Tất cả giai đoạn khám thai định kỳ mà mỗi bà bầu cần nắm

0
660

Khám thai sớm kể từ lúc phát hiện mang thai là một việc làm quan trong mà bất kỳ bà bầu nào cũng nên quan tâm. Bên cạnh việc giúp xác định được vị trí làm tổ của thai nhi, bác sĩ cũng sẽ dựa trên các kiểm tra về sức khỏe của mẹ để tư vấn lịch khám thai định kỳ phù hợp.

Có được sự tham vấn chuyên môn của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, phương pháp nghỉ ngơi, vận động sẽ giúp cho giai đoạn mang thai diễn ra nhẹ nhàng, an toàn hơn.

Bài viết liên quan: 

kham-thai-dinh-ky-duoc-la-cach-de-theo-doi-suc-khoe-cho-me-ba-be-trong-thoi-gian-mang-thai-earthmama

Khám thai định kỳ được là cách để theo dõi sức khỏe cho mẹ bà bé trong thời gian mang thai

1. Vì sao khám thai theo định kỳ lại quan trọng?

Mọi bà bầu đều được khuyến cáo đến khám thai ở bệnh viện chuyên môn một cách định kỳ và đều đặn, theo các mốc giai đoạn của thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Đến thăm khám và tư vấn với bác sĩ thường xuyên sẽ giúp bố mẹ:

  • Theo dõi tình hình sức khỏe của bà bầu, rà soát các dấu hiệu, bệnh có thể phát triển trong tương lai;
  • Theo dõi tình hình phát triển của em bé trong bụng mẹ;
  • Tư vấn các triệu chứng khi mang thai, các giải pháp phù hợp cho bà bầu;
  • Tham vấn tâm lý;
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý;

Ngoài ra, các kết quả kiểm tra, xét nghiệm cho bà bầu chỉ đúng ở một thời gian nhất định vì các biểu hiện sức khỏe và em bé luôn thay đổi liên tục, nên việc kiểm tra theo lịch khám thai định kỳ là rất quan trọng.

Do đó, đây là một hoạt động quan trọng mà mẹ cần nhớ trong quá trình mang thai em bé. Thời gian khám sẽ được chia dựa trên các giai đoạn phát triển nhất định của thai nhi, hãy cùng Earthmama bước qua phần hai để tìm hiểu nhé!

2. Các mốc thời gian khám thai định kỳ

Mỗi bà bầu thường mang thai chín tháng mười ngày trước khi sinh con, trong đó cột mốc mỗi ba tháng là quan trọng nhất đánh dấu sự phát triển của bé. Cũng do đó mà “Tam cá nguyệt” – cách gọi của “ba tháng” cũng dần trở nên phổ biến với các bà bầu. Kể từ xúc phát hiện mang thai và xác định thời điểm thai nhi làm tổ, cứ mỗi tam cá nguyệt, mẹ sẽ đi khám thai trung bình là ba đến bốn lần. 

Một cách tính khác với lịch khám thai định kỳ chuẩn thì trong sáu tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ nên đến khám bác sĩ mỗi sáu tuần/lần, bước qua tháng thứ bảy là bốn tuần/lần và sang tháng thứ tám nên là hai – ba tuần/lần.

Lịch khám thai có thể tính theo tuần hoặc theo tam cá nguyệt

Chia ra theo Tam cá nguyệt sẽ dễ nhớ hơn cho các mẹ tính toán thời gian, do đó, chúng ta sẽ cùng bước qua phần 3 với các cột mốc khám thai quan trọng dưới đây:

 2.1 Khám thai 3 tháng đầu (từ tuần 2 đến tuần thứ 13 thai kỳ)

Lần 1: Khi thai kỳ 5-8 tuần

Mục đích của lần khám này để giúp bố mẹ chắc chắn được về vị trí làm tổ của thai nhi. Trong lần khám thai đầu tiên, mẹ sẽ thực hiện khá nhiều kiểm tra về sức khỏe cũng như tư vấn với bác sĩ về thói quen dinh dưỡng, sinh hoạt thường ngày. 

Một số xét nghiệm mẹ cần làm là:

  • Cân nặng (BMI), xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, cổ tử cung và đo huyết áp để sàng lọc sức khỏe của mẹ trong thời gian đầu thai kỳ.
  • Siêu âm để dự đoán thời gian dự sinh.

Lần 2: Thai kỳ 8 tuần

Mục đích: khi đến tuần thứ 4, mẹ cần đến khám để thực hiện các xét nghiệm xoay quanh sự phát triển của phôi thai.

Bên cạnh các xét nghiệm tương tự như lần 1 để theo dõi sức khỏe của mẹ (đặc biệt đối với các bà bầu có vấn đề về cân nặng, dinh dưỡng, việc xét nghiệm thường xuyên giúp các bác sĩ đề ra giải pháp để chăm sóc mẹ chính xác hơn), trong lần khám này mẹ sẽ được biết rõ hơn về sự phát triển của thai nhi (tim thai, vị trí).

Lần 3: Thai kỳ 11 – 13 tuần

Mục đích: Đây là lần kiểm tra sàng lòng đầu tiên để kiểm tra các nguy cơ dị tật thai nhi.

Các xét nghiệm mẹ sẽ được yêu cầu làm:

  • Xét nghiệm sức khỏe cơ bản: cân nặng, dinh dưỡng, huyết áp, nước tiểu, máu,…
  • Siêu âm, đo bụng để kiểm độ lớn và các dị tật bên ngoài thai nhi
  • Double test: xét nghiệm máu để xác định nguy dị tật khác như hội chứng Down, nhiễm virus,…
  • Xét nghiệm Thalassemia để loại trừ các nguy cơ về thiếu máu di truyền, hồng cầu và oxy.

Kiểm tra huyết áp là bước quan trọng khi thăm khám thai kỳ

Mục đích và các xét nghiệm của mỗi lần thăm khám đều có sự thay đổi nhất định, do đó, khám thai định kỳ là một hoạt động quan trọng mà mẹ không nên bỏ qua trong mỗi giai đoạn.

2.2 Khám thai 3 tháng giữa (từ tuần 14 đến tuần thứ 27 thai kỳ)

Trong tam cá nguyệt 2, mẹ sẽ được được hiện các kiểm tra chuyên sâu ở mỗi lần khám để kiểm tra sức khỏe của mẹ trong quá trình mang thai, đặc biệt là về cân nặng cùng với rà soát các mầm bệnh, nguy cơ trong giai đoạn này. 

Đối với thai phụ có cân nặng bình thường, mẹ bầu cần tăng từ 360gr – 450gr/tuần vào tam cá nguyệt thứ hai và ba. 

Đối với thai phụ thiếu cân, mẹ bầu cần tăng từ 450gr – 580gr/tuần trong tam cá nguyệt hai và ba.

Đối với thai phụ thừa cân, mẹ cần kiểm soát chế độ ăn và duy trì mức tăng cân ở 225g – 360g/tuần trong tam cá nguyệt hai và ba.

Lần 4:  Thai kỳ 14-16 tuần

Mục đích: Lần khám thứ 4 giúp mẹ kiểm tra tình trạng sức khỏe cơ thể và tiếp tục kiểm tra sự phát triển, mầm bệnh của thai nhi với các biện pháp:

  • Triple test: xét nghiệm sàng lọc các nguy cơ liên quan đến hệ thống thần kinh.
  • Các xét nghiệm sức khỏe của mẹ: kiểm tra nguy cơ tiểu tường, trạng thái cổ tử cung và nồng độ các chất dinh dưỡng của mẹ.
  • Siêu âm và sợ nắn để kiểm tra hình thái của em bé.
  • Tiêm phòng VAT (lần 1)*.

Lưu ý, kể từ sau lần khám đầu tiên, bố mẹ sẽ được phát giấy khám thai hoặc hồ sơ khám thai, mẹ cần lưu giữ cẩn thận và mang theo mỗi thần tái khám để bác sĩ có thể dễ dàng theo dõi và cập nhật tình hình.

Mẹ cần theo dõi thể trạng sức khỏe và vận động hợp lý 

Ngoài ra, khi phát hiện các yếu tố bất thường ở thai nhi, bác sĩ sẽ có các yêu cầu đình chỉ thai và tư vấn chọc ối cho bà bầu. 

*Tiêm phòng VAT để phòng bệnh uốn ván cho thai nhi (xảy ra trong quá trình sinh nở, khi dụng cụ thiết bị, cơ sở vật chất ở bệnh viện ko được vô trùng hoàn toàn).

Lần 5: Thai kỳ 16-20 tuần

Trong lần khám này, các bác sĩ vẫn sẽ tiếp tục thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu hơn nhằm chuẩn đoán sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Một số các xét nghiệm cho mẹ bao gồm:

  • Các xét nghiệm sức khỏe liên quan đến cân nặng, dinh dưỡng, huyết áp, nước tiểu, máu,…
  • Siêu âm, khám thai để kiểm tra sức khỏe thai nhi.
  • Kiểm tra tình trạng nước ối, máu
  • Mẹ sẽ được đưa đi tiêm phòng VAT lần 2, tiêm phòng ho gà
  • Một số xét nghiệm khác bác sĩ có thể chỉ định là: xét nghiệm viêm gan B, viêm gan C, chất lượng hồng cầu, tiểu cầu trong máu để hạn chế tình trạng thiếu máu khi sinh con.

Lần 6: Thai kỳ 20-24 tuần

Mục đích: Các xét nghiệm khi khám thai định kỳ trong lần 6 sẽ giúp mẹ rà soát các vấn đề về tim mạch của bé, chân tay, bụng, xương, não, cột sống, thận,… 

Các kiểm tra của mẹ sẽ bao gồm:

  • Các kiểm tra sức khỏe cơ bản: máu, nước tiểu, huyết áp, cân nặng,… để sàng lọc các nguy cơ tiền sản giật ở bà bầu.
  • Siêu âm thai 4D, với hình thức siêu âm này, bác sĩ và mẹ có thể quan sát sự phát triển cũng như các hoạt động của bé rõ ràng hơn.

Siêu âm 4D giúp bác sĩ và mẹ nhìn thấy em bé rõ hơn  

Lần 7:  Thai kỳ 24-27 tuần

Trong giai lần khám này, bác sĩ sẽ kiểm tra chuyên sâu về vấn đề máu của mẹ và bé. Nếu máu trong cơ thể của mẹ đang tạo ra các kháng thể chống lại Rh của bé (bất đồng nhóm máu) thì có thể được chỉ định tiêm Immunoglobulin.

Một số kiểm tra mẹ cần làm là:

  • Non-Stress: Kiểm tra nhịp tim, chuyển động của em bé.
  • Xét nghiệm sức khỏe của mẹ: máu, huyết áp,…
  • Kiểm tra các dấu hiệu về nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Siêu âm và sờ nắn bụng để kiểm tra sự phát triển của em bé.

2.3 Khám thai 3 tháng cuối (tuần 27 – 39 của thai kỳ)

Khi khám thai định kỳ trong ba tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu sẽ được chỉ định lần khám tiếp theo trong mỗi lần khám. Trung bình khoảng cách sẽ từ 2 – 3 tuần/lần. Các kiểm tra trong thời gian này sẽ liên quan đến:

  • Hình thái, sự phát triển của em bé, kiểm tra ngôi thai và hướng dẫn xoay ngôi thai cho mẹ (siêu âm 4D, sờ nắn, đo bụng)
  • Nhịp tim, cử động của em bé: Non-stress, đếm cử động thai nhi
  • Xét nghiệm máu, nước tiểu, huyết áp, âm đạo
  • Kiểm tra lượng oxy cho thai nhi, lượng nước ối và cổ tử cung.
  • Trong giai đoạn này, nếu xảy ra bất kỳ triệu chứng nào bất thường như ra máu, cử động thai yếu, đau bụng, sốt hoặc các dấu hiệu khác thì nên đến bệnh viện để kiểm tra sớm nhất.

Từ tuần thứ 39 trở đi, mẹ cần chú ý hoàn toàn vào thể trạng, sức khỏe cơ thể, theo dõi các chuyển động của thai nhi. Chú ý các vận động của cơ thể và chuẩn bị sẵn sàng các vật dụng cần thiết cho mẹ sau sinh. 

Mẹ nên chuẩn bị sẵn sàng các vật dụng sau sinh từ tuần thai 38 trở đi 

Trên đây là các mốc khám thai quan trọng bà bầu cần biết, vậy quy trình khám thai diễn ra như thế nào? Cùng Earthmama tham khảo các bước cơ bản dưới đây nhé!

3. Quy trình khám thai tham khảo

Bước 1: Tư vấn thông tin. 

Bác sĩ sẽ trao đổi với mẹ về tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và tâm lý của mẹ. Khi bước vào tam cá nguyệt thứ ba, bác sĩ sẽ hỏi thêm về các thai nhi như thai máy, các biểu hiện bất thường,..

Bước 2: Kiểm tra sức khỏe.

Mẹ sẽ được kiểm tra trọng lượng cơ thể, chiều cao để dự đoán số cân nặng cần tăng. Kiểm tra máu, huyết áp, nhịp tim.

Bước 3: Khám sản khoa

Ở bước này, mẹ sẽ được bác sĩ sản khoa siêu âm chẩn đoán và tư vấn các vấn đề chuyên sâu hơn về tình trạng của mẹ và bé. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu mẹ thực hiện thêm các xét nghiệm dựa trên chuẩn đoán về sức khỏe và các giai đoạn thai kỳ.

Bước 4: Xét nghiệm thai kỳ

Khi bước vào tam cá nguyệt thứ 2 trở đi, các xét nghiệm đặc thù để theo dõi sức khỏe của mẹ và thai nhi sẽ trở thành một bước trong quy trình thăm khám thai định kỳ.

Bước 5: Tư vấn tiêm phòng, bổ sung thuốc và chế độ dinh dưỡng

Dựa trên kết quả xét nghiệm, chẩn đoán của bác sĩ và giai đoạn thai kỳ mà bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định tiêm cần thiết cho mẹ và tư vấn thêm các loại thuốc bổ sung cho bà bầu, chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp.

Bước 6: Tư vấn thai nghén

Trong tam cá nguyệt thứ 2, khi mẹ bắt đầu thai nghén sẽ được các bác sĩ tư vấn thêm ở bước này. Mẹ sẽ được hướng dẫn vệ sinh tuyến vú, vùng kín, trang phục phù hợp. Cách xoa dịu các triệu chứng ốm nghén cho mẹ.

Bước 7: Cập nhật thông tin, kết quả khám và kiểm tra vào hồ sơ hoặc giấy khám thai và hẹn lịch tái khám.

Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Trên đây là tổng hợp kiến thức của Earthmama về các khoảng thời gian khám thai định kỳ cũng như các mục đích, xét nghiệm mà mẹ cần làm trong khoảng thời gian mang thai để có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé tốt nhất.

Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào về quá trình mang thai, chăm sóc mẹ bầu trước – sau sinh thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với Earthmama để được tư vấn bạn nhé!

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Earthmama.

Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.

Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.

Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here