Dầu gốc là gì? Kiến thức tổng quan về dầu gốc

0
789

Nếu có ý định tìm hiểu, bước chân vào lĩnh vực kinh doanh dầu nhớt thì bạn chắc hẳn đã từng nghe qua cụm từ “dầu gốc”. Đây là thành phần chính không thể thiếu của các loại dầu nhớt hiện nay. Vậy dầu nhớt là gì? Có những nhóm dầu gốc nào? Cách phân loại ra sao? Mời bạn cùng với Dầu nhớt Huỳnh Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Dầu gốc giữ một vai trò quan trọng trong các sản phẩm dầu nhớt - kinh doanh dầu nhớt

Dầu gốc giữ một vai trò quan trọng trong các sản phẩm dầu nhớt

1. Khái niệm về dầu gốc và các nhóm dầu gốc

Dầu gốc là gì?

Dầu gốc là một khái niệm khá quen thuộc đối với các nhà phân phối dầu nhớt. Dầu nhớt (Based oil) được sản xuất bằng phương pháp tinh chế dầu thô (hay còn gọi là dầu khoáng). Quá trình tạo ra dầu gốc bao gồm nhiều biện pháp xử lý, chế biến vật lý, hóa học khác nhau. Những loại dầu gốc được chế biến từ quá trình tổng hợp Hydrocarbon dầu thô được gọi là dầu tổng hợp.

Quá trình tạo ra dầu gốc bao gồm nhiều công đoạn - kinh doanh dầu nhớt

Quá trình tạo ra dầu gốc bao gồm nhiều công đoạn

Dầu gốc là thành phần quan trọng không thể thiếu (chiếm 80-85%) của các loại dầu nhờn hiện nay. Các chất hóa học, phụ gia sau đó được thêm vào dầu gốc để đáp ứng yêu cầu chất lượng cho sản phẩm dầu nhờn cuối cùng, ví dụ như khả năng giảm ma sát và làm sạch.

Các nhóm dầu gốc

Hiện nay, dầu gốc được chia làm 5 nhóm chính:

Có 5 nhóm dầu gốc

Có 5 nhóm dầu gốc

  • Nhóm I:

Dầu gốc được tạo ra thông qua các quá trình xử lý tinh chế dung môi để loại bỏ các cấu trúc hóa học yếu hoặc tác nhân xấu (cấu trúc vòng, cấu trúc liên kết đôi) khỏi dầu thô. Dầu gốc nhóm I có hàm lượng lưu huỳnh (acid sulfuric) > 0.03% (300 ppm), thành phần parrafinic, napthenic (cấu trúc mạch hở hoặc có vòng no) thấp hơn 90% và chỉ số độ nhớt từ 80 -120 (viscosity index 80 – 120).

Quy trình chế biến dầu gốc nhóm I khá đơn giản nên đây là loại dầu gốc rẻ nhất trên thị trường hiện nay. Do chứa nhiều cấu trúc vòng, lưu huỳnh và nitơ nên dầu gốc nhóm I thường có màu hổ phách hoặc vàng nâu.

  • Nhóm II:

Dầu gốc nhóm II được sản xuất bằng cách kết hợp xử lý dung môi với công nghệ xử lý hydro (hydrocracking). Với cách làm này, khí hydro được dùng để loại bỏ những thành phần xấu từ dầu thô. So với dầu gốc nhóm I thì dầu gốc nhóm II có ít cấu trúc vòng, lưu huỳnh và nitơ hơn.

Dầu gốc nhóm II có chứa hàm lượng lưu huỳnh < 0.03%, độ bão hòa lớn hơn 90%, chỉ số độ nhớt từ 80-120. Loại dầu này có đặc tính chống oxy hóa tốt hơn, màu sắc rõ ràng hơn dầu gốc nhóm I. Hiện nay, dầu gốc nhóm II được dùng khá phổ biến trên thị trường kinh doanh dầu nhớt do giá thành rất gần với dầu nhóm I.

  • Nhóm III:

Dầu gốc nhóm III được sản xuất hoàn toàn bằng Hydrocracking, Hydroisomerization, và Hydrotreating, khiến cho thành phẩm có độ tinh khiết cao hơn. Chỉ số độ nhớt của dầu gốc nhóm III > 120 (thường từ 120-135), hàm lượng lưu huỳnh < 0.03%, độ bão hòa lớn hơn 90%. Dầu gốc nhóm III có giá thành cao hơn nhóm I và nhóm II.

  • Nhóm IV:

Dầu gốc nhóm IV là dầu gốc tổng hợp toàn phần PAO (Poly Alpha Olefin). Chúng được tạo ra từ các hóa chất tinh khiết trong nhà máy (khác với các nhóm I, II, III được sản xuất bằng cách tinh chế dầu thô).

Dầu PAO là loại hydrocarbon tổng hợp (SHC) có chỉ số độ nhớt rất cao (125-200), không có lưu huỳnh hay aromatic trong thành phần. Dầu gốc nhóm IV có giá cao hơn nhiều so với nhóm I, II, III và thường được sử dụng ở các vùng có khí hậu rất lạnh (Bắc Âu) hoặc rất nóng (Trung Đông).

  • Nhóm V:

Dầu gốc nhóm V là tất cả các loại dầu khác không nằm trong 4 nhóm đầu, bao gồm: silicone, este, polyalkylene glycol (PAG), polyolester,… Những loại dầu gốc thuộc nhóm V thường được trộn chung với dầu gốc của nhóm khác để tăng cường tính năng cho dầu nhớt thành phẩm ví dụ như: tăng độ bền nhiệt, tăng số giờ sử dụng,…

2. Trong sản xuất có các loại dầu gốc nào? Đặc điểm của từng loại

Trong sản xuất, người ta thường chia dầu gốc thành 3 loại, đó là: dầu tổng hợp, dầu gốc khoáng và dầu bán tổng hợp.

Dầu tổng hợp

Dầu tổng hợp là loại dầu được tạo ra từ các hóa chất tinh khiết trong nhà máy để đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng như: đạt hiệu suất tối ưu, bảo vệ động cơ, tiết kiệm nhiên liệu,…

So với các loại dầu gốc được sản xuất từ dầu thô thì dầu tổng hợp có tính ổn định cao, khoảng thay đổi nhiệt độ rộng hơn. Ngoài ra, do có thành phần phân tử đồng nhất và được chọn lọc kỹ càng nên dầu tổng hợp sở hữu nhiều đặc điểm chuyên biệt, tính bôi trơn cao, thời gian sử dụng dài và ít hao hụt. Nhờ sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội như vậy nên hiện nay có rất nhiều đơn vị sản xuất, kinh doanh dầu nhớt đã sử dụng dầu gốc tổng hợp làm nguyên liệu chính cho sản phẩm của mình.

Tuy nhiên, dầu tổng hợp cũng có một số nhược điểm như: ít tương thích với các loại vật liệu kín (gioăng, phốt), kém thủy phân, giá thành cao.

Dầu gốc khoáng

Dầu gốc khoáng là sản phẩm của quá trình chưng cất, tinh chế dầu mỏ. Dầu gốc khoáng thường sẽ chiếm từ 85-100% thành phần của dầu nhớt gốc khoáng thành phẩm và có vai trò quyết định tính năng, chất lượng của dầu nhớt.

Loại dầu này sẽ bao gồm các phân tử hydrocarbon không đồng nhất về hình dạng, kích thước và tính chất lý hóa. Do đó, khả năng bôi trơn của dầu gốc khoáng không được ổn định, đặc biệt là trong môi trường nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.

Dầu gốc tổng hợp có thành phần các phân tử đồng nhất hơn so với dầu gốc khoáng

Dầu gốc tổng hợp có thành phần các phân tử đồng nhất hơn so với dầu gốc khoáng

Dầu bán tổng hợp

Dầu bán tổng hợp là sự kết hợp của dầu khoáng và dầu tổng hợp với một tỷ lệ nhất định (thông thường dầu gốc tổng hợp chiếm tỷ lệ từ 10% khối lượng trở lên). Nhìn chung, loại dầu này có hiệu suất tốt, khả năng tiết kiệm nhiên liệu cao hơn dầu gốc khoáng nhưng không bằng dầu tổng hợp toàn phần. Ngoài ra, giá của dầu bán tổng hợp cũng thấp hơn nhiều so với dầu tổng hợp.

Nhờ những ưu điểm này nên dầu bán tổng hợp đang là loại dầu nhớt được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Trên đây là những thông tin tổng quan về dầu gốc và cách phân loại. Hy vọng, bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức về dầu nhớt.

Nếu muốn tìm mua, kinh doanh dầu nhớt chính hãng giá rẻ, chất lượng, bạn có thể liên hệ ngay với Huỳnh Châu – đại lý dầu nhớt hàng đầu Việt Nam qua số hotline: 090 831 5193 – 0283 974 8423 – 0283 860 3655 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here