Chiến lược doanh nghiệp marketing ngành F&B cần biết

0
239

Hiện nay, F&B đang là lĩnh vực rất tiềm năng nhưng đồng thời cũng đối mặt nhiều sự cạnh tranh. Để có thể phát triển trong môi trường đầy biến động như vậy, doanh nghiệp cần chuẩn bị cho mình các chiến lược marketing ngành F&B đúng đắn ngay từ bây giờ. Sau đây, Woay xin chia sẻ với bạn 5 chiến lược tiếp thị hiệu quả nhất cho ngành ẩm thực và đồ uống.

Bài viết liên quan:

muon-kinh-doanh-f-b-thanh-cong-doanh-nghiep-can-co-chien-luoc-marketing-phu-hop

Muốn kinh doanh F&B thành công, doanh nghiệp cần có chiến lược marketing phù hợp
(Nguồn: pixabay.com)

1. Đặc trưng về ngành F&B tại Việt Nam

1.1. Khái niệm F&B và tổng quan thị trường

F&B (Food and Beverage) là cụm từ dùng để chỉ dịch vụ ẩm thực và đồ uống. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực F&B là nhà hàng, khách sạn, quán bar, pub, quán cà phê, quán ăn nhanh, cửa hàng thực phẩm,…

Nhìn chung, thị trường F&B tại Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển. Theo Bộ Công thương, mức tiêu thụ của mặt hàng đồ ăn, thức uống mỗi năm chiếm khoảng 15% tổng GDP. Vào năm 2021, giá trị thị trường bán lẻ F&B toàn quốc đạt khoảng 54,9 tỷ USD. Mặt khác, tổ chức Mordor Intelligence Inc cũng nhận định rằng ngành F&B tại Việt Nam đang có nhiều tín hiệu tích cực với mức tăng trưởng kép là 8,65% (giai đoạn 2021 – 2026).

Cả nước hiện đang có hơn 540.000 địa điểm kinh doanh thực phẩm, ăn uống khác nhau. Trong đó, có khoảng 430.000 cửa hàng nhỏ, 7.000 cửa hàng thức ăn nhanh, 22.000 quán cà phê, bar, 80.000 nhà hàng được đầu tư và có chiến lược marketing ngành F&B chuyên nghiệp, bài bản.

Trong những năm gần đây, rất nhiều thương hiệu như Golden Gate, The Coffee House, Cộng,… cũng đã góp phần định hình nên thị trường béo bở này và tạo nên sức ép lớn cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ.

1.2. Insight khách hàng

Việt Nam có tỷ lệ dân số trẻ khá cao. Đặc điểm chung của nhóm người tiêu dùng này là thích ăn ngoài và sử dụng các dịch vụ giao đồ ăn/thức uống tận nơi. Họ thường đi ăn với mục đích chính là để thưởng thức, thư giãn và gặp gỡ, trò chuyện cùng bạn bè/đối tác. 

Ước tính chỉ có khoảng 5% người tiêu dùng muốn chọn địa điểm ăn uống tốt cho sức khỏe, 50% ưu tiên sự thoải mái, tính thiết thực (đồ ăn ngon, hợp khẩu vị,…) và 45% còn lại thì quan tâm đến chất lượng dịch vụ, các chính sách marketing ngành F&B, ưu đãi.

Theo một khảo sát F&B 2021, người trưởng thành tại Việt Nam thích nhất các thực phẩm nhiều đạm như thịt, hải sản, trứng,… (39%), xếp thứ 2 là món ăn chứa nhiều carbohydrate như cơm, bánh mỳ, bánh ngọt,… (35%). Còn thức uống được ưa chuộng nhất là bia (22%), tiếp theo là nước trái cây (14%) và cà phê (13%).

Ngoài ra, sau khi trải qua thời gian dịch Covid-19, khách hàng đang chuyển sang mua sắm và đặt đồ ăn online. Theo nghiên cứu của Kantar TNS, thị trường giao đồ ăn trực tuyến hiện đang có tốc độ tăng trưởng khoảng 28,5%/năm và dự kiến sẽ chạm ngưỡng 449 triệu USD vào năm 2023.

sau-dai-dich-nguoi-tieu-dung-thich-mua-sam-online-hon

Sau đại dịch, người tiêu dùng thích mua sắm online hơn
(Nguồn: startup.info)

1.3. Thuận lợi và khó khăn của ngành F&B tại Việt Nam

Thuận lợi

Ước tính mỗi hộ gia đình tại Việt Nam sẽ chi khoảng 35% thu nhập cho việc mua thực phẩm và đồ uống (chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi tiêu hàng tháng). Theo một thống kê khác thì trung bình, mỗi người Việt chi khoảng 361 USD/tháng cho dịch vụ ăn uống, cao hơn hẳn so với những nước Đông Nam Á khác như Indonesia, Thái Lan, Malaysia,… Với nhu cầu thực tế lớn như vậy, lĩnh vực F&B hứa hẹn sẽ tiếp tục bùng nổ trong thời gian tới.

Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và thương mại điện tử cũng là một đòn bẩy tuyệt vời, giúp doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống phát triển.

Khó khăn

Bên cạnh những cơ hội và tiềm năng phát triển, doanh nghiệp ngành F&B cũng phải đối mặt với không ít khó khăn như:

  • F&B là một lĩnh vực mang nhiều cảm tính và khách hàng ngày càng trở nên khó tính hơn. Nếu chậm chân trong cuộc đua về chất lượng, bạn sẽ trở thành người thua cuộc.
  • Các hoạt động thương mại điện tử đem lại cho doanh nghiệp cơ hội phát triển nhưng đồng thời cũng khiến người tiêu dùng khó chọn lọc thông tin. Nếu không có phương pháp marketing ngành F&B phù hợp, nhắm đúng đối tượng mục tiêu, doanh nghiệp rất dễ trở nên “vô hình” trong mắt khách hàng.
  • Với số lượng nhà hàng và quán cà phê cực kỳ lớn tại nước ta, việc xây dựng sự khác biệt thương hiệu là điều tương đối khó khăn cho doanh nghiệp F&B.

so-luong-dia-diem-an-uong-qua-nhieu-khien-doanh-nghiep-f-b-kho-tao-ra-su-khac-biet

Số lượng địa điểm ăn uống quá nhiều khiến doanh nghiệp F&B khó tạo ra sự khác biệt
(Nguồn: pixabay.com)

2. Các hoạt động marketing ngành F&B

Tiếp thị là một hoạt động cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp F&B. Để bứt phá kinh doanh trong năm 2022, bạn có thể áp dụng 5 chiến lược marketing online và offline sau đây:

2.1. Xây dựng Social Channel

Ngày nay, khách hàng thường có xu hướng tìm kiếm thông tin trên các nền tảng social trước khi chọn lựa địa điểm ăn uống. Do đó, bạn nên xây dựng Social Channel để cung cấp thông tin, hỗ trợ tư vấn và giúp khách hàng đặt bàn online dễ dàng hơn.

Hơn nữa, với số lượng người dùng đông đảo, mạng xã hội chính là kênh marketing ngành F&B hiệu quả, giúp bạn tiếp cận và tương tác với khách hàng nhanh chóng. Một số kênh social nổi bật, giúp bạn tiếp cận với khách hàng dễ dàng có thể kể đến như: Facebook (2,91 tỷ người dùng), Instagram (1,47 tỷ người dùng), Youtube (2,56 tỷ người dùng), Tiktok (1 tỷ người dùng),…

Sau đây là một số gợi ý bạn có thể áp dụng khi xây dựng social channel cho doanh nghiệp:

  • Xây dựng trang với thiết kế chuyên nghiệp, mang đậm bản sắc thương hiệu.
  • Sử dụng nhiều hình ảnh bắt mắt, kích thích vị giác và video dạng ngắn để giới thiệu món ăn, thức uống.
  • Thời gian đăng bài thích hợp là trước các bữa ăn (11 giờ trưa, 4 giờ chiều). 
  • Nên sử dụng chatbot với các kịch bản bán hàng chuyên nghiệp để chăm sóc khách hàng tốt hơn. Bạn có thể tham khảo một số công cụ tạo chatbot đơn giản hiện nay như: Chatfuel, Manychat, Hana Chatbot, AhaChat, Fchat,…

nen-xay-dung-kenh-social-de-tiep-can-voi-khach-hang-tot-hon

Nên xây dựng kênh social để tiếp cận với khách hàng tốt hơn
(Nguồn: Pinterest Starbucks)

2.2. Tổ chức gamification trên kênh social và trực tiếp tại quán

Game hóa là một giải pháp marketing cực kỳ hiệu quả và đang được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Sử dụng gamification ngành F&B, bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích như:

  • Thu hút khách hàng mới thông qua các trò chơi tặng quà, tặng voucher giảm giá, đồ uống miễn phí,… từ đó tăng trưởng doanh thu. Theo thống kê, 60% khách hàng sẽ có nhiều động lực mua sắm hơn nếu cảm thấy yêu thích trò chơi của doanh nghiệp.
  • Giữ chân khách hàng cũ nhờ các chương trình tích điểm, bảng xếp hạng,…
  • Nâng cao trải nghiệm của người dùng. Khách hàng sẽ cảm thấy hứng thú hơn khi được tham gia các minigame hấp dẫn, lôi cuốn.

Gamification có thể được ứng dụng online hoặc offline. Ở môi trường trực tuyến, bạn có thể tạo các minigame như: game lật hình, vòng quay may mắn, trò chơi ô chữ, tìm điểm khác biệt, quiz game,…. và phân phối trên các nền tảng khác. Như qua social channel, thương hiệu F&B có thể yêu cầu người dùng thực hiện một số nhiệm vụ như: giải đố, chia sẻ bài viết, like page, bình luận, tag bạn bè,… để nhận thêm lượt chơi và tăng khả năng trúng thưởng. Hoặc ở hình thức đơn giản, thương hiệu có thể kêu gọi người chơi tham gia bằng cách tương tác với thương hiệu.

Ví dụ, nhân Ngày lễ của Cha, The Coffee House đã tổ chức minigame “Tình như… cái bình tặng ba” với luật chơi khá đơn giản. Người dùng chỉ cần comment ngày sinh của ba và chia sẻ bài viết. Người may mắn sẽ nhận được những chiếc bình xinh xắn để làm quà tặng ba. 

Kết quả, chiến dịch marketing ngành F&B này đã thu hút được hơn 1,4 nghìn bình luận, 1,3 nghìn lượt like và hơn 584 chia sẻ chỉ trong khoảng 2 ngày tổ chức. 

minigame-tinh-nhu-cai-binh-tang-ba

Minigame “Tình như… cái bình tặng ba”
(Nguồn: Fanpage The Coffee House)

Còn đối với hoạt động offline, chất “game” thường được thể hiện qua trò chơi vòng quay may mắn, bốc thăm trúng thưởng. Ví dụ, khi thanh toán bill trên 200.000 đồng, khách hàng sẽ được tham gia quay số, bốc thăm để nhận các phần quà hấp dẫn như: voucher giảm giá, đồ ăn/thức uống miễn phí, ưu đãi mua 1 – tặng 1, tặng phẩm in logo của nhà hàng,…

2.3. Xây dựng chính sách dịch vụ tiện lợi cho khách hàng

Theo số liệu của Bain & Company, khi tỷ lệ giữ chân khách hàng tăng lên 5% thì doanh nghiệp sẽ có thể tăng thêm 25% lợi nhuận. Mặt khác, việc tìm kiếm khách hàng mới sẽ khiến công ty tốn chi phí  gấp 4 lần so với giữ chân khách hàng cũ.

Do đó, bên cạnh việc thu hút người dùng, bạn cũng cần xây dựng các chiến dịch marketing ngành F&B tập trung vào khách hàng cũ. Hãy đưa ra các chính sách, chương trình giúp thực khách cảm thấy tiện lợi, thoải mái khi sử dụng dịch vụ, ví dụ như:

  • Chương trình khách hàng thân thiết với các chính sách ưu đãi như: tích điểm nhận quà, mua 10 cốc trà sữa sẽ được nhận 1 cốc miễn phí, giảm giá cho thành viên vàng,…
  • Tặng quà bất ngờ. Đây chính là phương thức hữu hiệu, giúp bạn nắm giữ được trái tim của khách hàng. Món quà càng độc đáo thì càng để lại ấn tượng sâu sắc. Bạn có thể tham khảo cách tặng quà của Haidilao, ví dụ như: tặng quà và hát chúc mừng vào ngày sinh nhật của khách hàng; tặng các phần quà nhỏ sau khi thực khách kết thúc bữa ăn; tặng quà khi thực khách đọc mã code bí mật,….

  • Ưu đãi khi giới thiệu bạn bè đến ăn tại nhà hàng.
  • Tổ chức chương trình ưu đãi dành cho nhóm khách hàng (ví dụ: Đi 4 tính tiền 3, giảm giá 20% cho nhóm khách 4 người,…).
  • Thường xuyên giữ liên hệ với khách hàng bằng cách gửi email, thông báo vào các dịp lễ Tết, chương trình khuyến mãi,….

2.4. Booking KOLs, reviewer để tăng nhận diện thương hiệu

Thời gian gần đây, các KOLs, reviewer, influencer đang có sức ảnh hưởng cực kỳ mạnh mẽ đối với người tiêu dùng, đặc biệt là trong lĩnh vực ẩm thực & đồ uống.

Nếu đang kinh doanh trong lĩnh vực F&B thì bạn nên liên hệ hợp tác với các KOLs, reviewer để thực hiện video review hoặc mukbang. Chiến thuật marketing ngành F&B này nên được áp dụng trên các kênh mạng xã hội như Facebook, Youtube và Tiktok để dễ dàng viral hơn.

Ngân sách chi trả cho KOLs có thể giao động trong khoảng từ 10 – 50 triệu (tùy kênh và KOLs mà bạn hợp tác). Nếu không có nhiều tiềm lực kinh tế, bạn chỉ nên tập trung vào một nhóm khách hàng cụ thể và hợp tác với micro-influencer (10.000 – 100.000 follower) hoặc nano-influencer (1.000 – 10.000 follower) để tiết kiệm chi phí.

nen-hop-tac-voi-cac-ko-ls-reviewer-de-xay-dung-ke-hoach-marketing-nganh-f-b-hieu-qua

Nên hợp tác với các KOLs, reviewer để xây dựng kế hoạch marketing ngành F&B hiệu quả
(Nguồn: home.vn)

2.5. Hợp tác với các ứng dụng gợi ý địa điểm ăn uống trực tuyến

Bây giờ là thời đại bùng nổ của công nghệ và các ứng dụng ăn uống trực tuyến. Thực khách, đặc biệt là giới trẻ hiện rất thích tìm kiếm thông tin nhà hàng/quán ăn trên mạng và đặt đồ ăn giao tận nơi.

Do đó, muốn tiếp cận nhanh chóng với khách hàng tiềm năng và tăng độ nhận diện trong hoạt động marketing ngành F&B, bạn cần hợp tác với các app ăn uống trực tuyến. Đây chính là một môi trường tuyệt vời để bạn kết nối với các tín đồ ẩm thực và nâng cao doanh số.

Sau đây là một số ứng dụng gợi ý địa điểm ăn uống đang rất được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam:

  • Foody: Đây là ứng dụng tìm kiếm địa điểm ăn uống nổi bật nhất hiện nay với hơn 9,1 triệu người dùng. Các tính năng chính của Foody bao gồm: tìm kiếm món ăn/địa chỉ ăn uống thông qua từ khóa/vị trí, đánh giá quán ăn, chia sẻ hình ảnh, liên kết với app giao đồ ăn Shopee Food,…
  • Grab Food (Grab): Grab là một ứng dụng gọi xe và giao đồ ăn nhanh. Nhưng bên cạnh đó, app cũng cho phép người dùng tìm kiếm địa điểm/món ăn theo từ khóa, vị trí và đánh giá, nhận xét quán ăn. 
  • Baemin: Tương tự như Grab, Baemin cũng là ứng dụng hỗ trợ gọi đồ ăn khá phổ biến. Một số tính năng của app gồm có: tìm nhà hàng/món ăn theo vị trí, gợi ý món theo tâm trạng người dùng, bộ sưu tập “quán ngon gần nhà”, bình luận đánh giá,… 

doanh_nghiep_f_b_lien_ket_voi_cac_app_goi_y_dia_diem_an_uong_nhu_grab_de_tiep_can_duoc_nhieu_khach_hang_hon

Doanh nghiệp F&B liên kết với các app gợi ý địa điểm ăn uống như Grab để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn
(Nguồn: uxdesign.cc)

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã biết cách xây dựng chiến lược marketing ngành F&B đúng đắn cho nhà hàng/quán cà phê của mình. Nếu muốn đưa các yếu tố gamification vào kế hoạch tiếp thị để thu hút khách hàng hiệu quả hơn, bạn có thể liên hệ với Woay để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.

Woay – Nền tảng ứng dụng Gamification Marketing

Địa chỉ: Lầu 7. Tòa nhà Minh Long, 17 Bà Huyện Thanh Quan, phường 6, quận 3.

Hotline: 089 888 4169

Email: support@woay.vn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here