Mang thai là một trải nghiệm rất kì diệu mà riêng người phụ nữ mới có thể cảm nhận được, là hành trình dài 9 tháng 10 ngày với rất nhiều những cảm xúc và cũng rất gian khổ.
Em bé trong bụng khiến cho người mẹ chịu thêm tác động lực dẫn tới những vấn đề về cột sống, lưng, vai, các dấu rạn da và chứng sưng phù,..Chứng phù nề vừa gây cản trở trong sinh hoạt vừa ảnh hưởng tới sức khỏe toàn diện của người mẹ.
Vì vậy ngoài tìm hiểu cách chăm sóc da cho bà bầu, các chị em cũng nên nghiên cứu những nguyên nhân gây sưng phù và các giải pháp giảm sưng hiệu quả nhé.
Chứng sưng phù tạo nên sự bất tiện trong sinh hoạt của mẹ bầu
1/ Nguyên nhân gây ra phù nề ở mẹ bầu
Nội tiết
Chính sự tăng vọt về trọng lượng đã gây sức ép lên đôi chân của các bà bầu, một trong những nguyên nhân khiến bàn chân của chị em trở nên phù nề. Ngoài ra, nội tiết trong cơ thể thay đổi dẫn đến lượng máu trong cơ thể bà bầu sẽ dồn về đôi chân nhiều hơn và hàm lượng muối trong cơ thể tăng còn hàm lượng kali lại giảm đi cũng làm cho chân tay trở nên nặng nề hơn.
Sự gia tăng áp lực trong các tĩnh mạch
Một nguyên nhân phụ nữa cũng gây sưng tay chân là khi tử cung của bạn trở nên lớn hơn, nó đặt áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch bơm máu trở lại tim của bạn từ các chi dưới. Lượng nước dư thừa này có thể dẫn đến sưng ở chi dưới, cụ thể là chân, mắt cá.
Sự cản trở máu trở về tim do có thai
Càng về những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu làm cho máu khó chảy trở về tim được.
Yếu tố này làm máu ứ trệ trong lòng của tĩnh mạch chân, tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch và thoát dịch ra ngoài gây phù.
Ngoài ra còn có 5 nguyên nhân gây phù phổ biến sau:
- Đứng lâu.
- Chế độ ăn ít kali (Kali giúp duy trì chất lỏng và chất điện giải trong tế bào cơ thể.
- Do khối lượng máu tăng thêm 50% khi mang thai nên cơ thể cũng cần tăng chất điện giải, giữ cân bằng các hóa chất trong hàm lượng chất lỏng tăng thêm).
- Tiêu thụ nhiều caffein.
- Ăn nhiều natri (muối).
- Làm việc vất vả.
- Thời tiết nóng bức.
Có một điều các mẹ bầu nên biết là phù nhẹ là dấu hiệu hết sức bình thường khi mang thai, tuy nhiên nếu bị phù đột ngột ở tay và mặt thì đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Bạn cần đến gặp bác sĩ ngay nếu bị phù đột ngột.
Phù nề là triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu
2/ Hãy cùng điểm qua những giải pháp để đối phó với chứng sưng phù nhé:
Giữ cho cơ thể luôn đủ nước: Uống đủ nước khi mang bầu giúp các hệ tiêu hoá, tiết niệu… hoạt động tốt. Đồng thời, phòng tránh được quá trình tích trữ chất lỏng, gây phù. Việc bổ sung nước cũng là một liệu pháp chăm sóc da cho bà bầu hiệu quả.
Ăn nhạt: Muối, đồ ăn mặn làm cơ thể bị trữ nước. Vì thế, nếu bạn có thói quen ăn mặn thì nhất thiết phải hạn chế trong thời kỳ mang thai để tránh hiện tượng phù nề.
Tránh mặc quần áo chật, tránh đi tất, giầy chật, đặc biệt là những đôi giày, tất thít chặt lấy cổ chân vì nó càng làm cho hiện tượng phù nề gia tăng.
Mẹ bầu nên năng vận động, tập thể dục thể thao trong thai kỳ vì điều này sẽ giúp giảm và tránh phù nề. Một số hoạt động được coi là an toàn cho thai phụ như đi bộ, bơi lội, aerobic… Những động tác giãn cơ hay tập yoga cũng có tác dụng chống lại phù nề một cách hiệu quả. Việc vận động giúp máu lưu thông tốt vì thế cũng giúp làm đẹp da cho bà bầu nhà mình.
Ngoài ra, để không bị phù chân, mẹ bầu nên để chân được nghỉ ngơi ngay khi có thể và tránh đứng trong một thời gian dài. Khi ngồi, cần chắc chắn là cả cơ thể và bụng bầu ở tư thế thoải mái, ngay ngắn. Có thể kê chân lên gối hoặc một cái bục.
Vận động cơ thể, ăn nhạt và bổ sung kali là một trong những cách chồng phù nề hiệu quả
Khi mang thai các phụ nữ phải trải qua rất nhiều khó khăn thách thức, trong đó chứng phù nề gây sự khó chịu đau nhức ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của chị em. Vì vậy các mẹ bầu cần lưu ý những cách trên để đối phó với chứng sưng phù và có tinh thần tốt nhất dành cho đứa con thân yêu sắp sửa chào đời.