Khắc phục chứng lười bú bình của trẻ

0
6939
khắc phục chứng lười bú bình của trẻ

Làm sao để giúp bé bú bình ? là câu hỏi khiến các mẹ phải đau đầu khi chuẩn bị đi làm.  Vậy nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào để bé có thể bú bình giúp cho các mẹ an tâm khi đi làm. Cùng tham khảo ngay các mẹo hay cũng như cách tập cho bé bú bình hiệu quả.
Nguyên nhân bé không chịu bú bình
1. Bé thích ti mẹ hơn

Khắc phục chứng lười bú bình của trẻ

Nhiều bé không thích bú bình vì bé nhận thấy núm vú của bình cứng trong khi “ti mẹ” thì mềm mại, dễ chịu hơn.
2. Thay đổi người cho ăn
Trước kia, bạn có thể là người cho bé bú bình nhưng sau khi bạn phải quay lại với công việc, một người mới sẽ đảm nhiệm việc này. Bé chưa quen với thay đổi này nên có thể phản ứng bằng cách không chịu bú bình.
3. Thay đổi thói quen đột ngột
– Do thay đổi thói quen đột ngột. Bé dưới 6 tháng tuổi, vừa được bú mẹ vừa được bú bình. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, bạn quyết định cho bé bú mẹ hoàn toàn (tạm thời ngưng cho bé bú bình) thì sau một vài tháng, bé có thể từ chối quay lại việc bú bình.
4. Vì bé quen hơi mẹ
Nếu bạn cho bé bú bình, bé sẽ rúc vào ngực bạn “đòi ti” và nhất quyết không chịu bú bình. Đôi khi, bé từ chối bú bình là do mùi vị sữa khiến bé không thích.
5. Do bé mọc răng

Nguyên nhân bé lười bú bình

Do bé mọc răng. Đến giai đoạn mọc răng, một số bé có phản ứng “chống đối” với việc bú bình. Lúc này, bé thích cắn chặt răng vào núm vú của bình sữa, chứ nhất quyết không chịu mút sữa.
Biện pháp khắc phục khi bé không chịu bú bình
1. Cho bé làm quen với “núm vú” bình sữa

Khắc phục chúng lười bú bình của trẻ

Với những bé không thích bú bình mà chỉ thích nhai núm vú bình sữa, do những khó chịu trong thời kì mọc răng. Bạn có thể đưa cho bé một cái ngậm nước trước khi bú bình.

Điều này sẽ giúp cho bé làm quen với núm vú bình sữa, và khi bé đã quen, bạn có thể pha sữa ngoài vào bình và cho bé bú.
2. Chọn loại núm vú mềm và giống ti mẹ
Các mẹ nên chọn loại núm vú mềm , nhiều bé sẽ thích ngâm núm trước khi chịu mút sữa. Ban đầu, bạn có thể chỉ uống một lượng nhỏ. Vì thế, các mẹ cần thật kiên nhẫn với các bé.
3. Dùng thìa
Nhiều bé không chịu bú bình, vì thế mẹ có thể dùng thìa để bón sữa cho bé. Tuy nhiên, việc này khá vất vả. Nhiều bé thích dùng tay, chân hất đổ thìa sữa. Một số bé khác thích mím chặt miệng, quấy khóc và không chịu cho bạn bón sữa bằng thìa.
4. Nhờ người thân

Nguyên nhân trẻ không chịu bú bình

Bạn có thể nhờ người thân trong gia đình cho bé bú bình. Nhiều bé phát hiện ra việc “ti mẹ” dễ chịu hơn nên nhất quyết không chịu “măm măm” khi mẹ cho bú bình.

Nếu bé đã đến tuổi cầm cốc, bạn nên để sữa trong cốc và cho bé uống.
Hướng dẫn tập cho bé chịu bú bình khi mẹ chuẩn bị đi làm
Các mẹ cần phải quay lại công việc khi hết thời gian ở cữ. Vì thế, việc tập cho trẻ bú bình cực kì quan trọng. Dưới đây là một số lời khuyên mà các mẹ có thể áp dụng
+ Không luyện cho bé bú bình quá sớm
Không được tập cho bé bú bình trước 2 tháng tuổi, cho dù bạn có chọn cách vắt sữa mẹ và cho vào bình sữa của con. Nếu được làm quen với bình sữa quá sớm, bé có thể sẽ quen với bú bình mà từ chối ti mẹ, khiến việc nuôi con bằng sữa mẹ kết thúc sớm.
Nên tập cho bé bú bình trước khi mẹ đi làm 2 tuần.
+ Tập bú bình cho bé khoảng 2 tuần trước khi mẹ đi làm
2 tuần “huấn luyện” bé bú bình là đủ để bé chấp nhận kỹ năng mới này. Tuy nhiên, nên vắt sữa mẹ bỏ vào bình sữa để bé vừa học bú bình, vừa không lãng phí nguồn sữa mẹ.
+ Nên nhờ người khác cho bé bú bình
Do đã quen “hơi” mẹ và được bú mẹ nên nhiều bé quyết không bú bình sữa mẹ đang cầm trên tay. Có bé thấy mẹ ở gần hay mẹ ở trong phòng thì cũng phản đối bú bình, khóc đòi ti mẹ. Do đó, nên để ông bà hoặc bố của bé cho bé tập bú bình (khi không có mẹ ở đó).
+ Kiên nhẫn khi tập cho bé bú bình
Bạn cần kiên nhẫn vì bé có thể “chống đối” quyết liệt vì ghét núm vú bình sữa. Nếu kiên trì và tập cho bé dần dần thì sẽ thành công. Hoặc có người chọn cách “đổ thìa” cho con vì bé không chịu ti bình.
+ Thay đổi vị trí cho bé bú
Một số bé chịu bú bình nếu được ở trong môi trường quen thuộc khi bú mẹ. Tức là trái ngược với gợi ý trên, một số bé chỉ chịu mút bình khi nằm trong vòng tay thân thuộc của mẹ. Có những bé chịu bú bình khi được bế thẳng lên một chút, nghiêng bình sữa khiến bé dễ hút.tu the cho tre bu dung cach
+ Đừng để bé thật đói mới cho bú bình
Bé sẽ chịu ăn hơn khi cảm thấy thoải mái và không bị cơn đói “dày vò”.
+ Chọn núm vú bình tương tự ti mẹ
Nên chọn núm vú bình sữa càng giống đầu ti và quầng vú mẹ thì càng tốt. Sử dụng núm vú cao su có độ rộng, tránh núm vú quá ngắn hay hẹp khiến bé khó mút. Tốc độ chảy sữa của núm vú nên là 1-2 giọt/giây sẽ phù hợp với bé hơn cả. Để kiểm tra dòng chảy của sữa, bạn nên dốc ngược bình và chờ sữa nhỏ giọt. Dòng chảy quá nhanh khiến bé sợ, trong khi đó, dòng chảy chậm khiến bé bực bội vì phải chờ lâu.
Nếu bé không hài lòng với núm vú này, nên đổi sang loại khác. Làm ấm núm vú trong bát nước ấm trước khi cho bé bú hoặc làm mát núm vú nếu bé đang mọc răng.
+ Đưa núm vú vào miệng bé đúng cách
Thay vì “nhét” núm vú bình sữa vào miệng con, bạn chỉ nên chạm núm vú vào môi bé và đợi bé mở rộng miệng “đón” núm vú bình như cách bé bú mẹ, với miệng bé mở to chắc chắn là miệng bé ôm núm vú với độ rộng, không phải chỉ “nhay” mỗi đầu núm vú.
+ Tránh cho bé bú nằm

Tránh cho trẻ bú nằm
Lực hút sữa từ bình sữa khi bé bú nằm khiến sữa dễ bị xâm nhập vào vòi tai, gây nhiễm trùng tai (đặc biệt nếu dùng sữa công thức).

Trên những là những bí kíp chăm sóc bé, hi vọng có thể giúp cho các mẹ có thêm những kinh nghiệm và kiến thức hữu ích khi chăm sóc bé cũng như cách xử lí khi bé ốm, quấy khóc và những vấn đề khác nhé !

Xem thêm các chủ đề:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here