Khi bắt đầu làm mẹ, vấn đề nêm nếm gia vị cho trẻ dưới 1 tuổi chắc chắn sẽ khiến bạn đau đầu bởi quá nhiều luồng ý kiến. Đa số lời khuyên cho rằng không nên cho trẻ dùng gia vị, đặc biệt là muối khi chưa đủ 1 tuổi. Việc cho các bé ăn đồ ăn có nêm nếm quá sớm sẽ không tốt, hại thận hay gây chứng biếng ăn về sau. Ngược lại, một số khác cho rằng, việc nêm nếm gia vị vào đồ ăn dặm của các bé sẽ giúp con thấy ngon miệng hơn, dễ ăn và ăn nhiều hơn. Hãy để Earthmama cùng bạn phân tích và tìm ra những mẹo hay khi sử dụng gia vị cho bé 1 tuổi, dưới 1 tuổi nhé!
Bạn có thể tham khảo thêm những bài viết khác của Earthmama nhé:
- Nêm gia vị vào thức ăn cho trẻ dưới 1 tuổi nên hay không
- Tìm hiểu những gia vị tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ
Hướng dẫn mẹ cách chăm bé tốt hơn qua phương pháp nêm nếm gia vị
- Đầu tiên, cùng xem các chuyên gia nói gì về việc này!
Các chuyên gia dinh dưỡng cho bé chứng minh rằng, thực tế quan niệm trẻ dưới 1 tuổi không nên nêm muối hoặc gia vị vào đồ ăn dặm là không sai, nhưng chưa đủ.
Lý do cơ thể con người cần muối là để có thể hoạt động, và trẻ em cũng vậy. Muối là chất mà bản thân cơ thể ta không tự tái sản xuất nên việc cho thêm muối vào đồ ăn dặm của bé là cần thiết. Tuy nhiên, lượng muối và gia vị dành cho cơ thể con phải vô cùng nhỏ, khoảng 1 – 2g muối/ngày là vừa đủ.
Trẻ nhỏ không cần quá nhiều muối trong buổi đầu ăn dặm
Đặc biệt, trong sữa mẹ đã có thành phần muối phù hợp với nhu cầu hoạt động cơ thể của bé. Do đó, đối với trẻ em dưới 1 tuổi nếu vẫn còn bú sữa mẹ thì không nên hoặc hạn chế tối đa nêm muối hoặc gia vị vào thức ăn dặm.
Trên thực tế, tập cho con ăn nhạt sẽ tốt hơn ăn mặn. Việc này sẽ hình thành thói quen ăn uống tốt về sau, cũng như giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch hay cao huyết áp. Và tất nhiên, các mẹ cần nêm gia vị cho bé 1 tuổi trở lên nhiều hơn để bổ sung lượng dinh dưỡng cần thiết (thời điểm bé bắt đầu ít bú sữa mẹ) và không làm ảnh hưởng tới những phản ứng sinh hóa trong cơ thể.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên cẩn thận khi dùng muối trong bữa ăn của con
- Thứ hai, mẹ phải ghi nhớ về từng giai đoạn dinh dưỡng của bé nhé
Với trẻ dưới 1 tuổi, Earthmama tin rằng sữa mẹ vẫn là nguồn dưỡng chất quan trọng nhất. Tuy nhiên, từ 6 đến dưới 12 tháng tuổi, bên cạnh sữa mẹ, bé cần được bổ sung thêm các món ăn dặm để đảm bảo dưỡng chất. Khi đó, mẹ cần biết cách nấu và nêm gia vị thật hợp lý cho trẻ dưới 1 tuổi để giúp bé lớn nhanh, khỏe mạnh.
Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu tập làm quen với những nguồn dinh dưỡng, thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Trong một số trường hợp, gia đình sẽ tập cho trẻ cho ăn dặm từ 4 tháng tuổi. Thời điểm này, mẹ cần học cách nấu và sử dụng gia vị cho bé dưới 1 tuổi ứng với từng giai đoạn để phù hợp với hệ tiêu hóa mà vẫn đảm bảo dưỡng chất. Bạn có thể làm theo hướng dẫn sau đây của Earthmama.
Nắm rõ các giai đoạn dinh dưỡng của con để có được phương pháp nêm gia vị chuẩn nhất
Bạn có thể đọc thêm: Cẩm nang nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi
* Nấu cháo ăn dặm cho bé mới tập ăn dặm (từ 4 tháng đến 6 tháng)
a/Nguyên liệu:
– 2 bát nước (400 ml)
– 1 thìa súp gạo xay vỡ (5 g)
– 1 thìa súp thịt lợn nạc (10 g)
– 2 thìa súp rau ngót (10 g)
– 1 thìa cà phê hoặc 3 giọt dầu ăn/ gia vị chuyên dành cho trẻ.
b/Những lưu ý khi nấu đồ ăn dặm cho trẻ ở độ tuổi này:
– Chỉ cho bé ăn lá rau, tuyệt đối không dùng phần cuống để tránh bé bị cứng và hóc.
– Mẹ chỉ dùng gạo tẻ xay vỡ để nấu cháo cho con, không sử dụng thêm gạo nếp hay bất kỳ loại ngũ cốc nào.
– Không nêm mắm hay muối vào cháo cho trẻ ở giai đoạn này, hãy để trẻ được làm quen với hương vị nguyên bản của thực phẩm. Bên cạnh đó, cơ thể bé chưa thể cũng như không cần tiếp nhận lượng muối lớn.
c/Cách nấu:
– Vo gạo cho hết bụi bẩn rồi cho vào nồi, thêm nước và nấu thành cháo loãng. Khi cháo sôi thì vặn lửa thật nhỏ để không bị trào và giúp cháo nhanh nhừ.
– Thịt nạc băm nhỏ (thật nhỏ) hoặc xay nhuyễn rồi cho vào ninh cùng cháo, tất nhiên không nêm gia vị.
– Rau ngót cho vào cối giã hoặc xay nhỏ rồi lọc lấy nước cốt, cho vào sau khi cháo chín. Đun sôi lần nữa thì tắt bếp.
– Múc cháo ra bát, thêm 1 thìa cà phê dầu ăn gia vị chuyên dụng cho trẻ vào khuấy đều.
– Ở độ tuổi này, mỗi ngày trẻ cần ăn 1 đến 2 bữa cháo dặm, đồng thời uống bổ sung từ 500 – 600 ml sữa mới đảm bảo đủ nguồn dinh dưỡng.
*Khi con từ 7 – 10 tháng tuổi,mẹ có thể thay đổi liều lượng và khẩu phần ăn
Sau một thời gian quen với việc ăn dặm, cơ thể bé sẽ cần thêm các loại thực phẩm khác nhau ngoài sữa. Khi đó mẹ có thể tăng dần nguyên liệu lên ở khẩu phần ăn mỗi ngày của con. Cách nấu vẫn tương tự như trên, tuy nhiên mẹ cần lưu ý những điều dưới đây:
– Lúc này mẹ có thể nêm muối, mắm hoặc gia vị chuyên dụng nhiều hơn vào món cháo của bé, nhưng với 1 lượng rất nhỏ chỉ vài giọt mắm hoặc ¼ thìa cà phê muối.
– Cháo lúc này cũng có thể nấu đặc, bớt nhuyễn hơn chứ không cần quá loãng như giai đoạn đầu.
– Các nguyên liệu chính tăng lên theo số lượng như sau:
+ Thịt: 1,5 thìa súp (~15 g)
+ Gạo: 3 thìa súp (~15 g)
+ Rau: 3 thìa súp (~15 g)
– Rau ngót có thể thay bằng rau cải hoặc bí đỏ, có thể băm nhỏ (vẫn chỉ lấy lá) rồi nấu trực tiếp với cháo.
– Mẹ có thể thay thế thịt bằng lòng đỏ trứng gà nhưng tuyệt đối không sử dụng lòng trắng trứng cho bé dưới dưới 1 tuổi.
– Ở độ tuổi này, mỗi ngày bé có thể ăn 2 đến 3 bữa cháo, đồng thời uống từ 500 – 600 ml sữa.
Khi con đến tháng thứ 10, mẹ có thể nâng khẩu phần ăn lên
*Cách nấu cháo cho trẻ từ 10 tháng – 1 tuổi.
Đến giai đoạn này, trẻ có thể ăn phong phú hơn, từ các thực phẩm đến đa dạng gia vị cho bé 1 tuổi với số lượng tăng dần. Cách nấu cháo về cơ bản vẫn như trên, tuy nhiên mẹ nên lưu ý:
– Nguyên liệu nấu cháo tăng dần lên:
+ Thịt lợn: 2 thìa súp tương đương khoảng 20g
+ Gạo xay vỡ: 4 thìa súp (~20g)
+ Rau: 4 thìa súp (~20g)
– Giai đoạn này, mẹ đã có thể thay thế thịt heo bằng các thực phẩm khác như tôm, cua, thịt bò, lươn hoặc lòng đỏ trứng gà. Đặc biệt, cháo nấu từ nước cua rất giàu canxi, vì thế mẹ nên cho con ăn thường xuyên.
– Khi nấu cháo, mẹ có thể cho thêm 1 ít mỡ gà (khoảng ½ thìa cà phê) cho thơm ngon và bổ sung nguồn chất béo cần thiết cho trẻ. Mẹ cũng có thể nêm gia vị cho bé 1 tuổi chuyên dụng để món ăn bắt vị hơn.
– Ở khoảng những tháng tuổi này, ba mẹ cần cho trẻ ăn khoảng 3 bữa cháo một ngày và vẫn duy trì uống từ 500 – 600 ml sữa. Bé có thể chuyển dần sang ăn cháo làm nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho cơ thể rồi.
Khi bé được 1 tuổi, nguồn nguyên liệu để nấu cháo đã đa dạng hơn
Earthmama “note” lại vài điều cho mẹ về cách nấu ăn và nêm gia vị cho con nhé.
– Không nên tập cho bé ăn mặn. Khi bé được 9 tháng tuổi, bé có thể ăn mặn hơn lúc mới tập ăn dặm nhưng không được quá nhiều muối và gia vị.
– Khi mẹ nếm bột/cháo của bé thấy vừa miệng, có nghĩa là món ăn đó là đã mặn so với bé. Vì vậy, mẹ nên nêm ít, chỉ để có hương vị, không cần lo bé sẽ khó ăn.
– Nên tập cho bé ăn cả phần cái và phần nước trong bột/cháo mới cung cấp đủ dưỡng chất mà cơ thể con cần. Không nên chỉ ninh nhừ nguyên liệu trong bột/cháo rồi lọc lấy phần nước cho bé uống.
– Có thể cho một lượng phô mai phù hợp vào bát bột/cháo của bé làm gia vị thay thế cho nước mắm/muối. Nên cho phomai vào bát bột của bé sau khi cho dầu ăn sẽ làm món cháo thơm, ngon, ngậy và lạ miệng hơn cho con. Hoặc nếu mẹ quá bận rộn nhưng lại không yên tâm về các sản phẩm bán bên ngoài thị trường, hãy tham một số sản phẩm liên quan đến bữa ăn của con tại Earthmama như: cháo ăn dặm, dầu mè, gia vị rắc cơm,…
Với những chia sẻ trên, Earthmama hi vọng các mẹ đã nắm được cách thức nấu và nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi, 1 tuổi. Nấu cho con những bữa ăn ngon và chăm con khỏe mạnh mỗi ngày, đó chính là niềm tự hào của mỗi người mẹ, đúng không?
Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.
Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.
Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé.
Sản phẩm liên quan
Gia vị rắc cơm vị hải sản
99,000 đ