Đánh giá thiết kế minigame trên kênh social một cách chính xác

0
232

Khi thiết kế minigame trên mạng xã hội, bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn biết trò chơi của mình có đạt được mục tiêu như kỳ vọng hay không. Vậy làm sao để đánh giá hiệu quả chiến dịch game hóa trên kênh social một cách chính xác? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết sau đây của Woay!

Bài viết liên quan:

Đo lường hiệu quả thiết kế minigame rất quan trọng
(Nguồn: klipfolio.com)

1. Tại sao nên đo lường kết quả của chiến dịch minigame?

Việc theo dõi, đo lường các chỉ số thường xuyên sẽ giúp doanh nghiệp có được rất nhiều thông tin hữu ích như:

  • Mức độ yêu thích, quan tâm của người dùng đối với chiến dịch.
  • Nguồn traffic của chiến dịch đến từ đâu?
  • Hiệu quả minigame về mặt truyền thông và chi phí vận hành.
  • Các vấn đề còn tồn tại trong quá trình triển khai game.

Thông qua các số liệu này, nhà quản lý có thể đưa ra điều chỉnh phù hợp, kịp thời để đảm bảo hoạt động trò chơi hóa đi đúng hướng. 

Mặt khác, việc đo lường còn giúp thương hiệu thu thập được dữ liệu theo thời thời gian thực, từ đó hiểu rõ các đặc điểm hành vi, nhân khẩu học của khách hàng. Đây chính là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng các chương trình minigame, chiến dịch marketing, truyền thông phù hợp và hiệu quả hơn trong tương lai.

Thông qua việc đo lường, bạn sẽ biết cách để điều chỉnh chiến dịch phù hợp với khách hàng
(Nguồn: AIUB)

2. Các chỉ số đo lường hiệu quả chiến dịch minigame

2.1 Chỉ số về khả năng tiếp cận (Awareness)

Đây là các chỉ số cho thấy khả năng mà chiến dịch minigame tăng tương tác của bạn có thể tiếp cận với khách hàng trên mạng xã hội và tạo ra hiệu ứng viral. Nhóm Awareness gồm có 3 loại chỉ số cơ bản, đó là:

Audience Growth Rate

Đây là chỉ số dùng để đo lường tốc độ gia tăng lượng người theo dõi chiến dịch của bạn trên mạng xã hội. Audience Growth Rate (tỷ lệ tăng trưởng khán giả) cho biết minigame của bạn thu hút được người dùng nhanh chóng như thế nào.

Công thức tính của chỉ số này như sau:

Tỷ lệ tăng trưởng khán giả = (Số lượng khán giả mới / Tổng lượng khán giả) x 100%

Reach (Phạm vi tiếp cận)

Reach cho biết số lượng người dùng đã nhìn thấy chiến dịch của bạn kể từ khi bài post được đăng tải công khai. Thông qua số liệu này, chúng ta sẽ biết được mức độ viral của chiến dịch, từ đó đánh giá sơ bộ hiệu quả thiết kế minigame.

Chạy quảng cáo trên nền tảng social có thể giúp tăng lượng tiếp cận. Nhưng bên cạnh đó, bạn cũng có thể cải thiện lượt reach tự nhiên bằng một số cách như: 

  • Đăng bài trong khung giờ vàng (thời điểm có nhiều khách hàng mục tiêu truy cập).
  • Yêu cầu người chơi phải like, share, comment,… để được tham gia game.
  • Trả lời bình luận của người dùng ngay lập tức (có thể dùng AI hỗ trợ reply comment tự động). 
  • Hình ảnh phải thu hút, không nên chứa quá nhiều chữ vì sẽ làm hạn chế lượt tiếp cận (tỷ lệ text phải thấp hơn 20%).

Chỉ số reach cho biết chiến dịch minigame tiếp cận được bao nhiêu người
(Nguồn: Vecteezy)

Social share of voice (Thị phần thảo luận)

Social share of voice cũng là một dữ liệu khá quan trọng trong việc đánh giá, đo lường hiệu quả thiết kế minigame trên mạng xã hội. Chỉ số này cho thấy số lần chiến dịch, thương hiệu của bạn được đề cập trên mạng xã hội. Việc đề cập có thể được người dùng thực hiện trực tiếp (bằng cách gắn thẻ tên) hoặc gián tiếp (bằng cách nhắc đến tên thương hiệu, minigame). 

Thông qua chỉ số này, bạn sẽ biết được độ phủ của chiến dịch, đồng thời có cơ sở để phân tích mức độ cạnh tranh của thương hiệu so với các đối thủ khác.

Cách đơn giản để tính được share of voice (SOV) trên các kênh social là:

SOV = Số lần thương hiệu của bạn được đề cập / Tổng số lần thương hiệu của bạn và đối thủ được đề cập

2.2 Chỉ số về độ tương tác (Engagement)

Thông thường, mức độ tương tác của chiến dịch trò chơi hóa trên kênh social media sẽ được đo lường thông qua 3 loại chỉ số sau:

Engagement (lượt tương tác)

Đây là chỉ số rất quan trọng, thể hiện mức độ tương tác, sự quan tâm của người dùng đối với chiến dịch của bạn. Engagement được tính dựa trên tổng số lượt like, share, click, bình luận,… của bài post. Chỉ số này càng cao thì chứng tỏ game tăng tương tác Facebook của bạn càng thu hút.

Engagement thể hiện lượt like, share, comment,… của bài post
(Nguồn: ideas.capacityinteractive.com)

Average engagement rate 

Average engagement rate (tỷ lệ tương tác trung bình) là phần trăm số lượt tương tác với bài đăng (like, share, comment,…) trên tổng số lượt tiếp cận. Ví dụ, bài đăng minigame có 1.000 lượt tiếp cận (reach) và đem về 340 lượt tương tác thì average engagement rate sẽ là 34%.

Lưu ý, nếu tỷ lệ tương tác thấp (reach lớn nhưng lượng tương tác ít) nghĩa là trò chơi trên trang social chưa đủ thu hút, hấp dẫn người dùng tham gia. Khi đó, bạn cần có các điều chỉnh về mặt nội dung hoặc hình ảnh để phù hợp hơn với thị hiếu khách hàng.

Inbox

Inbox là hành động khách hàng nhắn tin vào fanpage để tương tác, tìm hiểu thông tin về thương hiệu, chương trình minigame. Lượt inbox càng lớn thì chứng tỏ mức độ quan tâm của người dùng đối với chiến dịch càng cao.

2.3 Chỉ số về khả năng chuyển đổi (Conversion)

Khi nói về việc đo lường hiệu quả thiết kế minigame thì không thể không nhắc đến conversion. Đây là cụm từ để chỉ khả năng biến các yếu tố tiềm năng (ví dụ như reach, lượt like,…) thành những hành vi cụ thể theo đúng ý muốn của thương hiệu (lượt tham gia game, mua hàng, đăng ký nhận thông tin sản phẩm,…). 

Có 2 chỉ số chuyển đổi đáng quan tâm trên mạng xã hội, đó là:

Click-Through Rate (CTR)

CTR (tỷ lệ nhấp chuột) là tần suất người dùng nhấp vào nút kêu gọi hành động trên bài post của bạn. 

Ví dụ, đối với game Vòng quay may mắn, nhãn hàng thường sẽ đăng bài trên Facebook và tạo một liên kết đến landing page để người dùng vào đó chơi game. Tần suất người dùng nhấp vào liên kết này được gọi là CTR.

CTR được tính như sau: 

CTR = (Tổng số lần nhấp vào đường link / Tổng số lần đường link hiển thị) x 100%

CTR càng cao thì chiến dịch trò chơi hóa càng hiệu quả và giá thầu quảng cáo bài post trên mạng xã hội sẽ càng thấp. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ giảm được đáng kể chi phí thực hiện minigame tăng tương tác.

Conversion Rate (Tỷ lệ chuyển đổi)

Đây là chỉ số dùng để đo lường tỷ lệ người dùng thực hiện các hành động theo mong muốn, mục tiêu của doanh nghiệp (ví dụ như tham gia game, để lại thông tin cá nhân, mua hàng, đăng ký nhận tin,…).

Conversion Rate (CR) của bài post thường được tính theo công thức:

 CR = (Số lượt chuyển đổi / Số lượt tiếp cận) x 100%

Nếu tỷ lệ chuyển đổi cao thì nghĩa là chiến dịch minigame trên mạng xã hội của bạn đang đi đúng hướng, thật sự thu hút khách hàng và có thể mang đến lợi ích thiết thực cho thương hiệu.

Tỷ lệ chuyển đổi cao nghĩa là minigame đạt hiệu quả
(Nguồn: ecomcrew.com)

4. Case study – J&T Express

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về các chỉ số đo lường trên mạng xã hội, Woay xin đem đến một Case study mà chúng tôi đã từng thực hiện. Đó là chiến dịch thiết kế minigame cho đơn vị chuyển phát nhanh J&T Express.

Tuy chỉ mới được thành lập vào năm 2015 ở Indonesia nhưng nhờ ứng dụng hiệu quả các thành tựu công nghệ và internet, đến nay thương hiệu đã có mặt tại hơn 10 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Đối thủ trực tiếp của J&T là Viettel Post đang truyền thông, marketing rất hiệu quả. Do đó, để xây dựng lòng tin với khách hàng và tăng độ nhận diện thương hiệu, công ty đã quyết định tổ chức minigame trên Facebook. Mục tiêu chính của J&T là: 

  • Có nhiều người dùng share, comment, nhắc đến thương hiệu và thông điệp “J&T giao hàng nhanh chóng tiện lợi”.
  • Thúc đẩy, tăng traffic cho website.

Từ những yêu cầu của J&T Express, Woay đã đưa ra phương án thiết kế minigame quà bay để tăng tương tác, thu hút người dùng. Chương trình gamification có tên “Lộc Đỏ tới thăm – Cả năm may mắn”, được triển khai ngay sau dịp Tết Nguyên đán (từ 25/2/2022 – 2/3/2022).

Để tham gia, user cần truy cập đường link trên post Fanpage và điền thông tin theo yêu cầu. Sau đó, người dùng sẽ thực hiện các nhiệm vụ như chia sẻ chương trình, trả lời câu hỏi, mời bạn bè,… để nhận được lượt chơi. Giải thưởng của game là hàng ngàn mã thẻ điện thoại với tổng trị giá lên đến 120 triệu đồng.

Minigame của J&T đã tiếp cận được hơn 100.000 người
(Nguồn: Fanpage J&T Express Vietnam)

Kết thúc thời gian triển khai, chương trình minigame đã đạt được hiệu quả như sau:

  • Phạm vi tiếp cận (reach): 100.000 người.
  • Lượt tương tác (engagement): 8.000 người, trong đó có hơn 3.000 bình luận và 700 lượt share bài.
  • Tỷ lệ tương tác trung bình: 8%.
  • Lượt truy cập link game: 15.000 lượt truy cập.
  • CTR: 15%.
  • Lượt tham gia game: 30.000 lượt tham gia.

Với các kết quả đo lường nêu trên, có thể thấy phương án thiết kế minigame quà bay của J&T đã đạt được thành công như mong đợi. Thông qua chiến dịch này, công ty đã lan tỏa được thông điệp và giúp thương hiệu gần gũi hơn với khách hàng.

5. Kết luận

Các chỉ số mà Woay đã nêu trong bài viết (phạm vi tiếp cận, lượt tương tác, tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ tương tác trung bình,…) đều rất phổ biến trên nền tảng mạng xã hội. Tuy nhiên, không phải chương trình minigame nào cũng cần phải đo lường đầy đủ các số liệu này. theo  mục tiêu ban đầu của doanh nghiệp hoặc chiến dịch mà bạn cần cân nhắc lựa chọn các chỉ số giá trị nhất để nghiên cứu, phân tích, đánh giá hiệu quả.

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã biết cách để đánh giá hiệu quả game chính xác hơn. Nếu cần tư vấn về thiết kế minigame, hãy liên hệ với Woay để được hỗ trợ nhanh chóng.

Woay – Nền tảng ứng dụng Gamification Marketing

Địa chỉ: Lầu 7. Tòa nhà Minh Long, 17 Bà Huyện Thanh Quan, phường 6, quận 3.

Hotline: 089 888 4169

Email: support@woay.vn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here