Một trong những từ khóa được nhắc đến trong chủ đề học kỹ năng, giao tiếp hiệu quả luôn thuộc top phổ biến nhất. Giao tiếp là công cụ cơ bản và sơ khởi nhất để con người trao đổi thông tin với nhau. Nếu có thể cố gắng trau dồi và hạn chế những sai lầm thường gặp trong quá trình giao tiếp, bạn chắc chắn sẽ tỏa sáng và được nhiều người yêu quý. Vậy những lỗi thường mắc phải đó là gì? Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Lưu ý ngay các lỗi thường gặp trong giao tiếp để học kỹ năng và cải thiện bản thân từng ngày.
1. Tại sao nên rèn luyện kỹ năng giao tiếp?
Thông thường, biết cách ứng xử, hướng dẫn và điều chỉnh quá trình giao tiếp sẽ giúp bất cứ ai nhanh chóng đạt được mục tiêu. Tùy theo đối tượng giao tiếp và tính chất của mối quan hệ giao tiếp cụ thể nhất định, chúng ta học được kỹ năng giao tiếp, biết cách giải quyết những vấn đề phức tạp có thể nảy sinh, đồng thời nâng cao hiệu quả của quá trình giao tiếp. Cuộc sống luôn đòi hỏi mỗi chúng ta phải có đầy đủ các kỹ năng giao tiếp, điều này được thể hiện trong quá trình giao tiếp với các quan hệ xã hội khác nhau, các tình huống, tình huống cụ thể khác nhau.
Hầu hết chúng ta cần học kỹ năng giao tiếp để cải thiện mọi mối quan hệ giao tiếp với người khác. Trong công sở, nếu bạn có kỹ năng giao tiếp tốt thì mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp trở nên thân thiết hơn. Cơ hội thăng tiến cũng mang đến cho mọi người kỹ năng giao tiếp tốt và cởi mở hơn. Người kinh doanh luôn cần có kỹ năng giao tiếp tốt để mở rộng mối quan hệ với khách hàng, đối tác.
Kỹ năng giao tiếp khéo léo sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội tốt trong đời sống lẫn công việc.
2. Một số sai lầm phổ biến trong giao tiếp
Khi đã hiểu được tầm quan trọng của việc giao tiếp tốt thì có lẽ mỗi chúng ta cần ngẫm nghĩ lại bản thân. Đôi khi, có những lỗi vô tình trong lời ăn tiếng nói dễ khiến việc giao tiếp kém hiệu quả, dễ gây xích mích. Vậy những sai lầm phổ biến nhất trong giao tiếp sẽ là gì?
2.1. Ngắt ngang người khác
Nhiều người có thói quen xấu là xen ngang những gì người khác đang nói trước khi họ nói xong. Họ thường được coi là thông minh hơn và hiểu biết hơn những người khác. Nhiều trường hợp nói ra mà đối phương không hiểu rồi lại buồn, không chỉ khiến đối phương mất thiện cảm mà đôi khi còn dẫn đến những hiểu lầm không đáng có. Vì vậy, không ăn cắp lời nói là phép xã giao cơ bản nhất, đồng thời cũng là hiệu quả tu dưỡng bản thân cao nhất.
Lưu ý không nên ngắt ngang lời người khác để buổi trò chuyện được thoải mái, tạo không khí tốt trong giao tiếp.
2.2. Nói chuyện lan man, không rõ nghĩa
Có thể diễn đạt ý tưởng của mình một cách trôi chảy, lưu loát và quan trọng nhất là làm cho nó trở nên hấp dẫn và thu hút người nghe là một kỹ năng quan trọng trong giao tiếp. Khi giao tiếp nhiều người không nói đúng vào trọng tâm vấn đề mà cứ lặp đi lặp lại, dẫn ý lòng vòng khiến người nghe khó nắm bắt được hết ý mình muốn nói. Đây là một trong các lỗi khá phổ biến mà các bạn dễ bị đặc biệt là khi chưa chuẩn bị trước nội dung trước khi nói.
2.3. Nói liên tục không ngừng nghỉ
Mỗi chúng ta đều có mong muốn được thể hiện bản thân. Dưới góc độ tâm lý học, có thể thấy, mong muốn thể hiện bản thân phản ánh khát vọng cầu tiến của con người. Đây không phải là một điều xấu, nhưng nếu bạn muốn tiếp tục nói với phong cách rằng bạn không quan tâm đến người khác, bạn luôn liên tục khoe khoang, bịa chuyện hoặc thậm chí khiến mọi người khó chịu hoặc gượng cười, đó là một dấu hiệu xấu. Lỗi giao tiếp này có nguy cơ phá hủy mối quan hệ của bạn.
Tập trung vào đúng chủ đề, tránh lan man dài dòng để cuộc trò chuyện, thảo luận được trôi chảy hơn.
2.4. Đổi chủ đề liên tục
Đây cũng là một trong các vấn đề phổ biến. Đôi khi, trong lúc đang trò chuyện với nhau, bạn lại không chú tâm vào chủ đề chung của cả hai mà lại muốn nói ngay ra điều mình đang nghĩ đến, đang quan tâm đến. Nếu việc này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến bạn trở thành người giao tiếp kém và ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ với người khác.
2.5. Không chú ý tông giọng nói
Trừ một số người có tông giọng bẩm sinh khác biệt, nếu trong quá trình nói chuyện hằng ngày mà bạn sử dụng tông giọng nói không phù hợp rất dễ dẫn đến nhiều hiểu lầm. Quá cao giọng hoặc quá nhỏ nói thì thầm, đều có thể khiến đối phương khó chịu khi giao tiếp với bạn. Các khóa học kỹ năng giao tiếp online sẽ hỗ trợ bạn điều chỉnh lỗi này một cách hiệu quả.
2.6. Chen ngang những câu nước ngoài tùy tiện
Đây chắc chắn là sai lầm rất phổ biến với giới trẻ. Bên cạnh một số nguyên nhân như quen thuộc với ngoại ngữ hơn ngôn ngữ đang nói, hành động này dễ khiến người khác đánh giá không tốt về bạn.
Việc thường xuyên chen ngang câu nói bởi một số từ ngữ nước ngoài có thể khiến người đối diện cảm thấy hơi khó chịu.
2.7. Lời lẽ không tôn trọng người khác
Hành động này chắc chắn sẽ khiến bạn mất điểm rất nhiều điểm trong quá trình học kỹ năng giao tiếp. Dù là trong hoàn cảnh nào, hay ở vị thế nào, việc ngôn ngữ hòa nhã, tôn trọng đối phương cũng là thước đo thiết yếu.
2.8. Dùng ngôn từ suồng sã
Ngôn từ luôn là thước đo hai lười, nếu lời nói không phù hợp, quá suồng sã sẽ mang lại cho chủ nhân không ít phiền toái. Bên cạnh đó, có đôi khi trong mối quan hệ đã lâu năm, bạn muốn thoải mái và phát ngôn không chừng mực. Việc này cũng có nhiều rủi ro cao trong giao tiếp. Hiện taji, các lớp học kỹ năng online rất phổ biến. Bạn có thể tham khảo và đăng ký khóa trau dồi khả năng giao tiếp khéo léo.
2.9. Dùng ngôn ngữ quá bóng bảy hoặc quá nặng nề.
Việc sử dụng ngôn từ không hợp với hoàn cảnh, chẳng hạn như cách nói kiểu hàn lâm nhưng lại đang trò chuyện vui vẻ, thoải mái với các bạn bè cũng là một lỗi giao tiếp phổ biến. Đôi khi, nếu bạn ăn nói mà thường lạm dụng các từ ngữ quá bóng bảy, nặng nề sẽ làm ngộp bầu không khí giao tiếp chung và khiến nhiều người không hài lòng.
Dùng ngôn ngữ phù hợp, đúng hoàn cảnh và đối tượng cùng trao đổi để giao tiếp hiệu quả hơn
2.10. Thì thầm với một vài người trong đám đông
Hầu hết các khóa học kỹ năng giao tiếp đều sẽ đề cập đến lỗi sai này và khiến nhiều người học bất ngờ. Hành động tưởng chừng như vô hại này lại rất dễ làm tổn thương người khác. Sự thì thầm khi đang trao đổi giữa đám đồng hay lờ mờ trong cách nói năng đều dẫn đến nhiều hiểu lầm trong giao tiếp không đáng có.
3. Cách khắc phục những lỗi sai trong giao tiếp
- Kiểm soát cảm xúc của bản thân
Kiểm soát cảm xúc là đưa cảm xúc trở lại trạng thái cân bằng thông qua ngôn ngữ, hình dáng cơ thể và nhiều khía cạnh khác. Nếu không kiểm soát tốt cảm xúc của mình, bạn rất dễ thất bại trong một cuộc họp. Giao tiếp, đàm phán hoặc cảm xúc tiêu cực có thể khiến mối quan hệ của bạn tan vỡ. Ngược lại, nếu kiềm chế được thì sẽ tìm ra hướng đi mới, lời nói và việc làm đều hanh thông, cuộc sống và công việc hanh thông hơn.
- Nghệ thuật hài hước
Ngay cả trong những thời khắc đen tối nhất, sự hài hước vẫn luôn mang lại những cảm xúc tốt đẹp. Nếu bạn muốn làm cho cuộc sống của mình trở nên thú vị và được nhiều người yêu thích, hãy mỉm cười bất cứ khi nào có thể! Bạn càng chú ý đến những khía cạnh tích cực của mọi việc, bạn càng dễ dàng kiểm soát cảm xúc từ đó kiểm soát ngôn từ cũng như cách trao đổi với người khác thoải mái hơn.
- Tôn trọng người khác và cân nhắc trước khi nói
Phương pháp này không phải là một bí quyết hay cách thức có thể đo lường, đong đếm được. Điều này xuất phát từ nhu cầu cơ bản của tất cả chúng ta là mong muốn được tôn trọng. Nắm được nghệ thuật này bạn sẽ ứng dụng nhuần nhuyễn trong giao tiếp hằng ngày lẫn công việc và mang lại nhiều kết quả tích cực.
Sự vui vẻ, hài hước duyên dáng sẽ mang lại bầu không khí thoải mái, giúp mọi người giao tiếp thân thiện với nhau
Trên thực tế, việc học kỹ năng có hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn vào sự linh hoạt áp dụng kiến thức đã tích lũy trong tùy tình huống. Bạn hãy lưu ý và cố gắng hoàn thiện bản thân, tránh những sai lầm phổ biến không đáng có trong lúc giao tiếp nhé. Chỉ cần điều chỉnh mỗi ngày nhưng bắt đầu ngay từ ngày hôm nay, bạn sẽ sớm gặt hái quả ngọt, giao tiếp khéo léo, thân thiện.
Nguồn tham khảo:
- Kenhtuyensinh.vn
- daivietsaigon.edu.vn