cần đo lường hiệu suất chiến dịch sâu và rộng với sự đo lường bằng KPI. Điều này có nghĩa là các công ty phải linh hoạt trong việc điều chỉnh kế hoạch để cải thiện hiệu suất tùy thuộc vào tình huống và mô hình game.
Nhiều doanh nghiệp cảm thấy khó khăn trong việc theo dõi và đo lường chiến lược truyền thông
(Nguồn: B2B Wirtschaft)
4. Woay – Giải pháp nền tảng gamification cho SMEs
Game cho marketing là một trong những cách tăng hiệu quả của quảng cáo. Thay vì thông tin đơn giản về giảm giá và quà tặng, các công ty có thể tổ chức các trò chơi mà giải thưởng là phiếu giảm giá và quà tặng để tạo động lực cho khách hàng và áp dụng tâm lý đám đông hiệu quả hơn.
Woay mang đến những giải pháp thiết kế các game nhỏ cho các công ty. Với các tính năng đơn giản và dễ sử dụng, công cụ này đặc biệt hữu ích cho các doanh nghiệp nhỏ muốn thu thập dữ liệu khách hàng, nâng cao nhận thức về thương hiệu và chạy các chương trình tiếp thị hiệu quả.
Woay mang đến giải pháp gamification cho các công ty
(Nguồn: Woay)
Thay vì tổ chức các sự kiện offline tốn kém và khó kiểm soát. Nền tảng này cho phép bạn tổ chức các minigame để thu hút khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đo lường. Các sự kiện liên quan đến mini game là: tiệc sinh nhật, khai trương, khuyến mãi, tri ân khách hàng, …
Với nền tảng này, bạn có thể tạo một trò chơi nhỏ trong vòng chưa đầy 5 phút. Tất cả các thao tác rất đơn giản và dễ hiểu. Điều này giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian, nhưng vẫn phục vụ các mục tiêu tiếp thị hoặc bán hàng. Để được tư vấn thiết kế game cho marketing, hãy liên hệ ngay với Woay để được tư vấn chi tiết kĩ hơn.
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Woay.
Woay – Nền tảng ứng dụng Gamification Marketing
Địa chỉ: Lầu 7. Tòa nhà Minh Long, 17 Bà Huyện Thanh Quan, phường 6, quận 3.
Hotline: 089 888 4169
Email: support@woay.vn