Trước những ảnh hưởng nặng nề kể từ sau cơn đại dịch, ngành du lịch trong nước đang được kỳ vọng sẽ nhanh chóng hồi phục và phát triển hơn. Cùng với xu hướng này, marketing ngành du lịch là một trong những chiến lược phát triển đang được các doanh nghiệp và công ty tập trung chú trọng, trong đó có Traveloka.
Có thể nói rằng, công ty Traveloka đã phát triển mạnh mẽ và thành công trở thành một thương hiệu nổi bật trong lĩnh vực du lịch trực tuyến. Mời bạn cùng Woay xem qua một case study ấn tượng qua bài viết sau đây, để có thể vạch ra cho mình hướng đi tốt nhất trong thời gian tới!
Bài viết liên quan:
- Cách tăng tốc trên đường đua bán lẻ 2 quý cuối năm 2022
- Top 8 nền tảng thiết kế gamification được ưa chuộng hiện nay
- 7 lý do doanh nghiệp nên ứng dụng Gamification vào trong chiến lược marketing
Cùng Woay tìm hiểu chiến dịch marketing ngành du lịch ấn tượng của Traveloka
(Nguồn: Traveloka)
1. Bối cảnh ngành du lịch hậu covid
Một điều chắc chắn rằng, sau khi cơn đại dịch toàn cầu COVID-19 tạm qua đi, du lịch là một trong những lĩnh vực hứng chịu sự ảnh hưởng nặng nề nhất. Với việc đóng cửa toàn bộ các hoạt động tập trung đông người trong suốt hàng tháng trời, Việt Nam phải chứng kiến một sự suy thoái và thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế nói chung, cụ thể là với ngành du lịch và lữ hành trong nước.
Theo phân tích của nhiều chuyên gia kinh tế, Việt Nam đã bắt đầu đạt được các tín hiệu tích cực trong việc hồi phục các hoạt động du lịch. Có thể nói rằng, khủng hoảng từ cơn đại dịch đã mang lại nhiều bài học quý giá và vẽ ra những xu hướng mới phục vụ marketing ngành du lịch.
Minh chứng cho thấy rằng, trong giai đoạn kể từ ngày 01/6/2020 cho đến 31/8/2020, du lịch nội địa tăng trưởng tăng trưởng vượt bậc, chiếm 96% tổng chuyến đi du lịch của người Việt kể cả trong và ngoài nước. Trước bối cảnh đại dịch, nhu cầu du lịch giải trí ngày càng tăng cao, khi có hơn 75% du khách Việt đang lên kế hoạch đi chơi trong nước vào năm 2022, lớn hơn rất nhiều lần so với năm trước.
Traveloka đã thay đổi để thích nghi trước sự thay đổi sau đại dịch toàn cầu
(Nguồn: Traveloka)
Trước đây, sự nhộn nhịp và tấp nập trong sân bay, trung tâm mua sắm, hay nhà hàng đều là những hình ảnh quen thuộc khi nhắc đến du lịch. Tuy nhiên, với yêu cầu giãn cách nhằm giữ an toàn trong bối cảnh hậu COVID, nhiều doanh nghiệp và công ty đã triển khai những công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng lại nhu cầu sử dụng các dịch vụ không chạm, đồng thời giảm thiểu tối đa sự tương tác trực tiếp của người tiêu dùng.
Theo báo Tuổi trẻ, việc tăng cường các cuộc họp online đã khiến nhu cầu di chuyển bằng máy bay giảm đi đáng kể. Điều này, đòi hỏi ngành hàng không cần có những kế hoạch marketing du lịch hiệu quả hơn, đồng thời có những chính sách để nới lỏng các quy định về hủy vé hay hoàn tiền nhằm tiếp cận và thu hút nhiều khách du lịch hơn.
Sau đại dịch, nhiều khách sạn và khu du lịch đang hướng đến việc cung cấp cho khách hàng không gian thoáng đãng, thoải mái và gần gũi với thiên nhiên hơn. Xu hướng này được kỳ vọng đem lại nhiều lợi ích cho cả du khách lẫn các công ty du lịch.
Traveloka dần trở lại cuộc đua cùng nhiều chiến dịch hấp dẫn
(Nguồn: Traveloka)
Tại Việt Nam, du lịch nội địa vẫn được đánh giá là chìa khóa quan trọng để phục hồi và phát triển kinh tế. Giữa bối cảnh khách du lịch trong nước cao hơn quốc tế đến 12 lần, marketing ngành du lịch trong nước đòi hỏi sự phát triển và thay đổi phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Nhìn chung, đại dịch đã tạo nhiều sự chuyển biến mới về marketing ngành du lịch, nhằm hồi phục và phát triển hơn trong tương lai.
2. Traveloka và khả năng phục hồi sau đại dịch
2.1 Xu hướng khách du lịch sau đại dịch
Người tiêu dùng đã dần quen và thích nghi hơn với các phương tiện truyền thông xã hội sau đại dịch. Hiện nay, du khách đang thể hiện một xu hướng theo dõi thông tin và khuyến mãi du lịch trên các kênh mạng xã hội nhiều hơn. Bằng việc truy cập vào các website trực tuyến, khách hàng có thể nắm bắt được những thông tin quan trọng cũng như dễ dàng tính toán chi phí phát sinh trong chuyến đi.
Traveloka đã vô cùng thành công trong việc thấu hiểu thị hiếu khách hàng
(Nguồn: Traveloka)
Cụ thể, khách hàng lựa chọn việc đọc review và bài blogs để có thể tự sắp xếp lịch trình chuyến đi phù hợp với mục đích của bản thân. Bên cạnh đó, nhu cầu săn vé và các gói tour du lịch giá rẻ qua các chương trình khuyến mãi đã được nhiều tín đồ săn đón.
2.2 Các hoạt động của Traveloka
2.2.1 Phủ sóng đa kênh
Đứng trước sức hút của mạng xã hội ngày nay, Traveloka đã tiếp tục tập trung chiến lược truyền thông vào các ứng dụng như Facebook, Youtube, TikTok,…. Điều này đã tạo điểm nhấn với du khách trẻ về các địa điểm du lịch nổi bật, các chuỗi sự kiện và lễ hội qua hình thức online.
Traveloka thường chọn kênh Youtube để truyền tải các thông điệp ý nghĩa
(Nguồn: Traveloka)
Traveloka thường đăng review về địa điểm du lịch trên TikTok
(Nguồn: TikTok)
Phải kể đến các chương trình marketing ngành du lịch để kích cầu như chụp ảnh check-in, review điểm đến, tặng quà lưu niệm cho khách du lịch. Tổng quan về một số chiến dịch nổi bật như chiến dịch Sale Hè 6/6 trên nền tảng OTA – Online Travel Agent đã cho thấy sự trở lại vô cùng mạnh mẽ của ngành du lịch qua hình thức trực tuyến.
Ngoài ra, việc tận dụng KOLs và KOCs để quảng bá thương hiệu và truyền thông hình ảnh sản phẩm là điều vô cùng cần thiết. Với sức hút tuyệt vời của kênh truyền thông, chắc chắn sẽ lôi kéo và thu hút khách click và đặt vé ngay tại app Traveloka qua nhiều phương thức hấp dẫn.
Traveloka kết hợp nhiều KOLs để quảng bá các hoạt động truyền thông
(Nguồn: Live Channel)
2.2.2 Hơn cả một ứng dụng đặt vé
Trên quãng đường hơn 10 năm hoạt động, Traveloka đã đề xuất ra nhiều sáng kiến mới về công nghệ nhằm đáp ứng sự gia tăng cực kỳ mạnh mẽ của người dùng. Không điều gì đáng ngạc nhiên khi Traveloka trở thành Siêu ứng dụng du lịch và tiện ích sống hàng đầu Đông Nam Á nhờ việc marketing trong du lịch với 3 mảng dịch vụ chính là: du lịch, dịch vụ tài chính và dịch vụ địa phương (Theo thông tin từ Vietnam Business Forum).
Traveloka sẵn sàng trình làng những dịch vụ hấp dẫn thông qua app
(Nguồn: Traveloka)
Với phương châm đặt khách hàng làm trung tâm, Traveloka đã hỗ trợ đầy đủ và đa dạng các loại hình dịch vụ cơ bản như chuyến bay và chỗ ở khách sạn. Bên cạnh đó, Traveloka còn cung cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng nhằm có thể giải quyết bài toán khó khi họ chưa tích lũy đủ tiền mặt để tiến hành thanh toán.
Dịch vụ tài chính này đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng khi dịch vụ ngân hàng và tính năng thanh toán tại các quốc gia Đông Nam Á còn khá kém. Chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp đã gặp rất nhiều khó khăn khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Thấu hiểu điều này, hiện nay, Traveloka đã lên kế hoạch marketing cho sản phẩm du lịch và cung cấp gần 40 phương thức thanh toán phủ sóng khắp Đông Nam Á. Nhờ vậy, việc đi lại của khách hàng sẽ trở nên dễ dàng và đơn giản hơn, cũng như doanh nghiệp cũng có thể thu về được nhiều khoản lợi nhuận hơn, khi nhu cầu đi du lịch ngày càng tăng.
2.2.3 Thúc đẩy du lịch bản địa
Traveloka đã xây dựng từ startup nhỏ bé lên đến danh xưng kỳ lân (startup được định giá trên 1 tỷ USD) trong ngành du lịch trực tuyến. Với mục tiêu trở thành siêu ứng dụng du lịch và tiện ích sống, Traveloka đã không ngừng khai thác và cải tiến các tiện ích mà ứng dụng mang lại.
Vào tháng 4 năm 2022, Traveloka đã tổ chức hoạt động Epic Sale (chương trình ưu đãi các gói dịch vụ trải nghiệm du lịch thông qua công nghệ số hiện đại) để giảm bớt gánh nặng chi phí cho du khách. Từ đó, có thể lan tỏa niềm vui du lịch đến mọi người.
Ghi nhận trong 1 tuần triển khai, số lượt khách thực hiện giao dịch đã tăng gấp 2 lần so với quý 1 năm 2022, thu hút hơn 100.000 lượng truy cập và nhiều con số ấn tượng khác.
Với chiến lược đầu tư vào ngách thị trường địa phương tại Việt Nam, Traveloka quyết định sẽ mở rộng dịch vụ theo từng khu vực địa lý. Việc tập trung khai thác bản địa hóa đã làm nên sự khác biệt thương hiệu trên nền tảng toàn cầu. Từ đó, Traveloka tăng điểm tin tưởng nơi khách hàng khi thấu hiểu nhu cầu của họ.
Chiến dịch Epic Sale mang về kết quả kinh doanh ấn tượng
(Nguồn: Traveloka)
Ngành du lịch dần quay trở lại đường đua sau 2 năm “đóng băng”. Thấu hiểu được xu hướng phục hồi và phát triển mạnh mẽ của ngành qua chiến dịch của Traveloka trong bài viết trên, doanh nghiệp hãy áp dụng công thức marketing ngành du lịch để dịch chuyển nhu cầu tiêu dùng bằng các hoạt động truyền thông. Nếu bạn đang mong muốn thực hiện chiến dịch gamification, liên hệ với Woay để được cung cấp giải pháp!
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Woay.
Woay – Nền tảng ứng dụng Gamification Marketing
Địa chỉ: Lầu 7. Tòa nhà Minh Long, 17 Bà Huyện Thanh Quan, phường 6, quận 3.
Hotline: 089 888 4169
Email: support@woay.vn