Tất tần tật thông tin về Gamification doanh nghiệp nên biết

0
393

Gamification (gamify, game hóa) là một “buzz-word” quen thuộc hiện nay. Chúng ta có thể bắt gặp xu hướng này trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ giáo dục, marketing cho đến quản trị nhân sự,….

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bản chất, nguyên lý hoạt động và các lợi ích mà game hóa có thể đem đến cho tổ chức/doanh nghiệp. Bài viết hôm nay của Woay sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về những vấn đề này. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Bài viết liên quan:

xay-dung-cac-tro-choi-tren-hanh-trinh-khach-hang-customer-journey-la-xu-huong-duoc-ap-dung-pho-bien-hien-nay

Xây dựng các trò chơi trên hành trình khách hàng (customer journey) là xu hướng được áp dụng phổ biến hiện nay
(Nguồn: paprikaads.com)

1. Gamification là gì?

Hiểu một cách đơn giản, gamify là việc ứng dụng những cơ chế của game (ví dụ: bảng xếp hạng, huy hiệu, nhiệm vụ, phần thưởng,…) vào các hoạt động như: marketing, quảng cáo, giáo dục, quản trị,… để tạo động lực, thúc đẩy người tham gia hoàn thành các mục tiêu mà doanh nghiệp/tổ chức đề ra.

Khi đưa các yếu tố trò chơi vào lớp học, trong cách tổ chức công việc, quảng cáo,… trải nghiệm của học viên, nhân viên, hay người tiêu dùng sẽ trở nên thú vị hơn, tạo được sự chú ý và hứng thú cho người tham gia.

Nếu bạn để ý thì game hóa đã xuất hiện từ rất lâu. Một ví dụ gamification marketing thành công điển hình đó là hãng M&M. Công ty này đã ra mắt trò chơi Eye Spy Pretzel vào năm 2013. Luật của tựa game này cực kỳ đơn giản.

Trong hàng nghìn viên kẹo M&M, người chơi chỉ cần tìm ra được chiếc bánh vòng ẩn giấu trong tấm hình thì sẽ chiến thắng. Kết quả, chiến dịch game hóa này đã đem về cho M&M 25.000 lượt thích, 10.000 bình luận và 6.000 lượt chia sẻ trên Facebook.

2. Điểm khác nhau giữa gamify và game

Tuy cũng sử dụng các yếu tố của trò chơi nhưng về bản chất, hoạt động game hóa hoàn toàn khác với game – trò chơi thông thường. Các tựa game thông thường sử dụng nội dung riêng biệt, không hề liên quan đến thương hiệu và chỉ mang tính chất giải trí.

Trong khi đó, game hóa lại sử dụng những nội dung sẵn có của doanh nghiệp, thương hiệu và khai thác theo nhiều khía cạnh khác nhau để tạo ra hệ thống nhiệm vụ, phần thưởng,… và hướng đến mục tiêu cuối cùng là nâng cao doanh số, tăng tương tác, đạt hiệu quả marketing hoặc đào tạo nhân viên,….

xay-dung-cac-tro-choi-tren-hanh-trinh-khach-hang-customer-journey-la-xu-huong-duoc-ap-dung-pho-bien-hien-nay

Gamify sẽ dựa trên các nội dung sẵn có của doanh nghiệp để xây dựng nên hệ thống nhiệm vụ, phần thưởng
(Nguồn: gamerseo.com)

3. Nguyên lý hoạt động của game hóa

3.1. Cơ chế của game

Trong phần 1 của bài viết – “gamification là gì”, chúng ta đã biết đây là một kỹ thuật marketing được xây dựng dựa trên các yếu tố trò chơi. Do đó, để hiểu hơn nguyên lý “game hóa”, trước tiên, chúng ta cần nắm rõ cơ chế của game.

Cơ chế của game là các hoạt động mang tính giáo dục hoặc khơi dậy sự cạnh tranh của người dùng. Mục đích sau cùng để truyền cảm hứng hoặc trao phần thưởng cho một hành động cụ thể nào đó.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu, Yu-kai Chou đã cho ra đời mô hình động lực Octalysis. Mô hình này được xây dựng dựa trên 8 động lực cốt lõi của con người. Căn cứ vào đó, chúng ta có thể tạo nên những sản phẩm trò chơi gamification thành công như mong đợi. 8 động lực này bao gồm:

1. Nhiệm vụ và lý tưởng cần thực hiện (Epic meaning & calling)

2. Tiến triển và thành quả (Development & Accomplishment)

3. Được sáng tạo và nhận phản hồi (Empowerment Creativity & Feedback)

4. Tính sở hữu (Ownership & Possession)

5. Ảnh hưởng xã hội và khả năng gợi nhớ (Social influence & Relatedness)

6. Sự khan hiếm và thiếu kiên nhẫn (Scarcity and impatience)

7. Yếu tố mới lạ và sự tò mò (Unpredictability & Curiosity)

8. Sự mất mát và né tránh (Loss & Avoidance)

mot-tua-game-thanh-cong-can-duoc-xay-dung-dua-tren-8-dong-luc-cot-loi-cua-con-nguoi

Một tựa game thành công cần được xây dựng dựa trên 8 động lực cốt lõi của con người
(Nguồn: motivateplay.com)

3.2. 3 yếu tố để tối ưu hóa 8 động lực của gamification

Để các trò chơi có thể mang lại động lực cho người tham gia và đạt được hiệu quả như mong đợi thì chúng ta cần đảm bảo 3 yếu tố quan trọng, đó là:

  • Bối cảnh: Chủ đề của chiến dịch phải liên quan đến doanh nghiệp hoặc ngành của bạn.
  • Giá trị: Người tham gia phải nhận được giá trị thiết thực (quà, phần thưởng, huy hiệu, kiến thức,…).
  • Tính đơn giản: Nếu bạn thực hiện một chiến lược game hóa quá phức tạp, sẽ không ai có thể hoàn thành thử thách và khiến người chơi nản chí. Quay trở lại với ví dụ về M&M, nếu hãng làm cho chiếc bánh quy quá giống với các viên kẹo thì khán giả sẽ khó tìm thấy và nhanh chóng từ bỏ. Do đó, hãy tạo ra chiến lược game hóa đơn giản và phù hợp với khách hàng. Đây là điểm mấu chốt để thành công.

4. Xây dựng mục tiêu cho chiến lược game hóa

Để tạo ra một chiến lược gamification thật sự hiệu quả và đem lại giá trị cho doanh nghiệp, trước tiên, bạn cần xây dựng mục tiêu phù hợp. Đó có thể là tăng traffic cho website, tăng độ phủ của thương hiệu hoặc tăng doanh thu,…

Việc thiết lập mục tiêu này cần phải có sự đầu tư và nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuyệt đối không đưa ra những mục tiêu sơ sài hoặc không thể đo lường được sau chiến dịch. Để có một mục tiêu hiệu quả cho chiến dịch tiếp thị thông qua trò chơi, bạn có thể tham khảo các bước thiết lập mục tiêu SMART sau đây:

  • S – Specific : Cụ thể, dễ hiểu.
  • M – Measurable : Đo lường được
  • A – Attainable : Có thể đạt được
  • R – Relevant : Thực tế
  • T – Time-Bound : Thời gian hoàn thành

Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về mục tiêu SMART tại đây.

5. Game hóa có thể giúp các doanh nghiệp nhỏ như thế nào?

Ngày nay, gamification đóng vai trò là một vũ khí bí mật để trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ trên thương trường. Game hóa có thể mang đến rất nhiều lợi ích như:

  • Tăng lượng tương tác, tăng độ nhận biết và thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
  • Kích thích mua hàng, nâng cao doanh số.
  • Giữ chân, tăng trải nghiệm cho khách hàng.
  • Thu thập thông tin của khách hàng nhanh chóng và hiệu quả hơn.
  • Tăng nhận diện thương hiệu.

gamification-co-the-giup-doanh-nghiep-tang-do-nhan-dien-thuong-hieu

Gamification có thể giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện thương hiệu
(Nguồn: mcm.com.vn)

Bên cạnh mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng, tạo ra các giá trị thiết thực cho khách hàng, game hóa còn là một kỹ thuật hữu ích, được các doanh nghiệp sử dụng trong quá trình đào tạo nội bộ, quản lý nhân sự,…. Việc áp dụng các yếu tố của game (ví dụ như: phần thưởng, thanh tiến trình, huy hiệu,…) sẽ giúp tăng tính cạnh tranh và nỗ lực làm việc của nhân viên.

6. Cơ hội từ việc game hóa

Trong tương lai, các nền tảng truyền thông được dự đoán là sẽ sử dụng gamification phổ biến và rộng rãi hơn. Theo thống kê của MarketsandMarkets thì thị trường “game hóa” sẽ tăng từ 9,1 tỷ USD (2020) lên 30,7 tỷ USD (2025). Điều này nghĩa là sẽ ngày càng có nhiều doanh nghiệp áp dụng game hóa vào các hoạt động kinh doanh và bạn sẽ có nhiều đối thủ cạnh hơn.

Do đó, để dẫn đầu xu hướng, bạn cần bắt đầu tìm hiểu và ứng dụng từ bây giờ. Game hóa sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu suất truyền thông. Ngoài ra, các trò chơi còn là cầu nối để bạn và khách hàng gần nhau hơn. Áp dụng các chiến lược game hóa càng sớm thì bạn sẽ càng có nhiều cơ hội mới tham gia vào thị trường, đi trước xu hướng, thậm chí bỏ xa đối thủ của mình.

Dưới đây, Woay sẽ gợi ý một vài hoạt động mà doanh nghiệp có thể áp dụng gamify hiệu quả:

6.1. Áp dụng game hóa vào hoạt động marketing

Việc đưa game vào chiến dịch marketing đã đánh đúng vào tâm lý muốn cạnh tranh, nhận thưởng của khách hàng. Từ đó, giúp doanh nghiệp có thêm nhiều lượng truy cập website, tương tác trên mạng xã hội, thậm chí là tăng doanh số.

Có rất nhiều thể loại minigame thú vị mà bạn có thể áp dụng cho chiến dịch marketing của mình, đơn cử như: vòng quay may mắn, chia sẻ câu chuyện, giải câu đố, tìm điểm khác biệt, giải ô chữ,….

Ví dụ: KFC Nhật Bản đã tạo ra tựa game “KFC’s Shrimp Attack” để giới thiệu sản phẩm mới – Puri Ebi (Tôm) và khuyến khích khách hàng dùng thử thông qua các phần thưởng giảm giá.

Kết quả, sau khi kết thúc chiến dịch gamification, đã có 22% người chơi đổi phiếu thưởng tại cửa hàng và giúp doanh thu của KFC tăng đến 106% so với cùng kỳ năm trước.

Đọc thêm về case study này tại đây nhé!

chien-luoc-game-hoa-chien-luoc-ra-mat-san-pham-cua-kfc-da-dat-duoc-thanh-cong-ngoai-mong-doi

Chiến lược game hóa chiến lược ra mắt sản phẩm của KFC đã đạt được thành công ngoài mong đợi
(Nguồn: Fanpage Gamify)

6.2. Áp dụng gamification vào hoạt động quản trị nhân sự

Nhiều doanh nghiệp hiện nay tương tác với nhân viên bằng việc ứng dụng game hóa vào hoạt động quản trị nhân sự. Ví dụ, Hub Engage  đã sử dụng điểm, huy hiệu, bảng thành tích, câu đố và các dạng trò chơi khác cho nhân viên để thúc đẩy sự tham gia, tương tác tích cực hơn.

Sự cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn khi mỗi cá nhân đều có bảng điều khiển theo dõi và công khai các thành tích cá nhân của họ với nhau. Do đó, nếu bạn muốn tăng tương tác của một nhóm nhân sự, hãy thử triển khai các hoạt động trò chơi nội bộ.

Sau đây là một số gợi ý mà bạn có thể cân nhắc thực hiện: xây dựng bảng thành tích, phần thưởng (thẻ quà tặng, tiền thưởng,…), thanh tiến độ, đưa ra các yếu tố giả định/nhập vai,… Việc này sẽ có thể vừa giúp doanh nghiệp đào tạo, nâng cao kỹ năng của nhân sự, vừa tăng tính cạnh tranh và tinh thần làm việc. Đây hẳn là “một mũi tên trúng hai mục đích”.

viec-trao-phan-thuong-huy-hieu-se-giup-nhan-vien-tang-dong-luc-lam-viec

Việc trao phần thưởng, huy hiệu sẽ giúp nhân viên tăng động lực làm việc
(Nguồn: learn.g2.com)

6.3. Áp dụng gamify vào hoạt động giáo dục

Gamification marketing ngành giáo dục là một kỹ thuật độc đáo, giúp người tham gia (có thể là học viên, khách hàng của bạn) nắm bắt thông tin nhanh hơn, lưu giữ lượng lớn kiến thức và tăng trải nghiệm.

Ví dụ: Bạn có thể biến toàn bộ khóa học thành một trò chơi. Để tạo sự khác biệt với các khóa học khác, bạn sẽ cho khách hàng tiếp nhận thông tin ở các cấp độ khác nhau, “mở khóa” thông tin mới khi họ tiếp tục. Điều này có thể tốn nhiều thời gian và tiền bạc hơn nhưng lại đem lại lợi thế cho doanh nghiệp của bạn và mang lại niềm vui cho người sử dụng.

Nếu cần một ví dụ thực tế để học hỏi thì Duolingo là một case study tốt dành cho bạn. Đây là một ứng dụng học ngôn ngữ trực tuyến với hơn 500 triệu người dùng. Duolingo đã sử dụng rất nhiều kỹ thuật game hóa trên app như: xây dựng hệ thống các thử thách, tiến trình học tập, câu hỏi trắc nghiệm, bảng xếp hạng,…

duolingo-la-mot-ung-dung-hoc-tap-duoc-xay-dung-duoi-dang-tro-choi-thu-vi

Duolingo là một ứng dụng học tập được xây dựng dưới dạng trò chơi thú vị
(Nguồn: riseapps.co)

Game hóa là một kỹ thuật hỗ trợ cho marketing hiệu quả và cực kỳ hữu ích hiện nay. Do đó, bạn nên bắt đầu tìm hiểu ngay về game hóa để mở ra một cánh cửa mới cho doanh nghiệp của mình.

Nếu vẫn còn các thắc mắc liên quan đến gamification hoặc cần tư vấn để xây dựng các tựa game bán hàng độc đáo, mang dấu ấn thương hiệu, hãy liên hệ ngay với Woay – nền tảng thiết kế minigame hàng đầu, để được hỗ trợ từ A-Z.

Woay – Nền tảng ứng dụng Gamification Marketing

Địa chỉ: Lầu 7. Tòa nhà Minh Long, 17 Bà Huyện Thanh Quan, phường 6, quận 3.

Hotline: 089 888 4169

Email: support@woay.vn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here