NGÀNH CÔNG NGHỆ MÁY TÍNH VÀ NHỮNG TRIỂN VỌNG NGHỀ NGHIỆP CHO BẠN

0
2311

Với những ai có khả năng phân tích tốt, giỏi giải quyết vấn đề, khả năng chú ý đến từng chi tiết thậm chí là nhỏ nhất thì công nghệ máy tính chính là công việc dành cho bạn. Đây là một trong những nghề có rất nhiều triển vọng trong tương lai.

Công nghệ máy tính là một ngành nghề hấp dẫn

Triển vọng nghề nghiệp dành cho bạn trong ngành công nghệ máy tính

1. Quản lý hệ thống thông tin và máy tính

Các nhà quản lý hệ thống máy tính và thông tin sẽ giám sát hoạt động máy tính của các tổ chức, công ty. Họ sử dụng các công nghệ máy tính để giúp các công ty này đạt được mục tiêu của họ. Khi ứng tuyển cho vị trí này, bạn cần có bằng cử nhân, hoặc cao hơn nữa là bằng thạc sĩ về quản trị kinh doanh (MBA). Mức thu nhập cho công việc này cũng khá lý tưởng, mức lương cho quản lý hệ thống và máy tính là $ 123,950 vào năm 2013.

2. Phân tích hệ thống máy tính

Các nhà phân tích hệ thống máy tính giúp các nhà quản lý và điều hành trong công ty sử dụng công nghệ máy tính hiệu quả hơn. Tương tự như quản lý hệ thống thông tin và máy tính, bằng cử nhân là điều kiện đầu tiên khi ứng tuyển vào vị trí này, thậm chí nhiều công ty còn đòi hỏi cao hơn là bằng thạc sĩ. Theo số liệu năm 2013, thì mức lương cho công việc phân tích hệ thống máy tính là 81.190 đô la.

3. Kỹ sư phần cứng máy tính

Các kỹ sư phần cứng máy tính nghiên cứu, thiết kế, phát triển, thử nghiệm và giám sát việc sản xuất và lắp đặt chip máy tính, bảng mạch và hệ thống máy tính.

Họ cũng làm việc với các thiết bị ngoại vi máy tính. Để làm việc như một kỹ sư phần cứng máy tính, yêu cầu đầu tiên là bạn phải có bằng cử nhân. Các kỹ sư phần cứng máy tính sở hữu mức lương trung bình mỗi năm là 104.250 đô la vào năm 2013.

Kỹ sư phần cứng máy tính

4. Lập trình viên máy tính

Máy  tính sẽ chỉ là những chiếc máy vô dụng nếu không có những lập trình viên máy tính viết các chương trình cho phép chúng thực hiện các chức năng. Để làm việc như một lập trình viên đòi hỏi bạn phải có bằng cử nhân về khoa học máy tính. Các nhà lập trình máy tính sở hữu mức lương trung bình hàng năm là 76,140 đô la vào năm 2013.

5. Chuyên viên hỗ trợ máy tính

Các chuyên gia hỗ trợ máy tính giúp khách hàng hoặc nhân viên của công ty giải quyết các vấn đề liên quan đến máy tính. Họ có thể giải quyết những khó khăn mà người dùng máy tính gặp phải với các chương trình phần mềm, hệ điều hành, máy tính hoặc thiết bị ngoại vi. Tại các công ty để ứng tuyển cho vị trí chuyên viên máy tính đòi hỏi bạn phải có bằng cử nhân và thêm các yêu cầu khác về lĩnh vực bạn sẽ làm việc. Mức lương dành cho một chuyên viên hỗ trợ máy tính là 46.620 đô la (năm 2013).

6. Người phát triển phần mềm

Các nhà phát triển phần mềm hệ thống tạo ra các phần mềm hoạt động làm cho máy tính và các thiết bị khác chạy.

Các nhà phát triển phần mềm tạo ra các phần mềm kích hoạt máy tính và các thiết bị khác. Bằng cử nhân là điều kiện tiên quyết khi bạn muốn có một vị trí trong ngành này.  Vào năm 2013, các nhà phát triển phần mềm có mức lương hàng năm trung bình là 101.410 USD và các nhà phát triển phần mềm ứng dụng thì kiếm được 92.660 USD mỗi năm.

Người phát triển phần mềm máy tính

7. Nhà phát triển Web

Các nhà phát triển web chịu trách nhiệm về cách các trang web hoạt động. Họ chỉnh sửa các thông số kỹ thuật cho web. Dù bạn có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực làm web đi chăng nữa thì các nhà tuyển dụng vẫn yêu cầu bằng cử nhân về lĩnh vực máy tính. Các nhà phát triển web có mức lương hàng năm trung bình là 63.160 đô la vào năm 2013.

8. Chuyên gia web

Chuyên gia web chịu trách nhiệm duy trì các trang web và có xu hướng làm việc như một nhà thiết kế, phân tích dữ liệu người dùng và trả lời phản hồi của người dùng. Đối với hầu hết các công việc, người ta cần ít nhất bằng liên kết hoặc chứng chỉ nhưng các vị trí tiên tiến hơn yêu cầu bằng cử nhân về chuyên ngành máy tính. Chuyên gia web có mức lương trung bình hàng năm là 82.340 đô la vào năm 2013.

Chuyên gia về web

Với thời đại hội nhập như hiện nay, thì tiếng Anh đã trở thành một ngôn ngữ thông dụng và hầu như mọi thông tin kiến thức trên hành tinh này đều được lưu trữ dưới dạng tiếng Anh, vì thế giỏi tiếng Anh sẽ tạo cho bạn một lợi thế tuyệt vời trên con đường sự nghiệp. Bạn cần thường xuyên bổ sung và nâng cao tiếng Anh chuyên ngành tin học.

Một số từ vựng tiếng Anh chuyên ngành IT:

  • Priority /praɪˈɒrəti/: Sự ưu tiên.
  • Productivity /ˌprɒdʌkˈtɪvəti/: Hiệu suất.
  • Real-time: Thời gian thực.
  • Schedule /ˈskedʒuːl/: Lên lịch, lịch biểu.
  • Similar /ˈsɪmələ(r)/: Giống.
  • Storage /ˈstɔːrɪdʒ/: Lưu trữ.
  • Technology /tekˈnɒlədʒi/: Công nghệ.
  • Tiny /ˈtaɪni/: Nhỏ bé.
  • Digital /ˈdɪdʒɪtl/: Số, thuộc về số.
  • Chain /tʃeɪn/: Chuỗi.
  • Clarify /ˈklærəfaɪ/: Làm cho rõ ràng, dễ hiểu.
  • Individual ˌɪndɪˈvɪdʒuəl/: Cá nhân, cá thể.
  • Inertia /ɪˈnɜːʃə/: Quán tính.
  • Irregularity/ɪˌreɡjəˈlærəti/: Sự bất thường, không theo quy tắc.
  • Quality /ˈkwɒləti/: Chất lượng.
  • Quantity/ˈkwɒntəti: Số lượng.
  • Ribbon /ˈrɪbən/: Dãy băng.
  • Abacus/ˈæbəkəs/: Bàn tính.
  • Allocate/ˈæləkeɪt/: Phân phối.
  • Analog /ˈænəlɒɡ/: Tương tự.
  • Command/kəˈmɑːnd/: Ra lệnh, lệnh (trong máy tính).
  • Dependable/dɪˈpendəbl/: Có thể tin cậy được.
  • Devise /dɪˈvaɪz/: Phát minh.
  • Accumulator /əˈkjuːmjəleɪtə(r)/: Tổng
  • Addition /əˈdɪʃn/: Phép cộng
  • Address /əˈdres/: Địa chỉ
  • Appropriate /əˈprəʊpriət/: Thích hợp
  • Arithmetic /əˈrɪθmətɪk/: Số học
  • Capability /ˌkeɪpəˈbɪləti/: Khả năng
  • Circuit /ˈsɜːkɪt/: Mạch
  • Complex /ˈkɒmpleks/: Phức tạp
  • Component/kəmˈpəʊnənt/: Thành phần
  • Computer /kəmˈpjuːtə(r)/: Máy tính
  • Computerize /kəmˈpjuːtəraɪz/: Tin học hóa
  • Convert  /kənˈvɜːt/: Chuyển đổi
  • Data /ˈdeɪtə/: Dữ liệu
  • Decision /dɪˈsɪʒn/: Quyết định
  • Demagnetize (v): Khử từ hóa
  • Device /dɪˈvaɪs/: Thiết bị
  • Disk /dɪsk/: Đĩa
  • Division /dɪˈvɪʒn/: Phép chia
  • Minicomputer (n): Máy tính mini
  • Multiplication /ˌmʌltɪplɪˈkeɪʃn/: Phép nhân
  • Numeric /njuːˈmerɪkl/:Số học, thuộc về số học
  • Operation (n): Thao tác,
  • Output /ˈaʊtpʊt/: Ra, đưa ra
  • Perform /pəˈfɔːm/: Tiến hành, thi hành
  • Process /ˈprəʊses/: Xử lý
  • Pulse /pʌls/: Xung
  • Signal (n): Tín hiệu
  • Solution  /səˈluːʃn/: Giải pháp, lời giải
  • Store /stɔː(r)/: Lưu trữ
  • Subtraction /səbˈtrækʃn/: Phép trừ
  • Switch /swɪtʃ/: Chuyển
  • Tape /teɪp/: Ghi  băng, băng
  • Alphabetical catalog: Mục lục xếp theo trật tự chữ cái
  • Broad classification: Phân loại tổng quát
  • Cluster controller (n) Bộ điều khiển trùm
  • Gateway /ˈɡeɪtweɪ/: Cổng kết nối Internet cho những mạng lớn
  • OSI: Là chữ viết tắt của “Open System Interconnection” hay còn gọi là mô hình chuẩn OSI
  • Packet: Gói dữ liệu
  • Source Code: Mã nguồn (của của file hay một chương trình nào đó)
  • Port /pɔːt/: Cổng
  • Cataloging: Công tác biên mục. Nếu làm trong các tổ chức phi lợi nhuận thì gọi là cataloging, nếu làm vì mục đích thương mại thì gọi là indexing
  • Subject entry – thẻ chủ đề: công cụ truy cập thông qua chủ đề của ấn phẩm
  • Memory /ˈmeməri/: bộ nhớ
  • Microprocessor /maɪkrəʊˈprəʊsesə(r)/: bộ vi xử lý
  • Operation /ɒpəˈreɪʃn/: thao tác
  • Storage /ˈstɔːrɪdʒ/: lưu trữ
  • Chief source of information: Nguồn thông tin chính. Dùng tạo ra phần mô tả của một biểu ghi thay thế như trang bìa sách, hình nhan đề phim hoạt hình hay nhãn băng đĩa
  • Graphics /ˈɡræfɪks/: đồ họa
  • Hardware /ˈhɑːdweə(r)/: Phần cứng/ software/ˈsɒftweə(r)/: phần mềm
  • Text /tekst/: Văn bản chỉ bao gồm ký tự
  • Remote Access: Truy cập từ xa qua mạng
  • Union catalog: Mục lục liên hợp. Thư mục thể hiện những tài liệu ở nhiều thư viện hay kho tư
  • Configuration /kənˌfɪɡəˈreɪʃn/: Cấu hình
  • Protocol /ˈprəʊtəkɒl/: Giao thức

Với những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức cũng như kinh nghiệm hữu ích cho việc chọn lựa học và làm việc trong ngành công nghệ thông tin.

Tham khảo thêm các bài viết

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here