Cơ hội việc làm triển vọng trong ngành công nghiệp F&B (phần 1)

0
573

Những năm gần đây, ngành F&B đang phát triển với một tốc độ chóng mặt. Điều đó thông báo một tín hiệu đáng mừng – F&B mở ra cơ hội việc làm ngành công nghệ thực phẩm đầy triển vọng. Liệu bạn có cơ hội nào để chen chân vào mảnh đất màu mỡ này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

cơ hội việc làm ngành công nghiệp thực phẩm

F&B mở ra cơ hội việc làm đầy triển vọng

1. Phục vụ

Ngành phục vụ là một ngành không quá xa lạ đối với những người đã sớm yêu thích lĩnh vực F&B. Với F&B, bạn có rất nhiều cơ hội để trải nghiệm công việc phục vụ, từ phục vụ trong quán coffee, phục vụ thức ăn nhanh hay thậm chí là phục vụ trong các quán bar, nhà hàng sang trọng.

1.1 Tổng quan

Phục vụ là công việc đơn giản nhất trong ngành thực phẩm và đồ uống. Người phục vụ thường có kiến thức tốt về kỹ thuật dịch vụ cũng như linh hoạt trong môi trường có nhịp độ nhanh, bận rộn. Phục vụ viên thường nhận được tiền tips, hoặc các ưu đãi giảm giá trong chính cửa hàng của mình.

cơ hội việc làm ngành công nghiệp thực phẩm

Phục vụ là công việc phổ biến nhất trong ngành F&B

1.2 Kinh nghiệm yêu cầu

Để trở thành một phục vụ viên, bạn thường được yêu cầu về các tiêu chí như:

  • Kỹ năng giao tiếp tốt
  • Thái độ niềm nở, chuyên nghiệp
  • Độ tuổi hợp pháp để làm việc (phục vụ rượu, tiếp tân khách sạn,…)
  • Hiểu biết về ngành, doanh nghiệp và sản phẩm

1.3 Nhiệm vụ

Người phục vụ viên có nhiệm vụ tương đối đơn giản, bao gồm:

  • Tiếp nhận đơn đặt hàng và phục vụ khách hàng
  • Xử lý khiếu nại và nhận xét, phản hồi của khách hàng
  • Cung cấp kiến thức về sản phẩm, dịch vụ

1.4 Cơ hội thăng tiến

Phục vụ viên sẽ có các cơ hội việc làm ngành công nghiệp thực phẩm như: giám sát dịch vụ thực phẩm và đồ uống, quản lý dịch vụ đồ uống, trợ lý quản lý, quản lý…

cơ hội việc làm ngành công nghiệp thực phẩm

Phục vụ luôn được yêu cầu có thái độ niềm nở và thân thiện với khách hàng

2. Quản lý

Nếu công việc phục vụ chỉ yêu cầu những kinh nghiệm đơn giản về làm dịch vụ, thì người quản lý phải có nhiều kiến thức hơn về ngành cũng như am hiểu nhiệm vụ của những vị trí công việc khác nhau.

2.1 Tổng quan

Quản lý có nhiệm vụ chỉ đạo, lập kế hoạch cũng như giám sát các hoạt động trong doanh nghiệp F&B. Vị trí quản lý có thể là cấp cao hoặc cấp thấp, cấp chức năng hoặc cấp toàn bộ phận. Tùy thuộc vào phạm vi quản lý và chức năng quản lý mà nhân sự và lĩnh vực mà quản lý viên tiếp xúc là khác nhau.

Ví dụ, trong nhà hàng, bạn có thể chỉ là quản lý khu vực bếp, hoặc có thể là quản lý toàn nhà hàng, bao gồm quản lý bếp nấu, quản lý nhà cung cấp và quản lý nhân viên phục vụ,…

cơ hội việc làm ngành công nghiệp thực phẩm

Nếu làm việc đủ lâu trong ngành, bạn sẽ có cơ hội trở thành quản lý

2.2 Kinh nghiệm yêu cầu

Để trở thành nhà quản lý, các kinh nghiệm được yêu cầu bao gồm:

  • Kinh nghiệm giám sát và quản lý
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng phục vụ khách hàng
  • Kiến thức về ngành, sản phẩm, lĩnh vực hoạt động của công ty
  • Kinh nghiệm về lập kế hoạch, theo dõi ngân sách

2.3 Nhiệm vụ

Bởi trách nhiệm công việc nặng nề hơn các phục vụ viên, vì vậy, người có cơ hội việc làm ngành công nghiệp thực phẩm như quản lý viên cũng gánh những nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong việc duy trì hoạt động của doanh nghiệp F&B:

  • Hỗ trợ xúc tiến bán hàng
  • Quản lý tài chính, duy trì và giám sát dòng tiền
  • Giải quyết khiếu nại của khách hàng
  • Quản lý nhân sự

2.4 Cơ hội thăng tiến

Giám đốc, tổng giám đốc, chủ sở hữu, nhà điều hành,…là những vị trí bạn có thể đạt được nếu tiếp nhận công việc quản lý trong ngành F&B.

cơ hội việc làm ngành công nghiệp thực phẩm

Người quản lý, ngoài nhiệm vụ vận hành điều khiển tổ chức còn phải làm các công tác nhân sự

3. Đầu bếp

Nếu bạn đam mê ẩm thực và công việc sáng tạo những món ăn ngon miệng, bắt mắt, thì vị trí này là dành cho bạn.

3.1 Tổng quan

Đầu bếp là những người chịu trách nhiệm chế biến thực phẩm để phục vụ khách hàng. Họ có kiến ​​thức và kỹ năng để làm việc hiệu quả và nhanh chóng mà ít cần đến sự giám sát.

3.2 Kinh nghiệm yêu cầu

Đây là vị trí công việc yêu cầu người làm có sức khỏe tốt cũng như đam mê với các món ăn và khả năng nấu nướng. Trong công việc, bạn được yêu cầu phải làm việc với tốc độ cao, nhưng vẫn phải đảm bảo sự tỉ mỉ để cho ra đời những món ăn hoàn hảo nhất.

Ngoài ra, bạn cũng phải có kiến thức, kinh nghiệm trong việc chuẩn bị nguyên liệu, kỹ năng quản lý hàng tồn kho, kỹ năng quản lý thời gian và kiến ​​thức về các quy định an toàn và vệ sinh thực phẩm.

cơ hội việc làm ngành công nghiệp thực phẩm

Đầu bếp  – người ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng món ăn

3.3 Nhiệm vụ

Đầu bếp có các nhiệm vụ chính:

  • Chuẩn bị và chế biến thực phẩm theo yêu cầu
  • Làm sạch và bảo trì dụng cụ nhà bếp, máy móc thiết bị
  • Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cho các sản phẩm thực phẩm
  • Quản lý kho và nguyên liệu
  • Sáng tạo nên món ăn mới, duy trì sức hấp dẫn của doanh nghiệp

3.4 Cơ hội thăng tiến

Đầu bếp, Quản lý Thực phẩm và Đồ uống, Trợ lý Quản lý, Quản lý, Chủ sở hữu / Nhà điều hành.,…

cơ hội việc làm ngành công nghiệp thực phẩm

Ngoài ra, họ còn phải quan tâm đến các vấn đề như quản lý nguyên liệu, lưu kho

4. Bartender

Đây là một trong những cơ hội việc làm ngành công nghiệp thực phẩm được nhiều lao động trẻ quan tâm. Ngày nay, các bartender không chỉ hoạt động trong nhà hàng, khách sạn, quán bar mà còn giữ vị trí quan trọng trong các quán cafe, cửa tiệm trà sữa…

4.1 Tổng quan

Khi mà nhu cầu về đồ uống thực sự lên ngôi như ngày nay, bartender đóng một vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng. Ngoài việc học thuộc công thức chế biến những đồ uống thơm ngon, đặc trưng của doanh nghiệp, bartender còn phải không ngừng sáng tạo ra các công thức mới.

cơ hội việc làm ngành công nghiệp thực phẩm

Bartender đóng một vị trí quan trọng trong các nhà hàng, quán bar…

4.2 Kinh nghiệm yêu cầu

Để làm việc ở vị trí bartender, bạn phải có kinh nghiệm trong:

  • Công tác pha chế
  • Kỹ năng dịch vụ và phục vụ khách hàng
  • Yêu thích và năng khiếu ở công việc pha chế đồ uống

4.3 Nhiệm vụ

  • Chuẩn bị đồ uống bằng cách sử dụng các kỹ thuật pha chế thích hợp
  • Làm sạch và bảo trì các vật dụng pha chế
  • Kiểm soát nguyên liệu, hàng tồn kho

4.4 Cơ hội thăng tiến

Giám sát dịch vụ thực phẩm và đồ uống, Quản lý dịch vụ đồ uống, Trợ lý quản lý, Quản lý, Chủ sở hữu / Nhà điều hành…

cơ hội việc làm ngành công nghiệp thực phẩm

 Cơ hội việc làm của mảng bartender mở rộng sang nhiều lĩnh vực F&B

Trên đây là 4 cơ hội việc làm ngành công nghiệp thực phẩm được kỳ vọng sẽ bùng nổ trong thời gian tới. Tuy nhiên, đây là chỉ 4 trong vô vàn những cơ hội nghề nghiệp do ngành F&B mở ra. Nếu bạn là một đọc giả yêu thích làm việc trong môi trường này, hãy tiếp tục tham khảo bài viết phần tiếp theo của chúng tôi bạn nhé.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here