Da của bé rất nhạy cảm và mong manh. Vì vậy, chỉ cần một vết cắn nhỏ của con trùng thôi cũng dễ làm cho vết thương đó trở nên đỏ ửng và sưng tấy. Trong những trường hợp như vậy, mẹ nên làm gì?
Mẹ nên làm gì khi bé bị côn trùng cắn?
Thông thường các mẹ không cần quá lo lắng về vết cắn, đốt của côn trùng. Nhưng một vết đốt cũng có thể khiến trẻ nhỏ sợ hãi vì vậy các mẹ cần điều trị luôn để trẻ được thoải mái và yên tâm.
Vết cắn từ muỗi, muỗi vằn hoặc bọ chét thường gây ra vết ngứa nhỏ, màu đỏ, nhanh chóng phát triển ngay sau khi bé bị côn trùng cắn. Chỗ vết cắn sau đó sẽ bị sưng lên với vết rộp có chất lỏng bên trong. Nó có thể biến mất sau vài giờ hoặc một ngày. Nếu mẹ nóng lòng, có thể sử dụng thuốc trị muỗi đốt cho bé để làm giảm đi ngứa và vết đỏ do muỗi đốt.
Mẹ có thể sử dụng thuốc trị muỗi đốt cho bé để làm giảm đi ngứa và vết đỏ do muỗi đốt.
Vết đốt của ong, ong vàng hoặc ong bắp cày sẽ khiến trẻ ngay lập tức cảm thấy đau và ngứa ngáy. Vùng da xung quanh vết đốt bị đỏ và vết sưng sẽ xuất hiện. Tình trạng này có thể kéo dài vài ngày.
Với vết đốt của ong, các mẹ hãy cố gắng rút nọc độc ra khỏi da bé nếu nhìn thấy. Có thể cạo hoặc gảy nó ra bằng vật dụng gì đó có góc cạnh như thẻ tín dụng hoặc móng tay… Đừng ép nọc độc ra bằng ngón tay hoặc nhíp vì như vậy có khả năng sẽ làm nọc độc chui sâu vào cơ thể bé hơn. Rửa vùng da bị cắn, đốt với xà phòng và nước sạch.
Với vết đốt của ong, các mẹ hãy cố gắng rút nọc độc ra khỏi da bé nếu nhìn thấy.
Sau đó, các mẹ có thể xử lý vết đó như sau:
- Giúp trẻ giảm đau và ngứa bằng cách áp túi đá hoặc miếng gạc lạnh như miếng vải flanen ẩm lạnh. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng thêm thuốc bôi côn trùng cắn cho bé để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu mà côn trùng để lại.
- Nếu bé thấy đau do vết cắn, đốt đó, các mẹ có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau paracetamol hoặc kháng viêm ibuprofen (loại dành cho trẻ sơ sinh). Các mẹ chỉ nên cho trẻ uống giảm đau paracetamol cho trẻ từ 2 tháng tuổi nếu trẻ được sinh sau 37 tuần và nặng ít nhất 4kg. Cho uống ibuprofen với trẻ đã được 3 tháng trở lên và nặng ít nhất 5kg. Hãy kiểm tra thông tin liều lượng sử dụng trong hộp thuốc hoặc hỏi dược sĩ, bác sĩ nếu mẹ nào không chắc chắn nên cho trẻ uống bao nhiêu. [Chú ý: tất cả các thông tin về sử dụng thuốc cần phải được sự cho phép của bác sĩ chuyên môn]
- Cố gắng đừng để trẻ gãi vào vết cắn, đốt và cắt ngắn móng tay bé trong trường hợp trẻ cứ cố gãi. Việc gãi hay cào vào vết thương đó có thể gây hại cho da và là nguyên nhân của một số bệnh nhiễm trùng như chốc lở.
- Nếu trẻ bị côn trùng cắn, đốt mà cảm thấy rất đau và ngứa (trường hợp trẻ chưa nói được thì các mẹ nên để ý nhận biết thông qua việc trẻ khóc nhiều) thì hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Họ có thể kê đơn cho loại kem bôi crotamiton hoặc corticosteroid để làm dịu vết đau. Các mẹ có thể yêu cầu thêm kem kháng histamin. Tuy nhiên nếu da của bé bị nứt thì các mẹ không nên bôi bất kì loại kem hay thuốc mỡ nào.
Với những trường hợp ong đốt nặng hơn, gần mắt hoặc gần miệng, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ
>> Xem thêm về: Thuốc bôi côn trùng cắn cho bé
Các mẹ cần phải luôn để mắt đến vùng da xung quanh vết cắn vì nó có thể phát triển thành phát ban sau vài giờ. Sự phát ban này sẽ nặng lên, các vết sưng có thể bị ngứa và xuất hiện bất cứ nơi nào trên cơ thể của bé.
Nếu những vết côn trùng cắn gần miệng, vết thương trở nên nặng hơn thì mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị tốt nhất.