Gen Z là đối tượng khách hàng trẻ đang được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Với sự hiểu biết sâu rộng về công nghệ, thiết bị kỹ thuật số, nhóm người dùng này sẽ định hình tương lai của ngành bán lẻ và dịch vụ. Do đó, nếu muốn phát triển, doanh nghiệp của bạn cần tìm cách thu hút, “lấy lòng” thế hệ gen Z thông qua các chiến dịch game marketing, social media, influencer,… Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về gen Z, từ đó có cách tiếp cận hiệu quả.
Bài viết liên quan:
- Vòng quay may mắn – Hoạt động marketing hiệu quả ngành bán lẻ
- Các nguyên tắc cơ bản cho Marketing trong ngành bán lẻ
- Omni Channel – Mô hình tăng doanh thu trực tuyến cho ngành bán lẻ
Gen Z là nhóm khách hàng tiềm năng của hầu hết tất cả các lĩnh vực trong 3 – 5 năm sắp đến
1. Nhận diện gen Z trên social media
Gen Z là thế hệ tiếp nối của Millennials. Đó là những người được sinh ra vào khoảng từ năm 1997 – 2012. Bên cạnh đó, cũng có một số nhận định cho rằng thế hệ Z bắt đầu từ năm 1995 – 2015. Tính đến năm 2019, nhóm đối tượng này đã chiếm phần lớn trong phân khúc khách hàng và có sức mua lên đến 143 tỷ USD.
Không chỉ là người mua sắm đơn thuần, gen Z còn tỏ ra cực kỳ nhạy bén đối với thế giới số, đặc biệt là social media. Theo nghiên cứu của Sprout Social, có đến 66% thế hệ Z thừa nhận rằng mạng xã hội là một phần tất yếu trong cuộc sống.
Họ thường sử dụng nền tảng social để cập nhật tin tức đời sống, trò chuyện, chia sẻ thông tin, mua sắm, theo dõi các thương hiệu, người nổi tiếng mà họ yêu thích, và xem video/hình ảnh giải trí.
Nhờ vào thời lượng tương tác trên mạng xã hội của Gen Z, các thương hiệu mong muốn tiếp cận đến tệp khách hàng này đã cố gắng “chăm chỉ” hơn trong các hoạt động truyền thông. Từ cập nhật sản phẩm mới, ra mắt các chiến dịch,… mà game marketing chính là một hoạt động được cả thương hiệu lẫn gen Z yêu thích.
Mạng xã hội là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của gen Z
(Nguồn: nur-muth.com)
Do có sự am hiểu và hứng thú lớn đối với social media nên thế hệ Z cũng kỳ vọng các thương hiệu sẽ nắm bắt kịp xu hướng này. Trong một khảo sát khác của mình, Sprout Social đã đưa ra kết quả như sau: 76% người dùng gen Z nghĩ rằng mạng xã hội giúp họ tương tác nhiều hơn với doanh nghiệp, 78% dùng các kênh social để tìm hiểu về các thương hiệu mới và 43% đã từng mua hàng trên các nền tảng mạng xã hội.
Sau đây, agency game marketing – Woay sẽ chia sẻ thêm một số thống kê giúp bạn hiểu hơn về chân dung người dùng thế hệ Z trên social media:
- 64% người dùng gen Z mong đợi trải nghiệm được cá nhân hóa nhiều hơn dựa trên các tương tác trước đó.
- 61% người dùng gen Z muốn các doanh nghiệp biết đến họ nhiều hơn thông qua những hoạt động trên mạng xã hội.
- 52% người dùng gen Z mong đợi các công ty đọc và phân tích các bài đăng trên mạng xã hội của mình.
Qua những số liệu trên, có thể thấy người dùng Z hiểu rõ về vấn đề thu thập dữ liệu của doanh nghiệp và không hề né tránh việc chia sẻ thông tin. Họ mong muốn dữ liệu của mình sẽ được các doanh nghiệp sử dụng để xây dựng nội dung cá nhân hóa, từ đó tạo ra những chiến lược marketing game cho sản phẩm và trải nghiệm mua sắm phù hợp.
Ngoài ra, gen Z cũng thích những nội dung tương tác hai chiều trên mạng xã hội và dành sự quan tâm khá lớn cho các dịch vụ sau bán hàng. Do đó, để “chiều lòng” nhóm người dùng này trên nền tảng social, bạn nên chú ý những điều sau:
- Tối ưu hóa hồ sơ doanh nghiệp để phù hợp với các tính năng trên mạng xã hội.
- Chú trọng vào các nội dung thúc đẩy tương tác như: user-generated content, video clip, infographic, bài viết chia sẻ kinh nghiệm, thăm dò ý kiến khách hàng, game cho marketing (trò chơi đố vui có thưởng, bốc thăm may mắn),….
- Đầu tư nguồn lực và sử dụng các công cụ trả lời tự động (Chatfuel, Hana chat, Manychat, Aahachat, Harafunnel,…) để giải đáp nhanh các câu hỏi, nhận xét của người dùng.
- Kiểm tra kỹ các nội dung mới ít nhất 2 lần/tuần để đánh giá hiệu quả và có hướng điều chỉnh kịp thời.
Trò chơi là một yếu tố có khả năng thu hút và lan tỏa tốt cho chiến lược marketing nếu thương hiệu biết cách nắm bắt insight gen Z
(Nguồn: freepik)
2. Gen Z mua hàng – cảm hứng đến trước, thanh toán theo sau
Điều tiếp theo về gen Z mà Woay muốn nhắc đến trong bài viết về game marketing đó là “cảm hứng mua hàng”, hay nói cách khác, đây chính là hoạt động gợi nên cảm hứng mua hàng cho các gen Z.
Là thế hệ có nhận biết sâu sắc về xã hội và đánh giá cao những trải nghiệm cá nhân, người dùng gen Z thường có xu hướng mua hàng theo cảm xúc. Họ không ngồi chờ để được các nhãn hàng giới thiệu, quảng cáo về sản phẩm. Mà thay vào đó, thế hệ Z chủ động tìm kiếm, nghiên cứu các xu hướng để nắm bắt kịp thời và trở thành người dẫn đầu trào lưu.
Theo thống kê, có khoảng 43% người dùng gen Z truy cập ứng dụng mua sắm hàng ngày để khám phá những sản phẩm đang thịnh hành và tìm kiếm trải nghiệm cá nhân hóa.
Điển hình như tại Ấn Độ, ngay cả khi không có ý định mua hàng, thì các cô gái thuộc độ tuổi từ 18 – 21 vẫn muốn vào trang NYKAA (nhà bán lẻ mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe) để tìm hiểu về mẹo làm đẹp, thời trang, những mặt hàng hot trend và thông tin khuyến mãi.
NYKAA giúp Gen Z chủ động nghiên cứu các xu hướng và mua hàng theo cảm hứng
Do đó, để đánh đúng tâm lý này của thế hệ Z, doanh nghiệp cần tăng cường các nội dung hữu ích, mới mẻ. Ngoài ra, hoạt động marketing game online, tặng quà ưu đãi cũng là giải pháp tốt để giúp bạn kích thích cảm hứng mua sắm của người dùng.
Có vô vàn cách thức để nắm bắt insight của nhóm đối tượng này. Từ việc thực hiện các cuộc khảo sát, đọc các nghiên cứu, phỏng vấn nhóm đối tượng này hay theo dõi và nghiên cứu một số kênh lớn có cùng tệp khách hàng tiềm năng. Bạn sẽ biết được các mong muốn, vấn đề, mối quan tâm hay trào lưu mà gen Z đang hứng thú để thiết kế ra các chiến lược thu hút.
Sau đây là một số dạng game (trò chơi) online bạn có thể sử dụng hiệu quả cho chiến dịch tiếp thị của mình:
- Bốc thăm trúng thưởng, vòng quay may mắn: Đây là minigame có luật chơi đơn giản và rất dễ trúng quà. Với thể loại game này, người chơi sẽ được tạo động lực và hứng khởi mua hàng thông qua các phần quà là voucher, ưu đãi giảm giá,…
- Quiz: Đây là loại trò chơi trí tuệ khá phổ biến và có mức chi phí marketing game tương đối thấp. Bạn có thể yêu cầu người dùng trả lời câu đố, tìm điểm khác biệt trong tranh hoặc giải ô chữ để nhận thưởng.
- Lật hình: Loại game này có mức độ tương tác cực cao và khá dễ tham gia. Để nhận được phần thưởng, người chơi sẽ phải lật mở lần lượt từng hình và tìm ra hai bức giống nhau.
Các hình thức trò chơi kể trên có thể áp dụng cho hầu hết tất cả các ngành bán lẻ và dịch vụ. Tuy nhiên, để đạt được thành công, bạn cần nhìn được bức tranh chung của cả một chiến dịch. Về mục tiêu tham gia của người chơi, về mục đích cuối cùng của thương hiệu, kết quả mà cả hai mong muốn đạt được là gì,…
Sau khi nắm bắt được các động lực, mục tiêu marketing game là gì (thu hút người dùng, tăng tương tác, tăng nhận biết hay nâng cao doanh thu,…) bạn mới có thể xây dựng nội dung các trò chơi cũng như thiết lập tiêu chí đo lường hiệu quả.
3. Thế hệ ưa chuộng các trải nghiệm trực tuyến trên thiết bị di động
Cùng với sự phát triển của các thiết bị di động, gen Z đang ngày càng chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các nội dung trực tuyến. Dù lựa chọn bất kỳ sản phẩm hay cửa hiệu nào thì nhóm người tiêu dùng này cũng sẽ tìm hiểu thông tin trên mạng rồi mới đưa ra quyết định.
Là thế hệ được sinh ra trong thời đại số, người tiêu dùng gen Z rất coi trọng các đánh giá online. Theo báo cáo của Social Media Link, khoảng 96% gen Z thường đọc review trước khi mua hàng. Vì vậy, nền tảng xây dựng marketing game cho thương hiệu – Woay khuyên bạn nên quan tâm, khuyến khích khách hàng review để nâng cao uy tín.
Các trải nghiệm trực tuyến giờ đây đã không còn giới hạn với sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ. Giờ đây, bạn có thể ngồi ở nhà để “thử giày” online mà không cần đến trực tiếp cửa hàng, những tấm vé sự kiện được nâng cấp thành các phiên bản video, thực tế ảo,… hay chỉ đơn giản là một website với thiết kế hiện đại, mượt mà, bắt mắt chẳng hạn!
Sự phát triển của thiết bị di động khiến gen Z ngày càng chú trọng vào những trải nghiệm trực tuyến
(Nguồn: theconversation.com)
Một điểm cần lưu ý nữa đó là gen Z thường sẽ đặc biệt tin tưởng vào đánh giá của các influencer, người sáng tạo nội dung hoặc kênh review nổi tiếng. Do đó, bạn nên hợp tác với những người có tầm ảnh hưởng, Tiktoker hoặc chanel đập hộp/review uy tín (ví dụ: Kiên Review – review các sản phẩm online, Duy Thẩm – review công nghệ, Ha Linh Official – review mỹ phẩm,…) để tạo dựng lòng tin với người dùng thế hệ Z.
Ngoài ra, còn có rất nhiều dạng content trực tuyến thu hút khác như: tạo nội dung minigame, tạo video ngắn, social audio,… Với game marketing, tùy vào trải nghiệm gen Z đang ưa chuộng, hoặc trải nghiệm mà họ yêu thích khi tương tác với thương hiệu mà bạn có thể thiết kế chiến dịch phù hợp.
Bạn có thể khuyến khích khách hàng review bằng cách tặng thưởng, hoặc thiết kế hành trình hướng dẫn sử dụng website cực xịn của bạn để đổi lấy mã giảm giá. Chỉ cần dành thời gian nghiên cứu một số xu hướng trên Tiktok, các group và cộng đồng cho người trẻ, bạn sẽ biết được đâu là “tiếng nói” đang được nhóm đối tượng này quan tâm nhiều nhất.
Review trên Shopee không còn là một “nhiệm vụ” đánh giá sản phẩm khô khan dành cho khách hàng
4. Gen Z quan tâm đến các yếu tố môi trường, con người
Nhận thức của thế hệ Z đối với trách nhiệm xã hội và môi trường đang được nâng cao hơn. Tại Thái Lan, 35% Z-er tin rằng việc đấu tranh cho các giá trị bền vững là hoàn toàn xứng đáng. Và tư tưởng này hiện cũng đang lan rộng ở khu vực Đông Nam Á.
Thế hệ Z đang là đối tượng tiên phong, thúc đẩy một thị trường bền vững và thân thiện với môi trường. Họ tìm kiếm những mặt hàng chất lượng cao và mang dấu ấn sinh thái (có thể tái chế, tái sử dụng). Theo FirstInsight (2020), 73% người tiêu dùng Z sẵn sàng chi thêm tiền để sở hữu các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Gen Z thích những thương hiệu chú trọng đến môi trường
(Nguồn: keysight.com)
Tentree là một thương hiệu thời trang organic tại Mỹ. Hãng đã tạo được thiện cảm đối với khách hàng gen Z nhờ một chiến dịch truyền thông về vật liệu bền vững trên social media. Theo sau Tentree, hàng loạt các thương hiệu khác cũng thực hiện các chiến lược tương tự như Muji, Uniqlo, Patagonia,…
Mặt khác, theo một nghiên cứu khác mà Woay – agency game marketing đã tìm hiểu được thì gen Z cũng kỳ vọng thương hiệu phải có lập trường về các vấn đề quyền con người, đạo đức. Có 62% Z-er muốn mua hàng từ các thương hiệu đề cao trách nhiệm với xã hội và đạo đức.
Momo chiếm được thiện cảm của giới trẻ với nhiều hoạt động gây quỹ thiết thực và minh bạch
Do đó, nếu muốn tạo ấn tượng tốt với người tiêu dùng gen Z, bạn nên thể hiện trách nhiệm đối với môi trường, xã hội. Nhưng cần lưu ý, những vấn đề mang tính chất cộng đồng thường rất nhạy cảm và có thể là “con dao hai lưỡi”. Vì vậy, doanh nghiệp của bạn phải đưa ra quan điểm nhất quán và thận trọng trước khi phát ngôn bất cứ điều gì.
Một ví dụ điển hình của việc thể hiện trách nhiệm xã hội thành công đó là Nike. Vào năm 2020, sau khi George Floyd qua đời, hãng đã ngay lập tức tạo ra một mẫu quảng cáo với thông điệp “For Once, Don’t Do It” để tỏ rõ quan điểm chống phân biệt chủng tộc. Và kết quả Nike đã tạo được tiếng vang lớn trên khắp thế giới.
Video của Nike và thông điệp chống phân biệt chủng tộc
5. Gen Z đang tự tạo nên xu hướng mới
Như những gì mà agency game marketing – Woay đã đề cập, gen Z rất nhanh nhạy với công nghệ và thích khám phá điều mới lạ. Không chỉ đi theo trào lưu mà thế hệ Z còn tự tạo ra các xu hướng mới. Ví dụ, nhiều cửa hàng online không mô tả sản phẩm đầy đủ nên người dùng gen Z đã chuyển sang tìm kiếm bằng hình ảnh thay vì văn bản như trước đây.
Ngoài ra, thế hệ Z cũng đang dần thay đổi thói quen sử dụng các thoại thẻ vật lý (ATM, visa,…) sang các loại hình thanh toán điện tử như ví điện tử, ngân hàng online và các hình thức giao dịch “mua trước, thanh toán sau”. Để đáp ứng được nhu cầu này của gen Z, doanh nghiệp của bạn nên đa dạng hóa các phương thức thanh toán (trực tiếp, COD, thẻ visa, thẻ tín dụng, ví điện tử,…).
Người dùng Z thích thanh toán qua ví điện tử
(Nguồn: techwireasia.com)
Hy vọng những thông tin trên đã phần nào giúp bạn định hình được chân dung của gen Z. Họ làm chủ công nghệ, quan tâm đến các vấn đề về môi trường, con người, yêu thích mạng xã hội và những trải nghiệm trực tuyến. Để thu hút được nhóm người dùng này, doanh nghiệp nên sử dụng nhiều hơn các yếu tố trò chơi trong chiến lược tiếp thị.
Nếu bạn vẫn chưa biết cách xây dựng kế hoạch game marketing hiệu quả thì có thể liên hệ với Woay để được tư vấn, hỗ trợ. Là nền tảng thiết kế minigame hàng đầu, chúng tôi sẽ giúp bạn tạo ra những trò chơi bán hàng độc đáo, sáng tạo, phù hợp với người dùng Z chỉ trong vòng 5 phút.
Woay – Nền tảng ứng dụng Gamification Marketing
Địa chỉ: Lầu 7. Tòa nhà Minh Long, 17 Bà Huyện Thanh Quan, phường 6, quận 3.
Hotline: 089 888 4169
Email: support@woay.vn