Chiến lược gamification marketing là một giải pháp hữu hiệu cho doanh nghiệp trong thời đại kỹ thuật số hiện nay. Vì vậy, việc xác định rõ ràng mục tiêu và lên chiến lược để thu hút người dùng và tệp khách hàng tiềm năng là điều vô cùng cần thiết.
Trong bài viết dưới đây, Woay sẽ tiếp tục cùng bạn để điểm qua 13 yếu tố tiếp theo, nhằm tối ưu hóa công cụ Gamification và mang lại thành công cho doanh nghiệp. Qua đó, bạn sẽ có thể chuẩn bị kỹ càng hơn trước khi bắt tay vào chiến dịch marketing nhé!
Bài viết liên quan:
- Chiến thắng trong cuộc đua ứng dụng: doanh nghiệp có thể làm gì để giữ chân khách hàng?
- Tạo chiến dịch marketing gamification thu hút trên social với ý tưởng minigame đơn giản (update 2022)
- Ứng dụng 8 động lực thúc đẩy hành vi trong Gamification
Cùng tìm hiểu bí quyết ứng dụng chiến lược gamification cùng Woay
(Nguồn: Internet)
1. 26 yếu tố làm nên một chiến lược Gamification thành công trong Marketing.
14. Mối tương quan giữa gamification và thực tiễn công việc
Như bài chia sẻ của giáo sư Stuart Brown trên TED Talk, vui chơi và hiệu quả công việc không phải là hai khái niệm mâu thuẫn hay triệt tiêu lẫn nhau. Vì thế, chúng ta nên thấu hiểu và dõi theo nó bằng một góc nhìn tích cực và rộng mở. Trên thực tế, niềm vui và phần thưởng là 2 động lực thúc đẩy chính của Gamification.
Bên cạnh các minigame thu hút khách hàng, các trò chơi này còn có thể giúp gắn kết tinh thần nội bộ hay giúp nâng cao năng suất làm việc của đội ngũ. Bằng cách thiết kế trò chơi có tính mật thiết tới quá trình làm việc, tương tác, nhân viên sẽ có thêm động lực hoàn thành công việc với hiệu suất cao.
Trong một khảo sát về hoạt động game hóa, cụ thể trong quá trình vận hành và đào tạo đã cho ra kết quả như sau:
- 87% nhân sự tham gia khảo sát cho rằng các hoạt động game hóa tại nơi làm việc sẽ giúp họ làm việc hiệu quả hơn.
- 80% nhân sự nhận thấy việc học dựa trên trò chơi hấp dẫn hơn so với đào tạo truyền thống.
- Gamification giúp tăng 60% sự tham gia của nhân viên và 50% năng suất.
15. Mục tiêu tổ chức
Jeroen van Bree cho rằng, để chiến lược marketing thành công và đạt hiệu quả cao nhất, chúng ta cần xác định mục tiêu của Gamification dựa trên ba cơ sở sau: góc nhìn của cá nhân, của tổ chức và của cộng đồng.
Dựa trên góc nhìn của tổ chức, mục tiêu của chiến dịch Gamification là để gia tăng tương tác cũng như thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn, đồng thời truyền tải thông điệp tích cực giúp đóng góp và xây dựng cộng đồng, qua đó làm nổi bật hình ảnh và giá trị của thương hiệu. Trong đó, một vài chiến dịch truyền thông có thể kế đến là:
- Chiến dịch truyền thông “Gửi những điều tích cực, xách hạnh phúc về nhà” với minigame “Gắp hạnh phúc” của Co.op Smile
- Dự án “Lễ rộn ràng xoay vòng – 100% quay trúng quà” do Hi-Kool Việt Nam tổ chức thực hiện.
16. Thanh tiến trình (Progress bar)
Trong nghiên cứu về hành vi và khả năng tập trung của người dùng, mức độ tập trung trung bình cho một khu vực (hoặc một chuỗi các hoạt động) trên website là từ 3 – 8 giây. Điều này đã khiến nhiều nhà thiết kế về UX/UI lẫn marketer đau đầu về việc làm thế nào thế giữ sự tập trung này đến cuối.
Kết quả thử nghiệm đã cho thấy, thanh tiến trình là một chiến lược ứng dụng gamification vô cùng hiệu quả để thu hút sự tập trung của người dùng. Đó cũng là hình thức biểu hiện ra ngoài của mô hình Octalysis – trong động lực Tiến triển và Thành quả.
Nhiều nền tảng phổ biến như LinkedIn, Facebook, Glints, Vietnamworks… đều sử dụng thanh tiến trình như một công cụ khuyến khích người dùng cập nhật đầy đủ profile nhằm giúp doanh nghiệp kết nối với ứng viên dễ dàng hơn.
Progress bar giúp tạo thêm động lực sử dụng dịch vụ cho người dùng
(Nguồn: Internet)
17. Kết quả có thể theo dõi được
Một thực tế hiển nhiên rằng, những chiến lược và dự án kinh doanh luôn cần được thể hiện bằng thống kê và số liệu trực quan, hay nói khác hơn là KPI – để chúng ta có thể dễ dàng theo dõi, điều chỉnh tiến trình và hiệu quả công việc.
Khi ứng dụng các chiến lược gamification marketing, bạn có thể phân tích dữ liệu cũng như theo dõi sự tăng trưởng về số lượng và hành vi của người tiêu dùng thông qua thông tin về cấp bậc hay kết quả của minigame.
Gamification sẽ giúp phân tích tiến độ mà dự án đang thực hiện
(Nguồn: Prakasam Mathaiyan)
Ngoài ra, dựa vào phản hồi của trò chơi, doanh nghiệp có thể biết được liệu nội dung đang thực hiện có tạo nên trải nghiệm tích cực cho khách hàng hay không để đưa ra những phương án phù hợp.
18. Cơ chế trao thưởng
Cần lưu ý rằng, giải thưởng và danh hiệu trong minigame chỉ có giá trị trong cộng đồng người chơi tham gia vào chiến dịch. Hay nói cách khác, cần nghiên cứu và thiết lập một cơ chế trao thưởng phù hợp để nhận được sự tin tưởng và hài lòng từ khách hàng tiềm năng.
Trao thưởng là hình thức vô cùng tuyệt vời để nâng cao hành vi người tiêu dùng
(Nguồn: Grab)
Như vậy, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu sâu hơn về hành vi và phản hồi của khách hàng trên nhiều nền tảng khác nhau để đưa ra chiến lược gamification marketing thích hợp. Qua đó mang đến cho người dùng trải nghiệm trao thưởng thú vị và hấp dẫn hơn, đồng thời tăng sự hào hứng và tạo thêm động lực để khách hàng tiếp tục đồng hành cùng thương hiệu.
Bạn có thể theo dõi các nội dung trò chơi mà các sàn thương mại điện tử, ngân hàng số như Shopee, Tiki, Momo, VNpay đang thực thi để hiểu được cách mà một thương hiệu, doanh nghiệp có thể hiểu và thiết kế các trò chơi, giải thưởng đúng với mong muốn người dùng.
19. Socialites (Bartler’s Type)
Theo Nicolas Yee, Socialites hay Socializers được hiểu là những đối tượng thực hiện hoạt động tương tác và tìm thấy niềm vui khi kết nối với người chơi khác thông qua thế giới ảo. Đây được xem là nhóm khách hàng tiềm năng cho thị trường kinh doanh thương mại điện tử hiện nay. Nhóm khách hàng này thường rất ưa chuộng các minigame đơn giản như Vòng Quay May Mắn hay Hộp Quà Bí Ẩn.
20. Các chiến thuật trong việc ứng dụng Gamification
Theo Identitymine, chiến thuật chính của hoạt động ứng dụng gamification trong marketing là tạo ra động lực giúp thu hút khách hàng tiềm năng đến gần hơn với mục tiêu của doanh nghiệp. Mục tiêu này có thể là thúc đẩy nhận diện thương hiệu, phát triển doanh số bán hàng hay dẫn đầu một trào lưu, xu hướng mới trên thị trường.
Nói khác hơn, Gamification trong marketing không chỉ là tạo ra một trò chơi viral và hấp dẫn về mặt giải trí, mà còn là việc sử dụng minigame đó với mục đích quảng bá và truyền thông, giúp thương hiệu tăng độ nhận diện và thu hút khách hàng tiềm năng để có thể phát triển kinh doanh.
Mục đích chính của gamification là để quảng bá thương hiệu và phát triển các hoạt động marketing
(Nguồn: Internet)
21. Khai thác nhu cầu từ nhóm khách hàng tiềm năng
Theo Dustin DiTommaso cho rằng, để xác định cụ thể hơn về phân khúc khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, bạn nên đưa ra vài câu hỏi trong chiến lược marketing game như là:
- Nhân khẩu học của nhóm người tiêu dùng tiềm năng là gì, họ là ai?
- Có mục đích của hoạt động mà bạn đang muốn tổ chức là gì? Bạn đang muốn mang lại điều gì cho khách hàng, khán giả của mình?
- Vì sao khách hàng lại chọn chơi game của bạn?
- Điều gì cản trở họ trên con đường chinh phục mục tiêu?
- Động lực của người dùng là gì? (niềm tin về phần thưởng họ đạt được sẽ khả thi và xứng đáng; năng lực để khả năng hoàn thành nhiệm vụ; phong cách chơi game;…)
Tóm lại, có 4 yếu tố chính để tạo động lực nhằm thúc đẩy hành vi người tiêu dùng, sau khi đã nghiên cứu thị hiếu của họ, chính là:
- Cấu trúc thiết kế theo hướng cài đặt hướng dẫn trò chơi hay để người dùng tự do khám phá.
- Chinh phục thành quả hay tận hưởng trải nghiệm chơi game.
- Hành động bị chi phối bởi xu hướng xã hội hay tự phát.
- Kết nối với người chơi hay kiểm soát họ.
22. Môi trường trải nghiệm và tương tác ảo
Doanh nghiệp có thể ứng dụng Gamification trên mọi nền tảng khác nhau
(Nguồn: Cláudia Oliveira)
Chiến lược gamification marketing chính là giải pháp để thu hút hàng triệu người chơi. Nắm bắt tâm lý khách hàng để gắn kết mạnh mẽ với họ trên môi trường ảo là điều vô cùng cần thiết. Một khi đã đánh vào đúng tâm lý thỏa mãn mục đích chơi game của người dùng qua trải nghiệm mới, doanh nghiệp sẽ tạo được cho mình lợi thế kinh doanh khi sử dụng môi trường ảo để tương tác với người dùng.
23. Tối ưu hóa trang web
Theo Douglas MacMillan, Gamification chính là làn gió mới để thay cho các website truyền thống trong thời đại hiện nay. Chính vì lẽ đó, các nhà thiết kế trò chơi phải tốn nhiều thời gian để nghiên cứu và hoàn thiện tác phẩm nghệ thuật của họ, nhằm mang lại cảm giác “gây nghiện” cho người dùng khi sử dụng sản phẩm.
Ngày nay, các doanh nghiệp truyền thống đã và đang nắm bắt cơ hội này để ứng dụng những nguyên lý thiết kế minigame, nhằm xây dựng độ trung thành cũng như tăng khả năng tương tác với khách hàng tiềm năng trên website và fanpage. Từ đó, những chiến lược gamification marketing mà doanh nghiệp đặt ra cũng dần trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.
Tối ưu hóa trang web bao gồm cả các vấn đề về thiết kế UI/UX, nội dung và kỹ thuật để trang vận hành tốt nhất
(Nguồn: Internet)
24. Nguyên nhân doanh nghiệp muốn ứng dụng gamification
Đến với lời nhận định từ Dustin DiTommaso, doanh nghiệp cần xác định được lý do để ứng dụng chiến lược gamification marketing vào dịch vụ hay sản phẩm của doanh nghiệp. Từ đó, bạn sẽ lựa chọn được mô hình minigame phù hợp và mang lại thêm nhiều lợi ích cho tệp khách hàng tiềm năng của bạn.
Đây chính là một giải pháp tốt cho các chiến lược truyền thông sản phẩm. Khi người dùng tiềm năng thích thú trong việc trải nghiệm, hãy tiếp tục duy trì theo mục tiêu mà thương hiệu bạn đề ra. Nhờ vậy, chiến dịch sẽ ngày càng trở nên hiệu quả và chạm đúng đối tượng mà doanh nghiệp đang muốn hướng đến.
25. Phù hợp với tư tưởng của người dùng ở thời điểm hiện tại
Sự bùng nổ của Gamification trong thời gian sắp tới là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đang tin tưởng và kỳ vọng. Theo như lời Gabe Zichermann – chuyên gia gamification, tương tác người dùng và thiết kế hành vi – thuật ngữ này đã dần được liệt kê vào danh mục từ vựng phổ biến. Khái niệm này đã đánh trúng vào hệ tư tưởng của thời đại, khi công nghệ số đang được chuyển đổi mạnh mẽ trong thời điểm hiện tại.
Nói một cách dễ hiểu hơn, trước bối cảnh phát triển mạnh mẽ về công nghệ số hóa, chủ nghĩa tiêu dùng và xu hướng dễ tiếp cận, dễ hưởng ứng của người tiêu dùng chính là sự “đúng lúc, đúng thời điểm” mà các thương hiệu có thể tận dụng cho các hoạt động marketing của mình.
Nắm bắt xu hướng thời đại thông qua việc ứng dụng Gamification trong chiến lược marketing
(Nguồn: Internet)
26. Ví dụ điển hình khi ứng dụng Gamification
Để thúc đẩy hành vi người dùng và sự tương tác của họ, Gamification chính là một công cụ không thể thiếu để thực hiện điều này. Có thể kể đến một số ví dụ điển hình như là:
Momo là thương hiệu dẫn đầu xu thế gamification hiện nay trong lĩnh vực tài chính, công nghệ
(Nguồn: Momo)
- Facebook: Huy hiệu fan cứng, highlight story, tạo avatar cá nhân,…
- Starbucks: Lên cấp thứ hạng, tặng thưởng
- Momo: Trao đổi và sưu tầm vật phẩm, chương trình đăng nhập hàng ngày để tích điểm nhận quà, lắc thẻ xăm,,…
- Shopee: Tích lũy xu khi đăng nhập để đổi quà, vòng quay may mắn, săn deal, flash sale,…
Có thể thấy rằng, Gamification là một khái niệm quen thuộc được nhiều doanh nghiệp nắm bắt. Với độ phủ sóng rộng rãi trên thị trường, bạn có thể ứng dụng khắp mọi nơi và trong mọi lĩnh vực xung quanh cuộc sống.
2. Kết luận
Trong thời đại 4.0, chiến lược gamification marketing ngày càng được ứng dụng rộng rãi hơn bao giờ hết vì những lợi ích tuyệt vời mà cách thức này mang lại. Việc thiết kế giao diện minigame bắt mắt, gameplay hấp dẫn và khả năng phát hành đa nền tảng sẽ giúp doanh nghiệp bứt phá lợi nhuận trong thời gian tới. Để giúp bạn hiện thực hóa điều đó, Woay đã ở đây để hỗ trợ bạn trong việc thiết kế minigame hiệu quả.
Xem thêm: https://woay.vn/26-yeu-to-lam-nen-mot-chien-luoc-gamification-thanh-cong-trong-marketing-phan-1
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Woay.
Woay – Nền tảng ứng dụng Gamification Marketing
Địa chỉ: Lầu 7. Tòa nhà Minh Long, 17 Bà Huyện Thanh Quan, phường 6, quận 3.
Hotline: 089 888 4169
Email: support@woay.vn