Lưu ý không thể bỏ qua khi thiết kế gamification

0
228

Ai cũng đã từng chơi game trên nhiều nền tảng khác nhau với đa dạng cách chơi. Với xu hướng như hiện tại, việc đưa gamification vào hoạt động marketing là vô cùng cần thiết. Nhưng liệu thiết kế gamification có khó không và cần những lưu ý gì. Hãy cùng tìm hiểu cùng Woay nhé.

Bài viết liên quan: 

Những lưu ý khi thiết kế gamification
(Nguồn: Wewin Media)

1. Gamification được tạo ra với mục đích gì?

Thiết kế gamification là việc quan trọng để lên ý tưởng loại game phù hợp cho kế hoạch marketing của doanh nghiệp, sao cho kích thích sự tương tác của người tham gia một cách hiệu quả nhất. Một chiến dịch được xem là thành công nếu có thể tìm cách chạm vào mong muốn của người chơi để họ thích và dẫn đến việc sử dụng.

Gamification giúp thúc đẩy cảm xúc của con người về cộng đồng. Bảng xếp hạng và phần thưởng ở các trang web hay nền tảng chơi game sẽ kích thích người chơi cố gắng đạt thành tích. Kết quả là mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp. 

Cần thiết kế gamification kỹ lưỡng để chọn được chiến lược phù hợp và hiệu quả nhất
(Nguồn: harbinger learning)

Điểm khác biệt giữa game thông thường và Gamification nằm ở nội dung. Game thông thường sử dụng nội dung tách biệt, không có tính liên kết với thương hiệu và sản phẩm mà chỉ mang tính giải trí. 

Ngược lại, Gamification Marketing sẽ mang những nội dung sẵn có từ trong doanh nghiệp, thương hiệu (ví dụ như content, quà tặng, voucher…) để thiết kế theo nhiều định hướng khác nhau và tạo ra những phần thưởng, luật chơi hấp dẫn, giúp đạt được mục tiêu đề ra như: khách hàng, tương tác, lợi nhuận.

Ví dụ: Mỗi khi chơi game, chúng ta giành được phần chiến thắng, voucher quà tặng hay phần thưởng cụ thể thì sẽ vui mừng và thích thú. Đó chính là cảm giác mà doanh nghiệp mong muốn đem đến cho người chơi và lôi kéo càng nhiều người chơi càng tốt. 

Phần thưởng là yếu tố giúp người chơi thích thú và rủ nhiều người tham dự
(Nguồn: Freepik)

2. Những yếu tố không thể bỏ qua khi thiết kế gamification

2.1. Thiết lập mục tiêu

Một quy trình thiết kế Gamification luôn bắt đầu bằng việc thiết lập mục tiêu chiến dịch. Khi quyết định thiết kế, bạn cần vạch rõ những mục tiêu mong muốn đạt được và hình thức game phù hợp với chiến lược marketing để đưa vào chiến dịch. Hiện nay ở các doanh nghiệp thường có 5 mục tiêu cho những chiến dịch marketing Gamification như sau:

  • Increase Conversion/Sales: Tăng doanh số và khả năng chuyển đổi. Với mục tiêu này, người thực hiện có thể làm game dưới hình thức tặng voucher, tặng phiếu mua hàng…
  • Lead Generation/Trial: Sử dụng quà tặng, mẫu thử để đổi lấy thông tin từ khách hàng hoặc mời họ dùng thử các sản phẩm của công ty chính là ý nghĩa của mục tiêu này.
  • Brand Awareness: Mục đích chính là tăng mức độ nhận diện thương hiệu với người chơi, các trải nghiệm sẽ giúp kích thích sự tương tác với người chơi.
  • Rewarding/Loyalty Program: Mục tiêu tri ân và chăm sóc khách hàng, đây là bước làm quan trọng để giữ chân khách hàng cũ. Tặng quà hoặc tặng điểm sẽ là cách giúp nâng mức tương tác với nhóm khách hàng cũ.
  • Cross/Up-sell/Repeat Purchase: Ở mục tiêu này, bộ phận marketing sẽ cần tạo ra một trải nghiệm mới để người chơi mua sắm hoặc nhận khuyến mãi.

Cần xác định rõ mục tiêu vào đầu chiến dịch
(Nguồn: Freepik)

2.2 Xác định đối tượng người chơi

Đi đôi với thiết lập mục tiêu, khi thiết kế game bạn cũng cần phải nắm được đối tượng chiến dịch đang hướng tới. Xác định đối tượng người chơi là vô cùng quan trọng trong việc tạo gamification, lựa chọn cách đem lại trải nghiệm trò chơi phù hợp. Bởi không phải ai cũng có thể chơi những trò chơi khó và phức tạp.

Woay xin giới thiệu tới bạn một mô hình giúp bạn hiểu được nhóm đối tượng mục tiêu của mình. Đó là mô hình 4 loại người chơi của Bartle:

  • The Achiever: Nhóm người chơi bị thu hút bởi thành tích, điểm số, các danh hiệu trong trò chơi. Đối tượng này phù hợp với trò chơi liên quan tới thành tích như: cuộc đua dành thứ hạng, tích điểm đổi quà, đường đua giành thưởng…
  • The Killer: Sự cạnh tranh và cảm giác chiến thắng trong trò chơi chính là điều thu hút họ tham gia trò chơi. The Killer khác với The Achiever ở chỗ là họ muốn người khác bị hạ gục trước họ. Among Us là một tựa game phù hợp cho nhóm người chơi này mà bạn có thể tìm hiểu qua.
  • The Socializer: Nhóm người chơi có thể bị thu hút tham gia bởi những game mang lại niềm vui, sự kết nối cùng với người chơi khác. Các tựa game đơn giản mà bạn có thể dùng cho nhóm người chơi này là Vòng quay may mắn và Mở hộp quà.
  • The Explorer: Sự tò mò, mong muốn khám phá những điều mới lạ, tính năng và thông tin mới chính là lý do thôi thúc của nhóm người này. Một số tính năng trong Lắc Xì của MoMo có thể thu hút nhóm người chơi này là lắc quẻ, đố vui, xem tử vi, bói toán vui, nhân số học.

Để thiết kế gamification hiệu quả cần hiểu và chọn đúng đối tượng mục tiêu
(Nguồn: Freepik)

2.3 Thiết kế Gameplay

Bạn có thể hiểu một cách đơn giản, Gameplay là cơ chế để người chơi có thể tương tác với game, và ngược lại là cơ chế để game đáp ứng lại người chơi. Trong gameplay sẽ gồm 4 phần chính bao gồm: 

(1) Vòng lặp cốt lõi

(2) Cơ chế game

(3) Các yếu tố trong game

(4) Danh sách hệ thống nhiệm vụ. 

Vòng lặp cốt lõi

Vòng lặp cốt lõi là những hành động sẽ lặp đi lặp lại của người chơi trong suốt hành trình chơi game. Trong đó, người chơi sẽ làm một hành động cốt lõi để có thể đạt được phần thưởng.

Từ việc xác định vòng lặp cốt lõi này, chúng ta có thể chia thành 3 dạng kịch bản thiết kế gamification thường thấy là: trúng thưởng, tích lũy nhận quà và kịch bản phối hợp cả hai kịch bản trên.

Cơ chế Game và yếu tố trong game

Cơ chế game là phương thức kết hợp những yếu tố trong game để đưa ra khái niệm và bổ trợ cho Gameplay, giúp định hướng trò chơi sẽ diễn ra như thế nào. 

Một Game Element có thể chịu tác động bởi nhiều cơ chế game khác nhau và ngược lại cơ chế game có thể tác động lên nhiều Game Element. 

Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa các yếu tố trong game và cơ chế game, game Ghép Sushi của Woay là ví dụ điển hình. Element ở đây là các loại sushi, khi ghép 2 loại sushi giống nhau sẽ tạo nên loại sushi khác ở level (cấp độ) tiếp theo. 

Hai loại sushi giống nhau khi ghép lại sẽ cho loại sushi khác nhau ở cấp độ tiếp theo (Nguồn: Woay)

Với các yếu tố trong game, tùy theo đặc điểm của thương hiệu mà có thiết kế trò chơi phù hợp. Cụ thể, thương hiệu về cây xanh sẽ có các cấp độ game như sau: hạt -> mầm -> lá -> hoa -> cây 

Hệ thống nhiệm vụ

Có 2 loại nhiệm vụ thường được doanh nghiệp áp dụng là nhiệm vụ hằng ngày và nhiệm vụ theo tiến trình. Việc chọn hình thức nhiệm vụ hàng ngày hay tiến trình sẽ tùy thuộc vào mục tiêu Marketing mà doanh nghiệp đề ra ban đầu. 

Theo kinh nghiệm đã làm việc với nhiều doanh nghiệp, đối với nhiệm vụ hàng ngày, doanh nghiệp thường sử dụng hình thức điểm danh, hoặc đưa ra yêu cầu để người chơi hoàn thành một số hành động cố định. Còn với nhiệm vụ theo tiến trình, người chơi sẽ cố gắng mở khoá cột mốc để có thể tiếp tục..

Việc hiểu rõ khái niệm và chức năng của các yếu tố này là vô cùng cần thiết trong việc thiết kế gamification để có thể tạo ra Gameplay chuẩn chỉnh và hiệu quả.

Gameplay chuẩn chỉnh và hiệu quả khi nắm rõ các yếu tố
(Nguồn: Niixer)

3. Kết luận

Việc xác định rõ mục tiêu và đối tượng mà gamification hướng đến là bước đệm chắc chắn giúp việc thiết kế gamification phù hợp ở bước tiếp theo. 

Mong rằng bài viết sẽ đem lại những kiến thức bổ ích cho bạn để áp dụng vào chiến dịch của mình. Chúc bạn gặt hái được thành công với chiến dịch Gamification Marketing của mình. Nếu bạn cần tư vấn về các giải pháp gamification cho hoạt động truyền thông, hãy để lại thông tin và Woay sẽ liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất. 

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Woay.

Woay – Nền tảng ứng dụng Gamification Marketing

Địa chỉ: Lầu 7. Tòa nhà Minh Long, 17 Bà Huyện Thanh Quan, phường 6, quận 3.

Hotline: 089 888 4169

Email: support@woay.vn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here