Bật mí cách dạy bé học toán tư duy phát triển trí thông minh

0
717

Việc nuôi dạy con luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc làm cha mẹ. Những năm trở lại đây, hình thức học toán tư duy để phát triển trí não dành cho các bé ngày càng được chú trọng và trở nên phổ biến, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Vậy thực hư toán tư duy là gì? Cách dạy bé học toán tư duy và lợi ích của phương pháp này đem lại như thế nào?

cach-day-be-hoc-toan-tu-duy-dang-la-xu-huong-duoc-tim-kiem

“Cách dạy bé học toán tư duy” đang là xu hướng được tìm kiếm

1. Toán tư duy là gì? 

Trước hết, toán học là một môn học sử dụng những con số, phép tính hoặc phương trình toán học để thể hiện mối liên quan giữa các vấn đề nào đó. Qua đó hiểu một cách đơn giản, toán tư duy là vận dụng khả năng tư duy vào tính toán, để hiểu được bản chất vấn đề chứ không đơn thuần là học thuộc các công thức, khuôn mẫu có sẵn.

Không khô khan như môn Toán thông thường, các bài toán tư duy thường được trình bày một cách sinh động và thú vị giúp các bé yêu thích việc học tập, thông qua đó trẻ sẽ hình thành khả năng tư duy có logic độc lập mà không cần nhờ đến sự trợ giúp của cha mẹ hay thầy cô.

toan-tu-duy-hoan-toan-thay-the-cach-hoc-toan-nham-chan-tren-truong

Toán tư duy hoàn toàn thay thế cách học toán nhàm chán trên trường

2. Lợi ích của toán tư duy đối với sự phát triển của trẻ

2.1. Phát triển toàn diện não bộ

Các chương trình Toán học truyền thống đa phần chỉ giúp bé phát triển trí não ở một mức nhất định tùy vào khả năng của từng bé. Còn với toán tư duy sinh động, trẻ buộc phải suy nghĩ liên tục để mở rộng vấn đề, khám phá bản chất các mối liên hệ, việc này đòi hỏi sự kết hợp và vận động liên tục của cả hai bán cầu trái và bán cầu phải, từ đó não bộ được phát triển toàn diện nhất.

2.2. Tăng khả năng tư duy sáng tạo của trẻ

Các bài toán tư duy thường có kết quả đa dạng, phụ thuộc vào sự sáng tạo, khả năng xử lý thông tin, khai triển vấn đề của bé. Bằng việc đưa ra nhiều kết quả, hướng giải quyết hay ý tưởng trong quá trình học toán tư duy, trẻ sẽ được kích thích để nâng cao khả năng sáng tạo rất hiệu quả.

2.3. Phát triển các kỹ năng quan trọng 

Các cách dạy bé học toán tư duy luôn hướng tới rèn luyện những kỹ năng cần thiết nhất trong cuộc sống cho bé: quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo, ghi nhớ, tư duy logic và giải quyết vấn đề chính xác. Đây là những kỹ năng sẽ giúp ích rất nhiều cho bé trong việc học tập, công việc trong tương lai.

2.4. Xây dựng niềm đam mê với toán học của trẻ

Bằng những bài toán tư duy thú vị, cha mẹ sẽ từng bước giúp bé làm quen với những con số, khơi gợi sự quan tâm, niềm yêu thích với toán, xây dựng một nền tảng kiến thức vững chắc để bé tiếp thu kiến thức trên trường dễ dàng và đúng cách hơn mà không hề cảm thấy khô khan, nhàm chán.

Toán tư duy giúp trẻ phát triển trí tuệ toàn diện

3. Các cách dạy bé học toán tư duy 

Tất nhiên là để có được những lợi ích tuyệt vời kể trên, các bậc phụ huynh không nên nôn nóng mà cho con học ngay, bởi vì xác định thời gian học phù hợp cho bé cũng là một bước vô cùng quan trọng.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, độ tuổi được cho là giai đoạn “vàng” đối với sự phát triển trí não của bé đó là khoảng từ 3 đến 12 tuổi, vì khoảng thời gian này sẽ ảnh hưởng quyết định tới 75% não bộ cả đời của trẻ. Vì vậy, áp dụng toán tư duy vào phương pháp dạy học cho bé 3 tuổi – mốc đầu tiên của chu kỳ “vàng” sẽ phát triển tối ưu tiềm năng của bé.

3.1. Bài tập cho bé đếm số

Cha mẹ nên bắt đầu cho bé tập làm quen với số đếm từ 0 – 20, hướng dẫn cho trẻ phân biệt sự khác nhau, thứ tự lần lượt và so sánh số nào lớn hơn, số nào nhỏ hơn, kết hợp vào trò chơi và lặp lại nhiều lần để trẻ ghi nhớ lâu hơn. Càng lớn, bạn càng nên cho bé tiếp xúc với nhiều con số hơn và đừng quên giải thích ý nghĩa mỗi con số đại diện cho điều gì và chúng có quan hệ gì với nhau. Điều này sẽ giúp trẻ dễ dàng kết nối và sắp xếp các vấn đề với nhau.

3.2. Bài tập sắp xếp liên kết chuỗi

Các bậc phụ huynh cũng có thể sáng tạo ra các bài tập về cộng trừ, hướng dẫn bé sắp xếp, hình thành một dãy số theo dạng chuỗi, giải thích vì sao chuỗi này lại được tạo thành. Đây là phương pháp tư duy toán học hiệu quả giúp các bé xây dựng được suy nghĩ logic, khả năng nhận biết, phán đoán theo những gợi ý và sắp xếp mọi thứ theo quy luật.

3.3. Bài tập so sánh và phân biệt đồ vật

Đây là cách dạy bé 3 tuổi học đem lại nhiều sự thích thú cho trẻ nhất. Bởi vì trẻ sẽ được cha mẹ hướng dẫn cách phân loại những đồ vật xung quanh mình, từ đó bé sẽ biết được những điểm giống nhau và điểm khác nhau dựa trên tất cả những đặc điểm bé nghĩ tới: từ màu sắc, hình dáng, kích thước,… Không những khả năng tư duy được phát triển toàn diện mà bé còn được trau dồi khả năng ngôn nữa của mình.

3.4. Bài tập xem giờ

Rèn luyện toán tư duy qua việc xem giờ cũng là một các được nhiều nhà khoa học đánh giá cao. Cha mẹ nên dạy cho bé về các con số trên mặt đồng hồ, chúng có ý nghĩa gì trong cuộc sống hằng ngày. Việc biết xem đồng hồ giúp trẻ xác định quy luật về thời gian, từ đó bé hình thành được thói quen sinh hoạt theo thời gian biểu và dần dần có ý thức kỷ luật trong việc thực hiện các hoạt động trong ngày có kế hoạch.

long-ghep-tro-choi-vao-cac-bai-tap-cho-be

Lồng ghép trò chơi vào các bài tập cho bé

4. Những lưu ý cho bé khi học toán tư duy 

Quá trình giúp bé học toán tư duy kể trên thực sự sẽ đem lại hiệu quả nếu như có sự đồng hành xuyên suốt của cha mẹ. Nếu còn nhiều lo lắng khi bắt đầu các phương pháp trên, các bậc cha mẹ có thể tìm hiểu thêm về các cách dạy bé 2 tuổi học để bé có thể dễ dàng học toán tư duy khi lên 3 tuổi.

Bé khi mới đầu làm quen sẽ không khỏi bỡ ngỡ và gặp khó khăn từ những vấn đề đơn giản nhất nên rất cần cha mẹ kiên trì giúp đỡ, giải thích để bé hiểu. Hãy lắng nghe và hạn chế la mắng con. Trong quá trình đó bạn cũng có thể khuyến khích bé đặt các câu hỏi để biết được bé đang gặp vướng mắc ở đâu và giúp kích thích tư duy phản biện của bé.

Học tập chỉ có hiệu quả khi bé cảm thấy say mê, hứng thú. Ngoài việc kết hợp bài tập vào trò chơi, đời sống hằng ngày thì cha mẹ cũng có thể sử dụng những app học toán cho bé trên thị trường hiện nay. Các ứng dụng học online ngày nay đang là xu thế với đồ họa ngày càng sinh động, kích thích đầy đủ các giác quan của bé, đây là giải pháp dành cho các bậc phụ huynh không thể dành nhiều thời gian để dạy con nhưng vẫn có thể quản lý được tất cả hoạt động của bé.

bo-me-la-nguoi-dong-hanh-quan-trong-trong-qua-trinh-phat-trien-cua-be

Bố mẹ là người đồng hành quan trọng trong quá trình phát triển của bé

5. Kết luận 

Chăm con không phải là gánh nặng, mà đó nên là hành trình gắn kết giữa cha mẹ và con cái. Bên cạnh việc hỗ trợ con tiến bộ hằng ngày, chúng ta cũng nên cân bằng giữa học tập và nghỉ ngơi của bé. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu thêm về con trẻ, chuẩn bị hành trang để giúp con bước vào đời vững vàng hơn.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

___

Beto – Better together

Kênh chia sẻ kiến thức, kỹ năng và khoá học hữu ích cho con đường thành công của bạn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here