Nắm bắt các xu hướng công nghệ giáo dục mới

0
258

Thời gian gần đây, EdTech đã đạt được những bước tiến vô cùng mạnh mẽ và hứa hẹn sẽ trở thành tương lai của ngành giáo dục. Trước thực tế đó, bạn cần nắm bắt các xu hướng công nghệ giáo dục mới 2023 ngay từ bây giờ để có được lợi thế của người dẫn đầu. Vậy phải bắt đầu từ đâu? Hãy cùng Woay tìm hiểu trong bài viết sau!

Bài viết liên quan:

EdTech là tương lai của ngành giáo dục
(Nguồn: Twitter)

1. Công nghệ giáo dục (EdTech) là gì?

EdTech là sự kết hợp của 2 cụm từ Education (giáo dục) và Technology (Công nghệ). Hiểu một cách đơn giản thì EdTech có nghĩa là việc ứng dụng/tích hợp công nghệ vào hoạt động giáo dục.

Theo trang investopedia.com, tất cả các yếu tố phần cứng và phần mềm giúp nâng cao chất lượng đào tạo đều được gọi chung là EdTech. 

Bạn có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều ứng dụng EdTech hiện nay. Đơn cử như màn hình tương tác, máy chiếu trong phòng học, ứng dụng học tiếng Anh Elsa, nền tảng học trực tuyến Udemy,….

2. Sơ lược về thị trường EdTech

Bắt đầu từ năm 2019, Covid-19 kéo dài đã khiến việc đầu tư vào các xu hướng công nghệ giáo dục mới trở nên nóng hơn bao giờ hết. 

Trong bối cảnh toàn quốc giãn cách xã hội, các trường học, cơ sở đào tạo buộc phải chuyển sang hình thức online và sử dụng công nghệ để duy trì hoạt động. Sau khi đại dịch kết thúc, giải pháp công nghệ vẫn được nhiều đơn vị duy trì để tăng hiệu quả học tập và tạo hứng thú cho học viên. 

Bên cạnh đó, chính phủ cũng đã đưa ra nhiều chính sách nhằm đổi mới phương pháp đào tạo, khuyến khích ứng dụng công nghệ vào quá trình giảng dạy.

Thị trường công nghệ giáo dục tại Việt Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển
(Nguồn: mbe.edu.vn)

Theo báo cáo, hiện nay, Việt Nam đang nằm trong top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng EdTech lớn nhất thế giới với tỷ lệ hơn 44%. Năm 2021, tổng số vốn đầu tư của các công ty khởi nghiệp EdTech ở nước ta đạt 20,2 triệu USD. Dự kiến, vào năm 2023, thị trường công nghệ giáo dục tại Việt Nam sẽ đạt giá trị lên đến 3 tỷ USD.

3. Điểm qua những điểm mới trong công nghệ giáo dục 2023

3.1 Công nghệ VR và AR

VR (thực tế ảo) là công nghệ giúp bạn bước vào thế giới mô phỏng do máy tính tạo ra. Tuy chỉ là không gian ảo nhưng người dùng sẽ có được cảm giác hình ảnh chân thật nhờ kính 3D.

Còn AR (thực tế ảo tăng cường) là công nghệ cho phép đưa các mô hình ảo vào thế giới thật thông qua smartphone hoặc máy tính (ví dụ như ứng dụng Pokemon Go). 

Statista cho biết năm 2021, thị trường AR và VR toàn cầu có tổng trị giá 28 tỷ USD và dự đoán sẽ tăng lên 250 tỷ vào năm 2028. Còn theo thống kê từ The App Solutions, có đến 97% sinh viên cho biết họ muốn được học bằng VR.

Nhiều chuyên gia nhận định AR/VR chính là một trong các xu hướng công nghệ giáo dục mới mang tính đột phá, hứa hẹn sẽ tạo nên cuộc cách mạng đối với hoạt động giảng dạy trên toàn thế giới. 

VR/AR đem đến trải nghiệm học tập cực kỳ thú vị
(Nguồn: forbes.com)

Trên thực tế, VR trong giáo dục được dự đoán sẽ đạt khoảng 700 triệu USD vào năm 2025. Công nghệ này có thể giúp học viên trải nghiệm được những thứ khó tiếp xúc ngoài đời thực như: xem thí nghiệm nguy hiểm, tham gia những ca phẫu thuật có tính rủi ro cao, tham quan các địa danh xa xôi,…

Còn AR sẽ đem đến khả năng tương tác cao, đồng thời tạo ra cảm giác mới mẻ, hấp dẫn cho học viên trong quá trình học tập. Ví dụ như app dạy tập viết Narrator AR đã sử dụng thực tế ảo tăng cường để làm cho các chữ cái bay ra khỏi trang giấy, giúp bé cảm thấy hứng thú hơn khi luyện chữ.

3.2 Ứng dụng gamification

Chắc chắn sẽ là một thiếu sót lớn nếu bỏ qua gamification (trò chơi hóa) khi nhắc đến các xu hướng công nghệ giáo dục mới đang bùng nổ hiện nay. 

Theo nghiên cứu từ BlueWeave Consulting, năm 2020, thị trường game hóa ngành giáo dục toàn cầu đã có trị giá khoảng 697,26 triệu USD và dự kiến sẽ đạt 4144,97 triệu USD vào năm 2027. Dựa trên số liệu này, có thể thấy rõ tiềm năng phát triển to lớn của gamify trong lĩnh vực giáo dục. 

Thông qua các yếu tố game như thanh tiến trình, nhiệm vụ, phần thưởng, các yếu tố giả định, bảng xếp hạng,… học viên sẽ tiếp thu bài dễ dàng và chủ động hơn, từ đó có thêm động lực để học tập. Đặc biệt, nếu kết hợp các trò chơi với yếu tố AR/VR thì hiệu quả đạt được sẽ càng lớn. 

Gamification đang là một trong các xu hướng công nghệ giáo dục mới nổi bật hiện nay
(Nguồn: mindboxindia.com)

Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Kỹ thuật Quốc gia Athens và Đại học Thessaly Hy Lạp, việc ứng dụng gamification trong giáo dục sẽ giúp tăng hiệu suất học tập lên 34,57%. Đồng thời, các trò chơi mang tính thử thách có thể cải thiện hiệu quả lên đến 89,45% so với các phương pháp giảng dạy thuần túy.

Một ví dụ khá điển hình về game hóa giáo dục mà Woay đã thực hiện đó là chiến dịch “Summer Adventure” cho Mathnasium – Hệ thống Trung tâm Đào tạo Toán tư duy cho trẻ em từ 3 – 15 tuổi.

Trong giai đoạn tháng 6/2021, dịch Covid bùng phát dữ dội khiến mọi hoạt động dạy học phải chuyển sang online. Trước tình hình đó, Mathnasium muốn tạo ra một hoạt động gamification thú vị để các bé cảm thấy hứng khởi hơn và duy trì việc học online lâu dài.

Vào ngày Quốc tế thiếu nhi 2021, Mathnasium đã kết hợp cùng Woay để tổ chức chương trình “Summer Adventure” với hàng loạt hoạt động hấp dẫn cho cả bố mẹ và các bé.

Bằng cách tích hợp công nghệ 4.0 trong giáo dục và sử dụng giao diện theo concept Đảo hải tặc, game đã đưa người chơi đến với một chuyến hành trình  chinh phục các hòn đảo đầy thú vị.

Cách thức tham gia rất đơn giản, trẻ chỉ cần tham gia 4 buổi học online đều đặn thì sẽ nhận được mã bí mật thông qua Parent app để mở khóa 1 đảo.  Sau đó, mỗi bé sẽ nhận được một phần quà bí ẩn nằm trong các rương kho báu (đơn cử như: đồng hồ thông minh Kidcare, voucher mua hàng tại nhà sách Phương Nam, gấu bông, túi xách, áo mưa, dụng cụ học tập,…).

Chiến dịch “Summer Adventure” của Mathnasium đã thu về 1.300 người tham gia
(Nguồn: Fanpage Woay)

Kết quả, sau thời gian triển khai, trò chơi đã thu về khoảng 1.300 người dùng tham gia với tổng cộng 4.5000 lượt chơi. Tất cả các phần quà của Mathnasium đều đã có chủ. Chương trình đã giúp Trung tâm tương tác và tạo mối quan hệ liên kết chặt chẽ hơn với phụ huynh, học sinh.

3.3 Công nghệ xác thực kỹ thuật số (Digital credentials)

Một yếu tố EdTech nữa không thể thiếu trong danh sách các xu hướng công nghệ giáo dục mới đó là Digital credentials. Đây là công nghệ xác minh thông tin bằng cách mã hóa, giúp ngăn chặn nguy cơ giả mạo trên nền tảng trực tuyến.

Về cơ bản, Digital credentials cũng có ý nghĩa tương tự như các loại chứng chỉ giấy khác (ví dụ hộ chiếu, bằng lái xe, bằng đại học,…). Chỉ khác là công nghệ này được sử dụng trong môi trường số hóa.

Có thể nói xác thực kỹ thuật số chính là bằng chứng về trình độ, năng lực của người dùng trên internet. Công nghệ mới này sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin để xác thực danh tính người dùng như tên, nơi sinh, ngày sinh, hình ảnh, chữ ký,….

Hiện nay, digital credentials được ứng dụng để giúp việc phát hành, chia sẻ, xác minh thông tin với các tổ chức hoặc bên thứ ba trở nên đơn giản, an toàn hơn cho người học.

3.4 Cá nhân hóa lộ trình học

Cá nhân hóa lộ trình học cũng là một trong các xu hướng công nghệ giáo dục mới đang rất được quan tâm hiện nay. 

Dựa trên các dữ liệu, thông tin của học viên, tổ chức giáo dục sẽ tiến hành phân tích, đánh giá để đưa ra các hoạt động đào tạo phù hợp với từng đối tượng mục tiêu. Xu hướng EdTech này có thể đem đến rất nhiều lợi ích cho ngành giáo dục, đơn cử như:

  • Giúp học viên cảm thấy có tiếng nói và được quyền lựa chọn khi học tập.
  • Tạo môi trường học tập chủ động, thúc đẩy học viên chứng tỏ năng lực của mình.
  • Giúp các tổ chức, nhà đào tạo đo lường và dự đoán chính xác hơn quá trình phát triển của người học.
  • Xác định sớm các học viên có nguy cơ bị trượt, bỏ học. Nhờ đó, tổ chức giáo dục có thể đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời.

Cá nhân hóa giáo dục giúp người học chủ động và tự tin hơn
(Nguồn: Hubspot)

4. Lời kết

Trên đây là danh sách các xu hướng công nghệ giáo dục mới được dự đoán sẽ tạo ra thay đổi lớn cho hoạt động giảng dạy trong năm 2023. Nếu biết vận dụng tốt những yếu tố EdTech này vào quá trình đào tạo, chắc chắn tổ chức của bạn sẽ có bước tiến vượt bậc và tạo ra nhiều đột phá trong tương lai.

Tuy nhiên, khi tích hợp công nghệ, bạn cần lưu ý đến các vấn đề như: ngân sách, quy mô, nguồn lực tổ chức, năng lực số hóa của nhân viên, nhu cầu học viên,… để chọn được các giải pháp phù hợp nhất.

Ví dụ, công nghệ VR tốn khá nhiều ngân sách đầu tư nên sẽ chỉ thích hợp với các đơn vị quy mô lớn. Còn gamification là phương án dễ tiếp cận hơn với mức chi phí thấp nên có thể ứng dụng hiệu quả cho tất cả các trường học, cơ sở đào tạo.

Hy vọng thông tin về các xu hướng công nghệ giáo dục mới đã giúp ích cho bạn. Nếu cần hỗ trợ đưa game hóa vào giảng dạy hay edtech mà bạn đang phát triển, hãy liên hệ ngay với Woay để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể!

Woay – Nền tảng ứng dụng Gamification Marketing

Địa chỉ: Lầu 7. Tòa nhà Minh Long, 17 Bà Huyện Thanh Quan, phường 6, quận 3.

Hotline: 089 888 4169

Email: support@woay.vn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here