Sử dụng các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo đang là xu hướng chung của thế giới. Hành trình định hình lại hệ thống năng lượng đã bắt đầu và cần nhanh hơn để chống lại vấn đề biến đổi khí hậu, khí thải toàn cầu. Việt Nam là cái tên mới nhưng lại một trong những quốc gia đã thu được thành tựu to lớn trong lĩnh năng lượng sạch. Cùng CHINT Global tìm hiểu về xu hướng sử dụng năng lượng của thế giới và thành tựu của Việt Nam trong bài viết sau đây.
Xem thêm:
Năng lượng tái tạo – xu hướng sử dụng năng lượng của thế giới
1. Những điểm sáng về chính sách phát triển năng lượng sạch Việt Nam
Báo cáo GER vừa công bố các thông tin mới và minh bạch nhất về những thay đổi trong chu trình chuyển đổi điện toàn cầu năm 2021. Các dữ liệu trong báo cáo có ý nghĩa quan trọng đối với việc phân tích, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng hướng tới xu hướng năng lượng sạch tương lai. Dave Jones – nhà phân tích điện toàn cầu thuộc Ember (Sandbag Climate Campaign CIC – Anh) đã đưa ra một số quan điểm liên quan đến bản báo cáo này như sau:
-
Năng lượng mặt trời và năng lượng gió là những nguồn điện sạch có tốc độ phát triển nhanh, thị phần đạt 1/10 lượng điện toàn cầu
Năm 2021 là năm đầu tiên mà thị phần của năng lượng mặt trời và năng lượng gió có thể chạm mốc 1/10 (10,3%) điện năng toàn cầu. Trước đó, vào năm 2020 thị phần của nhóm năng lượng này chỉ đạt 9,3% và 4,6% khi Thỏa thuận khí hậu Paris được ký kết (2015). Đặc biệt, các nguồn điện sạch kết hợp đã tạo ra hơn 28% điện năng thế giới, trong khi đó than chỉ chiếm 36%.
Năng lượng mặt trời có tốc độ phát triển nhanh
Xu hướng sử dụng năng lượng của thế giới bắt đầu có sự chuyển dịch qua các nguồn năng lượng nói trên. Cụ thể, hiện có 50 quốc gia đã vượt mốc 10% năng lượng mặt trời và gió. Trong số đó, có 7 quốc gia mới là Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Mông Cổ, Hungary, Argentina và El Salvador. Chỉ trong vòng 2 năm, từ nhiên liệu hóa thạch, 3 quốc gia là Việt Nam, Úc và Hà Lan đã chuyển hơn 8% tổng nhu cầu điện sang năng lượng gió và mặt trời.
-
Sự tăng trưởng của nhu cầu điện đã “xô đổ” nguồn điện sạch
Sau khi phục hồi, nhu cầu điện đang có dấu hiệu tăng cao nhất từ trước đến nay – 1.414 TWh từ 2020 đến 2021. Con số này tương đương với việc thêm một quốc gia Ấn Độ vào bản đồ tiêu thụ điện nhân loại. Mức +5,4% năm 2021 cho thấy tốc độ tăng trưởng nhu cầu nhanh nhất từ sau thời điểm 2010. Sau sự sụt giảm nghiêm trọng vào năm 2020, những nền kinh tế tiên tiến cũng bắt đầu phục hồi lại ở mức trước đại dịch.
Nhu cầu điện toàn cầu tăng cao
Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, nhu cầu điện ở Châu Á cũng tăng lên đáng kể và Trung Quốc là quốc gia có mức tăng lớn nhất. Xu hướng sử dụng năng lượng của thế giới giúp sản lượng điện từ năng lượng mặt trời và gió tăng kỷ lục. Tuy nhiên, sản lượng này cũng chỉ đủ để đáp ứng cho 29% nhu cầu điện toàn cầu năm 2021.
Các ngành điện sạch khác như thủy điện hay hạt nhân gần như không có sự thay đổi trong vòng 2 năm. Chính vì vậy, sự gia tăng về cầu phải được đáp ứng thông qua các loại nhiên liệu hóa thạch. Cụ thể, 59% nhu cầu điện tăng vào năm 2021 đã được đáp ứng bằng nguồn điện than.
-
Điện than tăng kỷ lục lên một “tầm cao mới”
Theo thống kê, điện than tăng 9,0% đạt 10.042 TWh vào năm 2021, cao hơn 2% so với năm 1985. Đây được xem là mức tăng kỷ lục kể từ năm 1985, giúp sản lượng điện than toàn cầu chạm mốc 36%. Các mốc kỷ lục về điện than năm 2021 chủ yếu được thiết lập tại Châu Á, với những cái tên như Ấn Độ, Trung Quốc, Mông Cổ, Kazakhstan, Pakistan,…Tại thị trường EU, Mỹ và Nhật Bản, điện than có sự phục hồi mạnh so với năm 2020 nhưng vẫn nằm dưới mức của năm 2019.
Điện than thiết lập mốc kỷ lục mới
Tuy nhiên, kỷ lục về mức tăng của than đá vẫn chưa thể sánh được với sản lượng khí đốt toàn cầu khi chỉ tăng 1% vào năm 2021. Điện năng từ nhiên liệu hóa thạch của thế giới đạt mức 62%. Đồng thời, 2021 cũng là năm đầu tiên mà nhiên liệu hóa thạch tăng kể từ cột mốc 2012.
-
Phát thải ngành điện xác lập kỷ lục cao nhất mọi thời đại
Phát thải ngành điện là một trong những nguyên nhân dẫn đến xu hướng năng lượng tái tạo của thế giới. Bởi lượng khí thải CO2 của ngành điện năm 2021 là 778 triệu tấn (7%), trước đó con số này chỉ là 3% (2018). Đây được xem là mức tăng phần trăm kỷ lục nhất từ trước đến nay, khiến lượng khí thải còn cao hơn trước đại dịch.
Một điều đáng mừng là quá trình chuyển đổi điện toàn cầu vẫn đang được tiến hành dù lượng khí phát thải từ điện than đang ở mức rất cao. Năng lượng sạch từ điện gió và điện mặt trời được nhiều quốc gia ưa chuộng, góp phần hạn chế nhiên liệu hóa thạch và tăng cường an ninh năng lượng. Có thể nói, điện sạch đang trở thành mô hình khả thi và hiện thực hơn bao giờ hết.
Lượng khí thải ngành điện tăng mạnh
Tuy nhiên, giá khí đốt tăng cao do xung đột giữa Nga và Ukraine đã làm xuất hiện nguy cơ tái dùng than, gây ảnh hưởng đến mục tiêu khí hậu là giảm 1,5 độ toàn cầu. Điều này lại càng thúc đẩy việc chuyển dịch sang sử dụng điện sạch với quy mô 100% các quốc gia trên thế giới.
2. Những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng sạch
Cùng với xu hướng sử dụng năng lượng của thế giới, hiện có 50 quốc gia đã vượt mốc 10% năng lượng mặt trời và gió. Việt Nam nằm trong 7 quốc gia mới xuất hiện, chuyển hơn 8% tổng nhu cầu điện từ nhiên liệu hóa thạch qua năng lượng mặt trời và năng lượng gió trong vòng 2 năm. Theo báo cáo GER, Việt Nam thuộc 1 trong 7 quốc gia lần đầu tiên đạt được cột mốc nói trên.
Năm 2021, Việt Nam đã trở thành nhà sản xuất năng lượng mặt trời lớn thứ 10 thế giới với mức tăng sản lượng điện lên đến 337% (+17 TWh). Mức tăng trưởng này đồng nghĩa với việc Việt Nam là quốc gia duy nhất tại châu Á đáp ứng được và vượt mức tăng toàn bộ nhu cầu bằng năng lượng mặt trời, năng lượng gió.
Việt Nam thu được nhiều thành tựu trong ngành năng lượng sạch
Xu hướng phát triển năng lượng mặt trời và gió đã làm giảm thị phần nhiên liệu hóa thạch. Cụ thể, khí đốt giảm từ 17% xuống 12%, than giảm từ 55% xuống 52%. Nhờ đó mà lượng khí phát thải cũng được giảm thiểu đáng kể, xuống mốc 6%. Tính từ năm 2019, công suất kết hợp giữa năng lượng mặt trời và năng lượng gió của Việt Nam đã tăng gấp 4 lần.
Theo dự kiến, nếu công suất có thể đạt 89 GB vào năm 2030 thì sẽ đủ để đáp ứng mọi nhu cầu của quốc gia ngay cả khi tăng trưởng điện cao. Theo GER, sự tăng trưởng nhanh của năng lượng tái tạo sẽ buộc những phần còn lại trong hệ thống điện phải thích ứng nhanh hơn. Việt Nam đạt được thành tựu một phần nhờ vào chính sách linh hoạt, tuân thủ thông lệ quốc tế của Chính phủ.
Sự phát triển của năng lượng tái tạo đặt ra các yêu cầu về hạ tầng
Biểu giá FIT là chính sách giúp Việt Nam thúc đẩy các chương trình sản xuất năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, để có mức giá rẻ nhất, các quốc gia, kể cả Việt Nam nên có chính sách dài hạn nhằm tạo môi trường đầu tư ổn định, tránh các chính sách “stop – start” trong tiến trình phát triển.
Xu hướng sử dụng năng lượng của thế giới cũng phần nào tác động đến các dự án điện mặt trời ở Việt Nam. Quyết định số 12/2020/QĐ – TTg là minh chứng cho cơ chế của Chính phủ để thúc đẩy sự phát triển của những dự án này. Giá của mỗi kilowatt giờ tạo ra từ sáng kiến năng lượng mặt trời trên mặt đất, nổi và mái nhà lần lượt là 7,09 – 7,69 – 8,38 US cent. Chính sách này đã hết hạn vào năm ngoái và đến nay vẫn chưa có công văn hướng dẫn thêm.
Xu hướng điện năng lượng mặt trời kéo theo tỷ trọng điện gió
Một vấn đề nữa mà Việt Nam gặp phải là khả năng tiếp nhận của lưới điện khi được tích hợp một lượng điện lớn như vậy. Theo ý kiến của các chuyên gia, nước ta cần có cơ sở hạ tầng tốt hơn để có thể hấp thu sự gia tăng trong ngành sản xuất năng lượng tái tạo. Trong đó, nâng công suất truyền tải, tích trữ năng lượng tái tạo bằng pin và tích trữ nước tạo điện là là các biện pháp khả thi.
Ở chiều ngược lại, xu hướng điện năng lượng mặt trời tăng kéo theo sự gia tăng về mặt tỷ trọng của điện gió, điện mặt trời và làm giảm tỷ trọng của nhiên liệu hóa thạch. Theo lộ trình Net Zero (phát thải ròng bằng 0) của IEA – Cơ quan Năng lượng Quốc tế, điện mặt trời và điện gió đạt mốc 40% tổng điện năng toàn cầu vào năm 2030, điện than cần giảm từ 36% xuống 8%.
3. CHINT Global hòa cùng sự phát triển của ngành năng lượng Việt Nam
Nhận thức được sự phát triển của ngành năng lượng thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, CHINT Global đang hướng đến mục tiêu trở thành nhà cung cấp uy tín, hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng. Trong đó, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch là những ngành được CHINT tập trung khai thác, bởi nó phù hợp với xu hướng sử dụng năng lượng của thế giới.
Tại thị trường Việt Nam, CHINT Global đã gặt hái được những thành quả đầu tiên trong khai thác điện áp mái mặt trời, các thiết bị điện có thể tái tạo, an toàn và đảm bảo chất lượng. Đặc biệt, CHINT còn phát triển mô hình sản xuất điện bằng cách sử dụng mô – đun và biến tần PV năng lượng mặt trời. Đây là mô hình đã được nhiều quốc gia trên thế giới ứng dụng và đang dần thay thế cho các loại hình năng lượng khác.
Giải pháp của CHINT Global cho ngành năng lượng Việt Nam
Nhờ sự am hiểu thị trường và tận dụng những thế mạnh sẵn có, các giải pháp của CHINT Global được giới chuyên môn, đối tác, khách hàng đánh giá cao. CHINT mang đến cơ hội để các doanh nghiệp sở hữu hệ thống năng lượng mặt trời hiện đại nhất. Mong muốn lớn nhất của CHINT Global là giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận, tiết kiệm chi phí điện năng và quan trọng hơn là xây dựng mô hình doanh nghiệp xanh, bền vững.
Năng lượng sạch và năng lượng tái tạo được dự đoán là tương lai của ngành năng lượng toàn cầu. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về xu hướng sử dụng năng lượng của thế giới cũng như thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực này. Quý khách hàng có nhu cầu hợp tác có thể liên hệ với CHINT Global để được tư vấn và hỗ trợ.
Hình ảnh và nội dung bài viết được tổng hợp bởi CHINT Global Việt Nam.
———————————
CHINT GLOBAL VIETNAM – Thương hiệu cung cấp thiết bị điện an toàn, tin cậy và giải pháp năng lượng thông minh hàng đầu thế giới.
Hotline: 033.258.7777
Wesbite: chintglobal.vn
Email: service.vn@chintglobal.com
Địa chỉ: Tòa nhà Sonatus – Số 15 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM