Con lăn băng tải và những điều bạn cần biết!

0
821

Nếu đang có ý định mua băng tải con lăn inox, con lăn nhựa cho doanh nghiệp, trước tiên, bạn cần nắm rõ cấu trúc và cách thức vận hành của hệ thống con lăn. Bởi vì đây chính là bộ phận quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chịu lực và vận chuyển của hệ thống băng tải. Vậy con lăn có vai trò gì? Cấu tạo thế nào? Phân loại ra sao? Bài viết dưới đây của Carno sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Xem thêm:

con-lan-la-bo-phan-rat-quan-trong-cua-he-thong-bang-tai

Con lăn là bộ phận rất quan trọng của hệ thống băng tải

1. Con lăn băng tải là gì?

Con lăn băng tải là một khối hình trụ dài, có thể chuyển động theo dạng tròn, quanh một trục cố định. Bộ phận này có tác dụng giúp hàng hóa/nguyên vật liệu di chuyển dễ dàng, nhanh chóng. Thông thường, một con lăn băng tải sẽ có các đặc điểm kỹ thuật chung như sau:

  • Đường kính từ ø34 – ø 219 mm.
  • Độ dày từ 1.5 – 10 mm.
  • Khi lắp đặt vào hệ thống băng tải con lăn xếp, khoảng cách giữa 2 con lăn thường trong khoảng từ 80 – 180 mm (tùy thuộc vào đường kính con lăn và yêu cầu vận chuyển thực tế).

2. Chất liệu làm con lăn băng tải

Chất liệu làm con lăn cần có khối lượng nhẹ và độ ma sát thấp để đảm bảo tính linh hoạt và sự trơn tru khi chuyển động. Một số chất liệu phổ biến thường được sử dụng để chế tạo con lăn có thể kể đến như: inox, nhôm, nhựa, sắt, cao su,…

Ngoài ra, tùy vào yêu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp mà đơn vị sản xuất có thể dùng thêm một số loại vật liệu phụ trợ khác để gia cố và tăng độ bền cho con lăn.

con-lan-bang-tai-co-the-duoc-lam-tu-nhua-cao-su-inox

Con lăn băng tải có thể được làm từ nhựa, cao su, inox,…

3. Cấu tạo của con lăn băng tải

Con lăn băng tải bao gồm các bộ phận chính sau đây:

  • Trục con lăn thường được làm bằng thép không gỉ hoặc inox để đảm bảo khả năng chịu lực.
  • Vỏ con lăn có thể được mạ kẽm, bọc cao su hoặc bọc nhựa, giúp tăng độ bền và giảm ma sát trong quá trình vận chuyển.
  • 2 vòng bi, có tác dụng gắn chặt vỏ con lăn với phần trục.
  • Một số linh kiện đi kèm khác.

Tuy kết cấu của con lăn khá đơn giản nhưng đây không phải là một sản phẩm dễ gia công, chế tạo. Bởi vì, để đạt được hiệu quả và độ an toàn khi sử dụng, con lăn phải đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật về đồng tâm, đồng trục, lực ly tâm,…

cau-tao-con-lan-bang-tai-gom-co-truc-vo-con-lan-vong-bi-va-mot-so-linh-kien-khac

Cấu tạo con lăn băng tải gồm có trục, vỏ con lăn, vòng bi và một số linh kiện khác

4. Phân loại con lăn băng tải

Hiện nay, trên thị trường có các loại con lăn băng tải phổ biến sau:

  • Con lăn nhựa: Bề mặt của con lăn loại này thường được bọc nhựa PVC, POM, PA hoặc Teflon,… Khả năng chống chịu va đập của băng tải con lăn nhựa khá tốt, có thể hoạt động hiệu quả trong các công xưởng hóa chất, thực phẩm, dược phẩm.
  • Con lăn cao su: Loại con năng này có thể chống tĩnh điện, chống bám dính rất tốt. Dù môi trường có nhiều khói bụi, ẩm ướt thì con lăn cao su vẫn có thể hoạt động hiệu quả.
  • Con lăn inox: Đây là con lăn đặc ruột, toàn bộ vỏ ngoài đều được làm từ inox không gỉ. Ưu điểm của con lăn inox là bền bỉ và có độ cân bằng cao khi chuyển động.
  • Con lăn bánh xe: Con lăn loại này có hình dạng và kết cấu tương tự như bánh xe và thường được làm bằng nhựa chịu lực. Ưu điểm của bánh xe băng tải là khá gọn nhẹ và ít gây tiếng ồn.

thong-thuong-con-lan-bang-tai-se-duoc-phan-loai-dua-tren-chat-lieu-su-dung

Thông thường, con lăn băng tải sẽ được phân loại dựa trên chất liệu sử dụng

5. Ứng dụng của con lăn băng tải

Ứng dụng phổ biến nhất của con lăn là để sản xuất băng tải con lăn. Cụ thể, các con lăn sẽ được kết nối với nhau trên trục băng chuyền để tạo thành một mặt phẳng giúp nâng nỡ, vận chuyển nguyên vật liệu/hàng hóa một cách nhanh chóng, an toàn. Hiện nay, băng tải con lăn thường được dùng rất nhiều trong ngành khai khoáng, công nghiệp nặng,…

Tuy nhiên, loại băng tải này cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định như:

  • Khá tốn kém trong khâu lắp đặt, sửa chữa.
  • Thời gian sửa chữa lâu, khiến hệ thống sản xuất dễ bị gián đoạn khi xảy ra sự cố.
  • Nặng hơn so với nhiều loại băng tải khác.
  • Khó kiểm soát tốc độ băng tải.
  • Chỉ có thể vận chuyển các sản phẩm dạng hộp, khối, không thể vận chuyển vật liệu kích thước nhỏ, dạng bột, hạt,…

Nếu cảm thấy phiền toái vì những hạn chế của băng tải con lăn, bạn có thể lựa chọn băng tải PVC của Carno. Trải qua truy trình nghiên cứu và kiểm tra kỹ lưỡng, sản phẩm băng tải Carno cam kết đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng và tính linh hoạt trong vận hành:

  • Kết cấu nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt, bảo dưỡng.
  • Cách thức vận hành đơn giản, không đòi hỏi chuyên môn cao.
  • Sử dụng khung nhôm định hình cao cấp, đảm bảo chắc chắn, chịu lực tốt.
  • Dây đai PVC chịu nhiệt, cách điện và chống trượt tốt.

Đặc biệt, tất cả các mẫu băng tải của Carno đều được chúng tôi trực tiếp sản xuất và phân phối nên có mức giá rất hợp lý. Đi kèm với đó, Carno cũng cung cấp chế độ bảo hành 1 năm và hỗ trợ kỹ thuật vĩnh viễn cho khách hàng.

Để được báo giá băng tải chi tiết và nhận các hướng dẫn, hỗ trợ từ nhân viên kỹ thuật, bạn hãy liên hệ với Carno ngay bây giờ! Chúng tôi sẽ tư vấn để giúp bạn chọn được loại băng tải tốt, phù hợp nhất cho quy trình sản xuất của doanh nghiệp!

CÔNG TY TNHH MACHINERY CARNO VIỆT NAM

Phone 02822459555

Hotline 0906769585 – 02822459444

Email Sale@carnovn.com

Kho miền Nam 1650 Nguyễn Duy Trinh, KP. Tam Đa, Phường Trường Thạnh,Quận 9, TP. Hồ Chí Minh. (Đối diện địa chỉ 1745)

Kho miền Bắc Chợ Rồng Thôn Tống Xá – Xã Thanh Quang – Huyện Nam Sách – Tỉnh Hải Dương

Chi nhánh miền Bắc Số 7B, Ngõ 387, Đường Nguyễn Đức Thuận, Thị Trấn Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here