8 Bí kíp cho mẹ chăm sóc bé 1 tháng tuổi

0
4089
8 Bí kíp chăm sóc trẻ 1 tháng tuổi

Tháng đầu tiên sau sinh là giai đoạn cực kì khó khăn đối với cả mẹ lẫn bé khi chào đời. Bởi vào những giai đoạn này mẹ vẫn còn rất đau, rất mẹ nhưng vẫn phải tập quen ngay lập tức với những điều mới mẻ như cho con bú, bế ẳm con, tắm và vệ sinh không trẻ, nhất là các mẹ phải phải ý từng giây từng phút xem coi có khỏe không. Còn đối với trẻ, khác với việc ở trong bụng mẹ, bé cũng phải tập làm quen với môi trường bên ngoài, và điều này không  phải là một điều đơn giản.

Tuy nhiên, các mẹ đừng quá lo lắng hãy làm theo những hướng dẫn dưới đây sẽ giúp cho các mẹ vượt qua giai đoạn này suôn sẻ!

1. Cho trẻ bú sữa

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho bé trong giai đoạn, mẹ không cần cho bé ăn/ uống gì khác kể cả nước lọc

cho trẻ bú sữa mẹ

Mẹ chỉ cần nhớ cho con bú đúng cách, sao cho bé ngậm đúng khớp ngậm, tránh để bé chỉ ngậm đầu vú sẽ khiến mẹ dễ bị nứt cổ gà, sưng đau.

Bé bú đúng là khi:

– Cằm con cắm sâu vào bầu ngực, đầu ngửa ra sao cho giữa cằm và cổ tạo thành một góc khoảng 1400.

– Miệng bé mở rộng và ngậm sâu vào quầng vú (ngậm nhiều quầng vú dưới hơn quầng vú phía trên), lưỡi con đưa ra phía trước và đè lên nướu dưới.

Khi để bé ngậm đúng cách như vậy mẹ sẽ không bị đau, không cảm thấy khó chịu khi con bú và bé cũng bám khớp rất chắc.

Một lưu ý quan trọng nữa là mẹ cần vệ sinh vú sạch sẽ trước và sau khi bé bú, nên dùng khăn mềm nhúng nước ấm và lau sạch đầu vú, kẽ vú, có thể dùng vài giọt sữa mẹ để bôi trong trường hợp đầu ngực bị khô nẻ.

Đối với mẹ cho con bú sữa công thức sẽ vất vả hơn một chút vì công đoạn pha sữa, vệ sinh bình sữa,… sẽ “lách cách” và tốn thời gian hơn vì bé sơ sinh cần được bú nhiều lần cả ngày lẫn đêm (thông thường khoảng 2 tiếng/cữ).

Điều quan trọng nhất là mẹ cần pha sữa đúng theo chỉ dẫn, tuyệt đối không pha thêm nước hoặc pha sữa quá đặc với mong muốn con nhận được nhiều dinh dưỡng hơn – tất cả những điều này đều gây hại không nhỏ cho trẻ. Nhiệt độ pha sữa cũng cần được đảm bảo, không pha sữa bằng nước quá nóng/quá nguội sẽ ảnh hưởng tới hàm lượng dinh dưỡng.

– Mẹ không nhất thiết phải căn đúng giờ cho mỗi cữ bú, tốt nhất nên cho bé bú theo nhu cầu; cho bú khi con có biểu hiện đói (ngọ nguậy người, vươn chân tay, khi chạm vào môi thấy con mở miệng,…) và ngừng khi bé không muốn bú nữa

2. Bé ợ hơi có nên lo lắng

Ợ hơi là hiện tượng xảy ra chủ yếu ở trẻ bú bình. Ợ hơi giúp đưa lượng không khí mà bé đã nuốt vào trong khi bú ra khỏi dạ dày.

làm gì khi bé ợ hơi

Cho bé ợ hơi khi bé bú được nửa bình sữa và ợ thêm lần nữa khi bé đã bú xong.

Khi bé bị ợ hơi, bạn chỉ cần thực hiện theo chỉ dẫn như sau: Ẵm bé áp vào người bạn sao cho cằm và đầu bé tựa lên vai bạn, hoặc để bé ngồi trong lòng bạn, lúc này thân mình hơi nghiêng về phía trước, nhẹ nhàng xoa hoặc vỗ nhẹ lưng bé cho đến khi bé ợ được. Nếu một phút trôi qua mà bé vẫn không ợ được thì có lẽ bé không bị đầy hơi trong lần bú này.

Hầu hết các bé đều trớ ra một ít sữa sau khi bú xong, và điều đó hoàn toàn bình thường

3. Cách bế ẳm con đúng cách

-Bé sơ sinh xương còn mềm, yếu nên mẹ cần rất cẩn thận khi bế ẵm con. Hãy ôm con sát vào lòng, tay đỡ đầu, lưng và mông con; mẹ cũng nên vuốt ve, âu yếm bé để tạo sự gắn kết với bé. Dần dần, mẹ nên nhìn bé, cười, trò chuyện hay hát cho bé nghe,… để kích thích giác quan của con phát triển.

-Khi đặt bé nằm, mẹ lưu ý giường phải phẳng và nệm không quá mềm sẽ ảnh hưởng tới xương của con, không kê gối cao (tốt nhất không nên dùng gối cho trẻ sơ sinh, hoặc chỉ nên dùng vài lớp khăn xô lót dưới đầu con là đủ).

Cách quấn tã cho trẻ

Mẹ có thể học cách quấn tã cho bé để con ngủ ngon, ngủ yên và bớt giật mình vì khi được quấn trong tã, bé sẽ có cảm giác giống với trong tử cung của mẹ hơn.

Lưu ý: Tuyệt đối không bế xốc con, không rung lắc hoặc đưa nôi, đưa võng quá mạnh, đột ngột vì dễ khiến trẻ sơ sinh bị dập não, chảy máu não do màng não bé còn mỏng, khoảng trống giữa xương sọ và não chưa được lấp đầy. Ngoài ra, khi bế ẵm mẹ cũng lưu ý đỡ đầu và cổ con vì bé sơ sinh vẫn “nặng đầu” – trọng lượng đầu chiếm tới 25% so với cơ thể, trong khi cổ bé còn rất yếu nên rất dễ tổn thương.

4.Vệ sinh rốn cho trẻ

Một điều rất quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi là vệ sinh rốn cho con. Thông thường, phải mất cả tuần, thậm chí đến gần cả tháng rốn của bé mới khô và rụng, do đó mẹ cần vệ sinh cẩn thận đề phòng nhiễm trùng, viêm rốn sẽ rất nguy hiểm.

Khi vệ sinh rốn cho con, mẹ lưu ý:

– Rửa tay bằng xà phòng thật sạch rồi lau khô (có thể sát trùng bằng cồn 900 thêm lần nữa).

– Tháo băng rốn và kiểm tra xem có bất thường gì không (mùi lạ, chảy mủ, sưng hay chảy máu,…).

– Dùng bông băng nhúng nước sôi để nguội lau sạch rốn từ chân tới thân rốn, lau bề mặt cuống rốn sau cùng (lưu ý thay bông băng sau khi lau qua từng vị trí) rồi thấm khô bằng bông sạch.

– Sát trùng vùng quanh rốn bằng cồn 70 độ, sau đó để hở hoặc băng lại bằng gạc mỏng. Lưu ý khi quấn tã tránh vùng rốn bé để không gây bí, nóng dễ dẫn đến viêm nhiễm.

5. Kiểm tra thân nhiệt cho bé thường xuyên

Ở trong bụng mẹ, bé có một môi trường rất ổn định về nhiệt độ nhưng khi ra ngoài thì khác, thời tiết, nhiệt độ thay đổi liên tục mẹ cần phải thường xuyên kiểm tra xem bé có quá nóng/lạnh không. Mẹo cho mẹ là hãy chạm tay vào bụng bé, nếu quá nóng thì bỏ bớt chăn hoặc đắp thêm nếu con lạnh.

Kiểm tra thân nhiệt cho trẻ

Các mẹ phải nhớ là phải kiểm tra thân nhiệt cho bé thường xuyên

Việc đội mũ, quàng khăn kín đáo cho con khi ra ngoài, nhất là trong thời tiết lạnh là vô cùng cần thiết; nhưng khi bé ngủ mẹ nhớ bỏ mũ cho con vì trẻ sơ sinh giải phóng nhiệt rất lớn ở vùng đầu, nếu đội mũ kín dễ khiến thân nhiệt con tăng cao và có thể gây hội chứng SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh).

Ngoài ra, quần áo của bé nên mềm, thoáng, mỏng để có thể mặc nhiều lớp khi trời lạnh hoặc dễ dàng cởi bớt khi trời nóng.

6Sự phát triển của bé

Ở độ hai tuần tuổi, năm giác quan của bé được cải thiện từng ngày. Đầu của bé còn quá to so với thân mình và các cơ cổ còn rất yếu vì vậy Bạn phải nhớ cẩn thận nâng đầu bé khi ẳm bồng để bảo vệ đầu và cổ bé.

Bé cũng đã bắt đầu biết sử dụng tai để nghe và mắt để nhìn. Khuôn mặt bé lúc này trông bụ bẩm và đáng yêu hơn lúc mới sanh, đôi lúc bé còn có thể nhoẻn miệng cười trông rất thánh thiện. Giọng nói nhẹ nhàng triều mến của bạn có thể làm cho bé rất thích thú và cảm thấy an tâm khi nghe được giọng nói thân quen của mẹ. Ngược lại, bao nổi nhọc nhằn của bạn cũng sẽ tan biến mỗi khi thấy bé cười.

Các bậc cha mẹ đều cho rằng, việc một bé sơ sinh ra đời làm thay đổi toàn bộ nếp sống bình thường và có rất nhiều các công việc phát sinh thêm. Do vậy, trong thời điểm này, sự giúp đỡ của bạn bè và người thân là rất cần thiết.

  • Sự vận động của bé

Vận động của bé ngày càng linh hoạt và tự chủ hơn. Cằm bé có thể nhấc lên một vài giây khi bé được đặt nằm sấp. Lúc này bé chưa thể tự giữ đầu ngóc lên nếu không có sự giúp đỡ. Bé nắm chặt lấy bất cứ vật gì được đặt vào trong tay.

  • Khả năng nhìn và nghe của bé

Bé có thể quan sát chung quanh bằng mắt. Bé có thể quay hướng về phía có âm thanh phát ra. Dưới đây là các vận động của bé mà bạn có thể bắt gặp trong một thời điểm nào đó. Bé có thể giữ đầu ngóc lên trong vài phút khi được đặt nằm sấp. Bé có thể ngã đầu về phía trước khi được đặt ở tư thế ngồi. Bé nhìn thấy rõ nhất ở khoảng cách khoảng 20 centimet. Bé thích nhìn ngắm khuôn mặt mẹ và người thân, và các màu sắc có độ tương phản. Có thể nghe được âm thanh và cũng có thể bị giật mình khi có tiếng động lớn. Bé rất thích thú khi nghe được giọng nói của bạn và vui sướng hơn khi được bạn trò chuyện với bé. Bé cũng đã phát triển xúc giác, vị giác và khứu giác. Bé có thể nhận biết được mùi cơ thể thân quen của mẹ đấy!

7. Lắng nghe tiếng khóc của trẻ

Khóc là một cách để bé giao tiếp với bạn. Trong vài tuần lễ đầu sau sinh, một vài bé có thể khóc tổng cộng 2 đến 3 giờ mỗi ngày. Bé có thể khóc nhiều hơn nữa vào tuần lễ thứ 6 đến thứ 8 sau sinh. Một số bé có thể khóc từ 10 đến 15 phút trước khi ngủ, còn gọi là bé gây ngủ.

Khi bé khóc nghĩa là bé có nhu cầu cần được bạn hỗ trợ, có thể là bé bị đói, bé đau bụng hay bé bị ướt, hay thậm chí là bé buồn ngủ nữa. Tất cả đều được bé biểu hiện bằng những cách khác nhau và cũng hoàn toàn không giống nhau ở tất cả các bé. Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu xem bé yêu của chính bạn muốn gì. Lúc đầu có thể có nhiều khó khăn, nhưng dần dần bạn sẽ trở nên thuần thục hơn và lúc đó mỗi khi bé khóc là bạn đã có thể biết là bé cần gì để đáp ứng nhu cầu của bé.

Mỗi khi bé khóc bạn hãy nhanh chóng vỗ về bé và nói chuyện với bé để bé an tâm rằng mẹ luôn luôn ở cạnh bé. Tuy nhiên, trong những ngày đầu sau sinh, bé có thể không nín khóc ngay cả khi được bạn vỗ về, có thể lúc đó bé cần được bú chút ít hoặc đôi khi bé chỉ cần được mẹ ôm ấp vào lòng mà thôi.

Khi bé đã lớn hơn nhiều, đôi khi bạn không cần phải đáp ứng ngay tức khắc mỗi khi bé khóc, nhất là lúc bé khóc mè nheo, vì như vậy sẽ khiến bé ngày càng nhõng nhẽo hơn. Lúc đó, bạn sẽ rất mệt mỏi vì những đòi hỏi vô lý của bé.

Nếu bé vẫn khóc không ngừng và tiếng khóc có vẻ dữ dội, gào thét liên tục thì có thể thật sự bé bị đau chổ nào đó trong cơ thể, và lúc này bạn cần phải hỏi thông tin từ những người đã có kinh nghiệm trong gia đình hoặc hỏi Bác Sĩ để có thể xác định được nguyên nhân bé khóc.

Trong trường hợp bé khóc liên tục có thể làm cho bạn nhức đầu và đôi khi căng thẳng quá mức. Tuy nhiên khi đó bạn hãy cố làm dịu cơn nóng nảy của mình bằng cách nhờ người thân có kinh nghiệm hơn chăm sóc em bé như bà hoặc chị em gái, hoặc ngay cả những người hàng xóm tin cậy nếu như bạn sống riêng, ẳm ru bé dùm đôi chút. Tuyệt đối không được trút cơn giận dữ lên bé bằng cách lắc mạnh người bé liên tục để thỏa cơn giận và nghĩ rằng bé sẽ nín nếu làm như vậy, hành động này rất nguy hiểm có thể gây ra chấn thương nặng cho cổ và đầu của bé và thậm chí có thể làm bé tử vong hoặc có những tổn thương thần kinh không hồi phục được.

8.Chăm sóc sức khỏe cho chính bạn

Lúc này bạn sẽ thấy quá bận bịu vì bạn sẽ phải bế bồng bé suốt ngày đấy! Bạn hãy nhanh chóng lấy lại tinh thần sau khi sinh, dẹp qua mọi lo toan và tận hưởng cảm giác hạnh phúc khi được làm mẹ của một sinh linh bé bỏng, và tìm hiểu thật nhiều về bé cưng của bạn để có thể đáp ứng được nhu cầu của bé khi bé cần đến Bạn.

Đôi lúc Bạn bỗng dưng cảm thấy rất mệt mỏi và chán nản, có thể do bạn kiệt sức vì phải chăm sóc con nhỏ cả ngày. Cũng có thể đó là do nội tiết tố trong cơ thể bạn thay đổi đột ngột sau khi sinh và nhất là những lúc lên sữa (khoảng 1 tuần lễ đầu sau sinh). Đó là những lúc bạn cảm thấy buồn chán nhất, đừng tuyệt vọng và nghĩ quẩn vì tình trạng này có thể xảy ra với bất kỳ người mẹ nào. Vì vậy, hãy xem điều đó là rất bình thường, hãy cố gắng vượt qua và nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt!

Trên những là những bí kíp chăm sóc bé, hi vọng có thể giúp cho các mẹ có thêm những kinh nghiệm và kiến thức hữu ích khi chăm sóc bé cũng như cách xử lí khi bé ốm, quấy khóc và những vấn đề khác nhé !

Xem thêm các chủ đề:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here