Là bậc cha mẹ, ai ai cũng muốn bảo vệ con mình khỏi tất cả những nguy hiểm trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải lúc nào ba mẹ cũng có thể ở bên cạnh và chăm sóc cho con. Con bạn liệu có biết phải làm gì nếu chúng ở trong tình huống sinh tồn hay không? Nếu không, hãy trang bị những kỹ năng sinh tồn cho trẻ từ sớm để giúp trẻ tự tin và bình tĩnh trước các trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra.
Cha mẹ cần xem xét việc kết hợp các kỹ năng sống cơ bản vào quá trình nuôi dạy con, để con có thể hiểu dễ dàng hiểu được những bài học cần thiết. Nếu cha mẹ không chắc chắn về những kỹ năng sinh tồn cho trẻ em là gì? Hãy cùng xem qua những kỹ năng quan trọng ưu tiên hàng đầu sau.
Mỗi một kỹ năng cũng đòi hỏi ở bố mẹ những kiến thức và cách dạy khác nhau cho con trẻ, do đó, bố mẹ có thể tham khảo thêm các khóa học kỹ năng sinh tồn cho trẻ để lựa chọn khoá học phù hợp và bổ ích, vừa giúp con thế thêm kỹ năng sống, vừa giúp bé phát triển các kỹ năng xã hội khác.
Phụ huynh nên dạy những kỹ năng sinh tồn cho trẻ từ sớm
Xem thêm:
- 5 kỹ năng mềm quan trọng cần dạy ngay cho trẻ
- Cha mẹ có nên dạy con theo phương pháp của người do Thái không?
1. Dạy trẻ những điều cần làm khi cha mẹ gặp sự cố như bất tỉnh, tai nạn
Tạo danh sách các số điện thoại khẩn cấp như xe cứu thương, cứu hoả, cảnh sát, người thân trong gia đình,… và hướng dẫn con cách phân biệt số, cách gọi điện thoại khi cần thiết. Cha mẹ nên dạy con gọi bằng các thiết bị khác nhau như điện thoại bàn, điện thoại di động (dùng loa ngoài) và cách sử dụng các thiết bị có nút báo khẩn cấp có thể là đồng hồ đeo tay, đồng hồ thông minh… Và quan trọng là cha mẹ hãy thường xuyên luyện tập cùng con.
2. Giáo dục những kỹ năng cho trẻ khi bị lạc
Một trong những điều đáng sợ nhất đối với trẻ em đó là bị lạc. Đây là một kỹ năng quan trọng và trẻ cần được giáo dục mỗi ngày. Những điều bố mẹ cần lưu ý truyền đạt cho con mình:
– Đứng yên tại chỗ, nơi trẻ phát hiện ra mình đi lạc.
– Tìm người mà chúng ta có thể tin tưởng được như cảnh sát, bảo vệ, nhân viên ở nơi bị lạc (siêu thị, khu vui chơi,…)
– Trang bị cho con những chiếc còi đồ chơi để chúng có thể dùng đến khi lạc bố mẹ hoặc ở nơi quá đông người. Bố mẹ cần phải cẩn thận dạy con cách dùng còi, không để con xem đây là đồ chơi và tự dùng tuỳ ý.
– Dạy con ghi nhớ số điện thoại của bố mẹ, cô giáo, người thân.
Ngoài ra, để tốt hơn nữa, phụ huynh có thể cho trẻ học kỹ năng sinh tồn khi ở nơi hoang dã, đó là những kỹ năng ít khẩn cấp hơn nhưng lại rất cần thiết như nhóm lửa, cách làm chín thực phẩm một cách đơn giản, giữ an toàn trước động vật hoang dã,…
3. Dạy trẻ cách xem bản đồ
Tốt nhất cha mẹ nên dạy con đọc bản đồ xác định vị trí của mình khi con bắt đầu biết đọc, biết viết (từ 6 tuổi), điều này sẽ giúp con bình tĩnh, định hướng và tìm ra lối đi cho riêng mình khi trẻ đi lạc. Các bản đồ mà cha mẹ có thể chỉ dạy được cho con, đó là bản đồ trong khu phố, bản đồ ở trung tâm thương mại, sở thú, khu vui chơi,…
Dạy kỹ năng sinh tồn cho trẻ qua việc đọc bản đồ từ khi còn nhỏ
Việc học kỹ năng sống cho trẻ sẽ cung cấp được đa dạng nhiều loại bản đồ hơn, bên cạnh đó còn là biển báo, chỉ dẫn. Đồng thời kích thích trí não của trẻ trở nên nhạy bén với các hướng dẫn chỉ đường.
4. Cho trẻ học bơi từ khi còn nhỏ
Bơi lội là một trong những kỹ năng sinh tồn cho trẻ cơ bản mà bất kỳ ai cũng nên học, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Theo khuyến nghị của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ-AAP, cha mẹ nên cho con học bơi từ khi 1 tuổi, trang bị các kỹ năng cơ bản như lướt, nổi trên nước.
Bơi lội được xem như một kỹ năng sinh tồn cho trẻ và tất cả mọi người
Khi trẻ được 6 tuổi, cần được giáo dục thêm về cách đối phó với việc đuối nước. Khi rơi xuống nước, bản năng của chúng ta là hoảng sợ và vùng vẫy tay. Nhưng bạn phải dạy trẻ bình tĩnh, tìm cách nổi, giữ thẳng lưng, thẳng chân và thực hiện một số cú đạp nhỏ để trở lại mặt nước.
5. Dạy trẻ những nguyên tắc khi ở nhà một mình
Không phải lúc nào cha mẹ cũng đồng hành cùng con cái 24/7 và đôi khi trẻ phải ở nhà một mình. Nhưng trẻ nhỏ chưa thể nhận thức được những nguy hiểm luôn rình rập chúng, vì vậy cha mẹ nên giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Nguyên tắc cơ bản nhất là không được mở cửa cho ai khác ngoài cha mẹ, nhưng nếu có người cố tình lẻn vào nhà, trẻ nên bật TV thật to, gây ồn ào trong nhà, khiến người lạ tưởng là có người lớn ở trong nhà.
6. Kỹ năng ra hiệu khi gặp nguy hiểm hoặc gặp người lạ
Hiện nay, có nhiều trường hợp bắt cóc trẻ em và thực hiện các hành vi đồi bại bằng cách giả vờ quen biết để nói chuyện với trẻ. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho trẻ, cha mẹ cần hết sức lưu ý dặn trẻ không kết giao với người lạ. Để không làm bé sợ hãi, cần nhấn mạnh rằng người lạ là người mà chúng ta không biết là tốt hay xấu, vì vậy chúng ta vẫn phải giữ khoảng cách, chẳng hạn như không đi theo họ, không ăn bất cứ thứ gì của họ cho…
Cha mẹ nên giáo dục con cái khi bị người lạ bắt, phải làm những “hành động xấu” như cắn, cào cấu, la hét và thu hút sự chú ý của tất cả mọi người xung quanh bằng mọi giá “Cháu không quen người này, người này đang bắt cóc cháu”.
7. Cho trẻ học kỹ năng tự vệ
An toàn là một trong những ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, để trẻ cảm thấy an toàn và tự tin hơn, bạn cần đưa trẻ tham gia một khóa học tự vệ cơ bản hoặc các lớp giáo dục phòng chống xâm hại trẻ em để con có thể hiểu được vấn đề mà tự ý thức bảo vệ bản thân mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời, điều này cũng sẽ tạo điều kiện cho các em phát triển các kỹ năng xã hội.
Những kỹ năng tự vệ nên được dạy cho trẻ mọi độ tuổi
8. Giáo dục trẻ những kỹ năng sơ cứu vết thương cơ bản
Không ai có thể lường trước được tất cả các tình huống xấu có thể xảy ra, vì vậy cha mẹ nên để trẻ thành thạo các kỹ năng sơ cứu cơ bản cho các trường hợp sau: bỏng nước hoặc lửa, trầy xước da và chảy máu, vật nuôi cắn, đứt tay, v.v.
– Xác định mức độ vết thương
– Làm sạch vết thương
– Sát trùng vết thương
– Băng và dán bằng băng y tế đơn giản
Dạy trẻ kỹ năng sơ cứu cơ bản là việc làm cần thiết để bảo vệ trẻ
Để trẻ hiểu cách sơ cứu vết thương sẽ giúp trẻ trở nên độc lập, mạnh mẽ và an toàn ngay từ nhỏ, mạnh dạn tham gia vào các hoạt động cộng đồng.
9. Dạy trẻ xác định được thực phẩm nào ăn được trong các trường hợp cần sống sót
Không cần phải suy nghĩ quá xa xôi, hiện thực nhất là ngay tại chính ngôi nhà của mình, nhiều trẻ em ở thành phố hoàn toàn lúng túng khi chúng bị đói lúc chỉ có một mình. Đã có trường hợp trẻ tự mở cửa tủ lạnh và lấy tất cả những thứ ăn được kể trứng sống, đây rõ ràng là một điều rất nguy hiểm. Vì vậy, dạy trẻ cách xác định thực phẩm sống, cũng như hư hỏng, mốc không còn ăn được nữa là vô cùng cần thiết.
Ngoài ra, các kỹ năng sinh tồn cho trẻ khi lạc trong rừng, sống trong môi trường có mặt đất và gần gũi với thiên nhiên, từ đó dạy trẻ cách nhận biết và xác định nguồn thực phẩm từ trái cây, thảo mộc.
Hầu hết trẻ em ở thành phố ít để ý đến điều này, nhiều trẻ chỉ uống nước đóng chai Evian từ khi còn nhỏ, thậm chí còn chưa có thói quen uống nước máy hay nước máy đun sôi. Vì vậy, cha mẹ phải luôn nhắc nhở con rằng ngoài nước uống đóng chai, trẻ em có thể sử dụng nước máy hoặc tìm các nguồn nước khác, chẳng hạn như bật ấm đun nước điện vẫn còn nước, làm tan đá trong tủ lạnh và phải chú ý phân biệt đến thực phẩm khô ăn được với những đồ ăn sống.
Hoạt động đơn giản nhưng thiết yếu cho trẻ đó là xác định thực phẩm ăn hàng ngày
10. Dạy trẻ những thao tác cần làm để thoát hiểm trong những tình huống khẩn cấp
Sau khi trẻ lớn lên, cha mẹ sẽ không thể giám sát trẻ 24/24 giờ. Dạy trẻ cách thoát hiểm và cách phòng tránh các tai nạn ở nhà là rất quan trọng. Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất … đều là những thảm họa không thể lường trước được. Dạy trẻ đối phó với những tai nạn này ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp cha mẹ yên tâm hơn.
Ở nước ngoài, việc dạy trẻ em đối phó với hỏa hoạn, động đất và các tình huống khác … rất được người lớn quan tâm. Đây là một lý do dễ hiểu khi chúng ta thấy rằng trẻ em phương Tây thường phản ứng rất nhanh với những tình huống này. Khi có hỏa hoạn hoặc động đất, trong tình huống khẩn cấp nhất, bạn phải thoát ra ngoài và cố gắng thu nhặt những thứ cấp thiết nhất, chẳng hạn như: điện thoại, chai nước, thức ăn, đèn pin (nếu có thể), và vật dụng nào gây tiếng ồn như còi.
Cha mẹ hãy để con thích nghi với thế giới thông qua các khóa học kỹ năng sống, đừng quá đùm bọc, che chở cho con mình mà nên để chúng tự khám phá và bảo chính bản thân mình trước những hiểm nguy xung quanh.
Nguồn tham khảo:
- steame.vn
- camnanggiaoduc.org
- vietnamnet.vn/