Bí kíp giúp mẹ cho bé ăn dặm hiệu quả, khoa học hơn

0
342

Thời điểm bắt đầu ăn dặm là một giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Nó không chỉ có thể bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp bé cao lớn khỏe mạnh mà đây cũng là giai đoạn hình thành các thói quen ăn uống cho trẻ.

Vậy đâu là phương pháp ăn dặm đang được mẹ bỉm áp dụng hiện nay? Hãy cùng Earthmama tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

cung-hoc-bi-kip-an-dam-giup-be-phat-trien-toan-dien-earthmama

Cùng học bí kíp ăn dặm giúp bé phát triển toàn diện

1. Các phương pháp ăn dặm phổ biến nhất 

Ăn dặm truyền thống đã được các bà, các mẹ truyền lại từ bao đời nay. Với phương pháp này thông thường thức ăn sẽ là cháo hoặc bột, các món được xay nhuyễn hoặc băm nhỏ, có thể trộn nhiều thực phẩm lại với nhau ví dụ như là rau củ, cá hay các loại thịt. 

Bên cạnh, đó còn có những phương pháp hiện đại khác đang được các mẹ bỉm ưa chuộng hiện nay như 3 DAY WAIT, ăn theo kiểu nhật hay ăn dặm BLW.

3 DAY WAIT là cách thức giúp bé tập quen với thức ăn từ từ, cho bé thử dần các món ăn khác nhau với liều lượng nhỏ. 

Ưu điểm của phương pháp này chính là giúp dễ dàng phát triển khung vị cũng như nhận ra biết ngay nếu trẻ có vô tình dị ứng với bất kì loại thực phẩm nào.

Với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, các mẹ thường sẽ kết hợp đa dạng các món trong một khẩu phần cho bé. Từ đó, bé sẽ ăn ngon miệng hơn, đồng thời hệ tiêu hóa cũng được bổ sung nhiều nguồn dưỡng chất cần thiết, kích thích sự phát triển khỏe mạnh.

Có nhiều phương pháp ăn dặm khác nhau mà các mẹ có thể áp dụng tùy vào từng giai đoạn của trẻ

Ăn dặm BLW là gì? Mẹ đã từng nghe đến tên của phương pháp ăn dặm này chưa?

Thực ra, mặc dù là một cái tên nghe qua có vẻ khá lạ lẫm, BLW lại là phương pháp ăn dặm tự quyết định thường được các bà mẹ ở Châu Âu áp dụng.

Hiểu đơn giản, phương pháp này cho trẻ tự chọn món mà mình muốn ăn và cả số lượng tùy theo sở thích và mong muốn. Nếu không thích ăn, trẻ có thể không ăn. Tuy nhiên, việc cho ăn tùy hứng như vậy rất khó để đảm bảo bé có được nguồn dinh dưỡng đủ nhiều để phát triển. Thành ra mẹ phải lưu ý khẩu phần, từ đó đưa ra chiến lược bổ sung dinh dưỡng bằng nước ép, sữa mẹ,…

Các phương pháp ăn dặm trên đều có những ưu và nhược điểm khác nhau, bạn nên có sự tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng cho bé nhà mình.

Hoặc bạn cũng có thể kết hợp các phương pháp tùy vào từng thời điểm, khi trẻ bắt đầu vào tháng thứ 5 thì áp dụng ăn dặm kiểu Nhật, từ tháng thứ 6 trở đi có thể cho ăn dặm truyền thống hoặc BLW.  

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự khoa học trong việc ăn dặm của trẻ 

Độ tuổi

Theo như hướng dẫn của WHO độ tuổi ăn dặm là một trong những yếu tố quyết định trong giai đoạn này và nó thường sẽ rơi vào tháng thứ 6 khi trẻ đã bắt đầu biết ngồi và hệ tiêu hóa dần trở nên hoàn thiện hơn.

Hiện tại ở Việt Nam đa số các mẹ sẽ bắt đầu phương pháp ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng trở đi tuy nhiên khả năng thành công chỉ ở khoảng hơn 50%.

Môi trường ăn dặm

Môi trường ăn dặm cho trẻ dù là ở giai đoạn nào thì vẫn nên là tựa vào lòng mẹ hoặc tập ngồi trên ghế. Tuy nhiên, cũng rất khó để bé có thể làm quen được với tư thế ăn dặm ngay từ đầu. Cho nên các ông bố, bà mẹ trẻ cần phải thật kiên nhẫn để uốn nắn bé từ từ.

Một trong những sai lầm nhiều người gặp phải chính là bắt con ngồi yên một chỗ bằng cách cho con dùng thiết bị điện tử (điện thoại, ipad,…). Việc này là hoàn toàn không nên. Bởi nó không chỉ tạo ra một thói quen xấu, mà còn gây hại cho mắt và ảnh hưởng đến khả năng tập trung và phát triển của trẻ.

Có thể cho bé tựa vào lòng mẹ hoặc tập ngồi trên ghế khi ăn dặm

Mức độ linh động của cha mẹ

Cha mẹ cũng nên có sự linh động trong thời điểm cho trẻ ăn dặm. Đôi lúc bé có thể sẽ tỏ ra biếng ăn, mệt mỏi thì bạn cũng không nên quá lo lắng hay ép buộc tr. Bởi đó chỉ là việc thay đổi vị giác thông thường.

Nếu tình trạng này diễn ra liên tục hoặc kéo dài thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để nhận tư vấn từ chuyên gia và điều trị kịp thời.

3. Đâu là những thực phẩm tốt cho trẻ trong giai đoạn đầu ăn dặm? 

Trong các giai đoạn ăn dặm của bé, các mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ các nhóm chất cần thiết như là:

  • Tinh bột thường sẽ có trong gạo, ngô,…
  • Chất đạm có trong các loại thịt, cá, trứng, sữa,…
  • Dầu, mỡ
  • Nhóm vitamin, khoáng chất, chất xơ thường có trong hoa quả, các loại rau củ

Tuy nhiên, trong thời gian đầu mẹ nên cho con ăn riêng biệt từng nhóm chất để hệ tiêu hóa của con có thể làm quen từ từ và  hấp thụ các chất tốt hơn. Thứ tự ưu tiên sẽ nên là tinh bột, chất đạm, dầu rồi mới đến nhóm vitamin. 

Nên chọn món các món ăn ít có khả năng gây dị ứng hoặc gần giống với loại sữa mà bé đang sử dụng hiện tại.

Việc lựa chọn thực phẩm hoàn toàn cũng như thời điểm khi nào cho trẻ ăn dặm không có quy định cụ thể hay bắt buộc. Nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sở thích, nhu cầu, mức độ phát triển của trẻ cũng như điều kiện kinh tế gia đình.

Bổ sung đầy đủ các nhóm chất giúp bé phát triển tốt khỏe mạnh

4. Các bí kíp giúp mẹ cho bé ăn dặm hiệu quả & khoa học 

Tập ăn vào buổi sáng

Khi nào nên cho bé ăn dặm là một vấn đề mà khá nhiều mẹ bỉm quan tâm. Câu hỏi gây hoang mang là cho bé ăn dặm vào buổi sáng hay trưa mới là tốt nhất. 

Để có thể mang đến hiệu quả hấp thu tốt bạn nên lựa chọn thời điểm mà con hào hứng muốn ăn nhất, thông thường sẽ là vào buổi sáng đối với trẻ uống sữa công thức và buổi tối đối với các bé được nuôi bằng sữa mẹ.

Đủ chất

Để đảm bảo đủ dưỡng chất cho cơ thể con trong quá trình tập ăn dặm, các mẹ nên kết hợp cho con bú từ 3 đến 4 lần/ngày. Sau đó, mẹ có thể tăng dần nếu con bắt đầu quen và ăn được nhiều hơn. Hơn nữa, mẹ cũng cần lưu ý để cân bằng đầy đủ các nhóm dinh dưỡng.

Đa dạng loại thực phẩm

Khẩu phần ăn của bé nên được thay đổi thường xuyên. Điều này không chỉ kích thích trẻ ngon miệng mà còn có thể bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển của cơ thể.

Bên cạnh đó, đây cũng là một cách giúp mẹ có thể hiểu rõ hơn về sở thích của bé từ đó dễ dàng lựa chọn món ăn phù hợp.

Một số loại rau củ không nên cho bé ăn dặm mà các mẹ cần đặc biệt lưu ý như là củ sắn, củ dền, cải thảo, lá hẹ,… vì nó rất dễ gây kích ứng cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Cho bé ăn thức ăn mềm, loãng rồi đặc dần

Khi con bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, hệ tiêu hóa vẫn còn khá non nớt, mẹ nên ưu tiên các món ăn mềm, loãng như bột hay cháo nhuyễn và tốt nhất nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày như phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống.

Vì vốn dĩ trước nay bé chỉ quen với sữa mẹ nên với các thức ăn cứng nguyên hạt như ngô hay khoai môn hay thậm chí là thịt sẽ rất khó để có thể tiêu hóa và hấp thụ.

Cho hệ tiêu hóa bé tập quen dần với các thực phẩm mềm, loãng

Bổ sung lượng dầu, mỡ cần thiết

Thực phẩm trong giai đoạn ăn dặm cần đặc biệt hạn chế dầu mỡ, nếu như bạn muốn tăng thêm khẩu vị cho con thì nên lựa chọn các loại dầu thực vật và dễ hòa tan trong canxi hay vitamin.

Sử dụng gia vị rắc cơm ít, vừa đủ

Các món ăn mặn rất gây hại cho hệ tiêu hóa cũng như khiến thận của bé hoạt động quá sức. Vì thế, mẹ hãy chú ý chỉ nêm một lượng rất ít hoặc hạn chế gia vị tối đa khi cho con ăn dặm.

Không ép ăn, bắt đầu với số lượng ít rồi tăng dần

Đây là một sai lầm mà rất nhiều phụ huynh gặp phải. Vì lo lắng con đói, không đủ dinh dưỡng mà thường hay tìm cách ép trẻ ăn hết khẩu phần đã được chuẩn bị.

Khi trẻ biểu hiện khó chịu hay lảng tránh thì có thể hiện tại trẻ chưa thực sự sẵn sàng để tiếp nhận thực phẩm mới. Các mẹ cần kiên nhẫn, thường sẽ mất khoảng từ 6 cho đến 10 lần cho con bắt đầu tập quen dần.

5. Lưu ý khi xây thực đơn ăn dặm cho trẻ 

Nên cho bé ăn dặm khi nào và ăn gì là vấn đề mà các bậc phụ huynh nên có tìm hiểu và chủng bị kỹ càng, sau đây sẽ là một số gợi ý thực đơn cho bé mà bạn có thể tham khảo.

Thực đơn cho trẻ từ 6 – 12 tháng

  • Trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi: Trong giai đoạn đầu bạn nên ưu tiên các thực phẩm mềm, loãng và đặc biệt là dễ tiêu hóa, để hệ tiêu hóa trẻ làm quen dần thì sẽ nên là 1 bữa/ngày, đối với thực đơn cho trẻ từ 8 tháng có thể tăng lên 2 bữa/ngày cũng như tăng độ đặc của thức ăn
  • Thực đơn cho bé 9 tháng tuổi đến 11 tháng: Có thể chia thành các bữa ăn nhỏ từ 3 – 4 lần/ngày, nên bắt đầu với bột và dần thêm các thực phẩm như là rau củ, các loại thịt cá, lúc này đã có thể bắt đầu bổ sung thêm dầu, mỡ và nên duy trì nguồn sữa cho bé

Nên lựa chọn thực đơn ăn dặm cho bé theo từng giai đoạn

Thực đơn cho trẻ từ 12 – 23 tháng

Khi con đã được 1 tuổi, mẹ có thể xây dựng khẩu phần ăn đa dạng hơn với đầy đủ các nhóm thực phẩm, 4 bữa/ngày

Thực đơn cho trẻ từ 24 – 36 tháng

Vào thời điểm này trẻ gần như đã có thể ăn được tất cả các loại thực phẩm như người lớn, bạn có thể cho trẻ ăn chung bàn với các thành viên trong gia đình để tạo không khí vui vẻ, giúp trẻ ăn được nhiều hơn cũng như kích thích phát triển trí não.

Từ sau 2 tuổi, các bé hầu như đều không còn phụ thuộc vào sữa mẹ nữa, bạn nên bổ sung thêm từ 1 đến 2 bữa ăn phụ bên cạnh các bữa chính mỗi ngày. 

6. Một số loại bánh ăn dặm cho bé được nhiều mẹ ưa thích 

Bên cạnh các nhóm thực phẩm thường ngày, các mẹ bỉm thường sẽ mua thêm cho con các loại bánh ăn dặm để giúp bé kích thích vị giác cũng như giảm khó chịu ngứa lợi trong giai đoạn bắt đầu mọc răng.

Một số các thương hiệu được ưa chuộng hiện nay mẹ có thể tham khảo là: 

Đây là dòng bánh với không chứa sữa, gluten, đậu phộng và cực kì ít đường nên hầu như không gây dị ứng cho bé, bổ sung dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là có nhiều mùi vị khác nhau như vị rau bina, cà rốt, socola và nho khô.

Bánh với kích thước nhỏ gọn, được thiết kế phù hợp để bé có thể tập cầm, nắm dễ dàng. Các mẹ có thể cho con ăn riêng hoặc trộn chung với sữa công thức để tạo nên một bữa ăn vừa ngon miệng, đầy đủ dinh dưỡng và vô cùng tiện lợi, có thể áp dụng được trong thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng.

Bánh ăn dặm Organic Apple Monkey

  • Bánh Gạo Minzco:

Đây là dòng bánh ăn dặm hoàn toàn không chứa dầu cũng như các chất béo chuyển hóa xấu, với nguồn nguyên liệu rõ ràng đảm bảo an toàn cho trẻ. 

Bánh Gạo Minzco có kết cấu mềm mại và tan ngay trong miệng nên có thể dùng được cho cả các bé chưa mọc răng, với hương vị thơm nhẹ và ngọt dịu khiến các bé vô cùng yêu thích.

  • Bánh ăn dặm Heinz:

Heinz đã được biết đến là một trong những thương hiệu hàng đầu dành cho bé, dòng bánh ăn dặm của Heinz thường có vị thơm ngọt có thể dùng có trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên.

  • Bánh trẻ em Nhật Baby Ball:

Đây là một dòng bánh ăn dặm dành cho bé từ 5 tháng tuổi giúp bổ sung các chất dinh dưỡng, canxi và đặc biệt là hỗ trợ quá trình tập nhai.

Xem thêm:

Với các thông tin chúng tôi đã chia sẻ bên trên hi vọng sẽ giúp các mẹ hiểu được ăn dặm là gì cũng như lên thực đơn bổ dưỡng cho con.

Bạn cũng có thể tìm mua các sản phẩm dinh dưỡng giúp bổ sung đa dạng thực phẩm ăn dặm cho trẻ từ nguyên liệu organic chính hãng với nguồn gốc rõ ràng tại Earthmama.

Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.

Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.

Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here