Tuyển tập top 10 cách chống hăm tã cho bé mẹ dễ dàng áp dụng

0
731

Mùa oi ả là thời điểm thuận lợi để căn bệnh hăm tã hoành hành. Tuy đây không phải bệnh quá nguy hiểm, nhưng hăm tã là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ em khó chịu, quấy khóc, viêm da và dị ứng,… Theo thống kê, trung bình cứ 4 bé thì có 1 bé bị hăm ít nhất một lần. Do đó, ba mẹ cần thủ sẵn sản phẩm phụ trợ tại nhà như kem chống hăm để dễ dàng phòng ngừa và đối phó với căn bệnh này. Bên cạnh đó, gia đình cần biết cách sử dụng sản phẩm đúng cùng thu thập ngay 10 cách chống hăm tã hiệu quả có thể áp dụng liền và ngay tức khắc trong trường hợp cần thiết.

Bài viết liên quan:

kem-ham-ta-la-tro-thu-trong-cong-cuoc-tri-benh

Kem hăm tã là trợ thủ trong công cuộc trị bệnh

1. Tìm hiểu về hăm tã và nguyên nhân hăm tã ở bé

Hăm là chứng bệnh ngoài da, hay xuất hiện tại khu vực tiếp xúc với tã của trẻ. Thông thường, lớp da tại vùng tiếp xúc sẽ hơi đỏ, nặng hơn là nứt nẻ, đóng vẩy và có thể dẫn tới mưng mủ. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hăm tã ở trẻ. Chủ yếu là do nước tiểu hoặc do mẹ ít thay tã, để cho da bé tiếp xúc với chất bẩn quá lâu làm tấy đó, ngứa ngáy. Nếu không phát hiện và kịp thời chữa trị, lớp da sẽ bị viêm nhiễm và có thể sinh ra mụn mủ. 

Vùng da đỏ có thể bắt đầu từ hậu môn của bé, sau đó lan dần ra tới mông và đùi, da căng và có lõm đốm đỏ, . . Ngoài ra có một triệu chứng khác nữa tiêu chảy cấp, bệnh thường xuất hiện vào ngày 2 hoặc ngày 5 sau khi bị tiêu chảy. Hăm tã thường làm bé bị đau lúc đi tiểu, kém ăn, quấy nhiều, ít ngủ.

Bệnh hăm tã khiến bé khó chịu, quấy khóc

Đặc biệt, với những trẻ sơ sinh có làn da mỏng sẽ ít khả năng chống đỡ với chất gây viêm và sẽ dễ bị hăm hơn trẻ lớn tháng. Các trẻ bú sữa bình, độ pH trong phân của trẻ cao hơn trẻ  bú mẹ nên cũng dễ bị hăm da hơn.

Còn trường hợp mẹ dùng tã vải, có khả năng bé bị hăm do phản ứng với các hóa chất trong bột giặt sử dụng. Mẹ nên lựa chọn sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên hoặc dành riêng cho bé. 

2. 10 cách giúp mẹ chống hăm cho bé

2.1. Ngừng đóng tã/ bỉm

Trước khi sử dụng kem chống hăm cho bé, khi thấy các triệu chứng trên, mẹ cần bỏ ngay bỉm, tã để tránh tình trạng vùng hăm bị lan rộng. Đồng thời đây cũng là cách giúp mông bé được thông thoáng, ngừng ẩm ướt. Như vậy, da bé không bị căng và đỡ đau rát nhanh chóng.

2.2. Vệ sinh sạch sẽ và thay tã thường xuyên cho bé

Thời gian tốt nhất để thay tã cho bé là từ 2-3 tiếng một lần. Tuy nhiên, có những thời điểm bé đi tè hoặc đi ngoài nhiều, ba mẹ đừng chần chờ mà cần thay bỉm sớm cho con. Sau khi thay tã, ba mẹ cần rửa sạch sẽ vùng kín và khu vực đóng bỉm bằng nước ấm sạch, rồi thấm khô bằng khăn bông. Nhà mình nên rửa nhẹ nhàng, tránh làm đau hoặc trầy xước da bé.

Nhà cần thay tã thường xuyên và đúng lúc để không tạo môi trường nhiễm khuẩn

Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện các loại bỉm có vạch đo. Chỉ cần tập trung quan sát sự thay đổi màu của bỉm hoặc ôm bé mà thấy nặng tay hơn thì có thể thay tã ngay tại lúc đó. 

2.3. Loại bỏ một số thực phẩm ra khỏi thực đơn

Bên cạnh sử dụng kem chống hăm cho trẻ sơ sinh chuyên dụng làm phương pháp tối ưu, thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày cũng là nguyên nhân chính gây hăm tã. Bởi vì có một số thực phẩm gây thay đổi thành phần của phần như: cà chua, mâm xôi, cam, việt quất,… Nếu thấy bé có dấu hiệu bị hăm sau khi nạp các loại thức ăn này thì mẹ nên nhanh chóng loại bỏ ra khỏi thực đơn.

2.4. Chọn tã chất lượng tốt và đúng kích cỡ

Mẹ cần lựa chọn loại tã bỉm có chất lượng ổn định, được đánh giá cao và có size vừa với bé. Nếu bé mang size quá rộng, thì nước tiểu và phân sẽ chảy ra ngoài, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.

Kích thước tã cũng cần phù hợp với thể trạng của bé

Ngược lại, kích thước chật có thể gây hầm, bí và làm trầy xước da của bé. Đây cũng là nguyên nhân gây hăm tã. Mẹ cũng cần chú ý chọn tã chất lượng, mềm mịn, thấm hút tốt để không gây kích ứng cho da bé. Chất lượng luôn là yếu tố cần được ưu ái ở mỗi sản phẩm. 

2.5. Làm mát phòng

Không chỉ làm mát bằng kem chống hăm, nhiệt độ trong phòng cũng là một khía cạnh cần chú ý. Gia đình cần điều chỉnh ở mức 22-25 độ C để tạo điều kiện lý tưởng, giúp cân bằng và tránh làm khô da. 

Bên cạnh đó, nhà mình có thể sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng hoặc đặt khăn ấm ngay cạnh giường cho em bé. Nếu trời không quá nóng, mẹ chỉ nên dùng quạt vừa làm mát phòng vừa giúp con dễ ngủ hơn, đặc biệt cũng giảm thiểu khô da.

2.6. Lau khô da thường xuyên

Vì hăm tã được hình thành do độ ẩm tiếp xúc của làn da cao đến mức báo động, nên lau và giữ cho da bé khô thoáng là cách phòng ngừa đơn giản và tối ưu. Mỗi khi bé tắm xong, mẹ hãy dùng chiếc khăn khô và sạch để lau nước ở vùng mặc tã thường xuyên.

Bước tiếp theo là sử dụng thêm các loại phấn rôm để giúp da mịn màng, khô thoáng. Tuy nhiên, nhà mình cần lau hoàn toàn nước rồi mới sử dụng phấn rôm để tránh phấn bị bết, có thể khiến hăm nặng hơn. Bên cạnh đó, nhà mình chỉ nên sử dụng lượng vừa đủ phủ lên bề mặt da bé.

Việc lạm dụng phấn rôm dễ gây bít tắc lỗ chân lông và gây khó khăn cho việc cân bằng độ ẩm của làn da. Ấy cũng là điều kiện để nấm và vi khuẩn sinh sôi, nở rộ.

2.7. Ngưng việc sử dụng các sản phẩm có mùi thơm hoặc dễ gây kích ứng

Khi bé bị hăm, mẹ cần ngưng sử dụng các sản phẩm như sữa tắm, kem chống hăm chứa thành phần hóa học hoặc chất tạo mùi vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Nếu được, mẹ nên thay bằng các sản phẩm organic lành tính, nên thử ở 1 vùng hăm tã và quan sát độ kích ứng trong 24 giờ.

Sử dụng kem, sữa tắm hay loại tã không thích hợp cũng gây kích ứng mạnh đến bé

2.8. Sử dụng khăn lau sạch, mịn cho bé

Nếu gia đình hay sử dụng khăn lau thì hãy chọn khăn mịn và sạch, cố gắng tránh khăn hay giấy vệ sinh có mùi thơm hoặc cồn. Áo quần nên chọn vải cotton để tạo sự thông thoáng và hút mồ hôi tốt hơn.

2.9. Đưa bé đi gặp bác sĩ nếu tình trạng bệnh nặng

Ở mức độ nhẹ, da chỉ ửng hồng ở một khu vực nhỏ và xuất hiện những đốm mụn li ti xung quanh. Lúc này mẹ dễ dàng thực hiện các cách trên và phối hợp cùng kem chống hăm có thành phần tự nhiên, sát khuẩn và ngừa viêm nhiễm.

Tuy nhiên, khi thấy xuất hiện các dấu hiện hăm không cải thiện hoặc tái diễn liên tục, trẻ nóng sốt, vùng da hăm phồng rộp, mưng mủ thì mẹ nên đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Vì trong trường hợp này, bé có thể đã bị nhiễm khuẩn phát sinh.

2.10. Sử dụng các loại kem chống hăm cho bé

Sử dụng kem đặc trị là bước cần thiết trong hành trình chống hăm tã và điều trị tất cả triệu chứng gây khó chịu cho bé. Các loại kem có tác dụng xoa dịu làn da hoặc tạo hàng rào bảo vệ. Tuy nhiên, nhà mình nên nhớ là chọn các loại kem chống hăm lành tính, đặc trị riêng cho bé bị hăm tã và hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Gia đình có thể tham khảo kem trị hăm tã hữu hiệu đến từ thương hiệu organic lành tình Bio Bio Baby. Đây chính là sản phẩm bán chạy nhất nhì và được mẹ tin dùng tuyệt đối. Thành phần bao gồm dầu hạnh nhân, chiết xuất hoa cúc La Mã hữu cơ,…

Tác dụng chính là phòng ngừa, tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn, nấm gây hăm tã, xoa dịu vùng da bị hăm và giúp vết thương màu lành. Sản phẩm đã được chứng nhận bởi Hiệp Hội Mỹ Phẩm Hữu Cơ của Ý ICEA. Vì thế đây là sản phẩm đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Kem trị hăm tã Bio Bio Baby là lựa chọn lý tưởng đến từ thiên nhiên

Khi thấy bé bị hăm tã, mẹ cần thực hiện những cách trên, phối hợp với kem chống hăm. Bên cạnh đó, mẹ cần lựa chọn các sản phẩm chất lượng cao, tránh gây loét da và thường xuyên thay tã thường xuyên. Hy vọng các thông tin cung cấp phía trên sẽ giúp ích cho mẹ trong việc chống và điều trị hăm tã cho bé yêu. Đặc biệt, mẹ có thể đến với Earthmama để được tư vấn cũng như tìm mua các sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn sức khỏe con. 

Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.

Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.

Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here