Những nhóm ngành ứng dụng gamification hiệu quả trong giai đoạn cuối năm 2022

0
455

Game hóa hay gamify đang là một xu hướng rất hot hiện nay. Ngày càng có nhiều công ty muốn hợp tác với đơn vị gamification marketing agency chuyên nghiệp để đưa game hóa vào các hoạt động kinh doanh, marketing, quảng cáo,… của mình. 

Theo dự đoán của Woay, nửa cuối năm 2022, chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ của các hoạt động game hóa trong nhiều nhóm ngành khác nhau. Cụ thể đó là những nhóm ngành nào? Hãy cùng Woay khám phá trong bài viết sau đây nhé!

Bài viết liên quan:

Gamify được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực kinh tế

1. Các nhóm ngành hứa hẹn tăng trưởng cuối năm 2022

Trải qua khoảng thời gian dài bị trì trệ vì dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam đang có các dấu hiệu hồi phục với mức tăng trưởng 6 – 6,5% trong năm 2022. 

Sau đây là một số nhóm ngành hứa hẹn sẽ phát triển mạnh mẽ và có thể áp dụng chiến lược gamification marketing hiệu quả vào nửa cuối năm nay:

1.1. Bất động sản

Theo một báo cáo gần đây của Reportlinker, thị trường bất động sản thế giới sẽ tăng từ 3386,11 tỷ USD (2021) lên mức 3741,06 tỷ USD (2022), với CAGR (tỷ lệ tăng trưởng kép) đạt 10,5%.

Còn riêng tại Việt Nam, bất động sản được dự đoán là một trong những nhóm ngành có mức tăng trưởng khả quan trong năm 2022 (theo BSC), đặc biệt tại các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng. Đây cũng là lĩnh vực đang có những bước chuyển đổi số tích cực trong năm qua. 

1.2. Tài chính ngân hàng

Một nhóm ngành hot nữa mà gamification marketing agency Woay muốn đề cập trong danh sách này đó là “Tài chính – Ngân hàng”. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi tình hình xung đột giữa Nga – Ukraine nhưng lợi nhuận của toàn ngành ngân hàng năm 2022 vẫn dự kiến tăng trưởng từ 20 – 25% so với 2021, trong đó tín dụng sẽ đạt mức tăng trưởng 14 – 15%.

Cùng với tiềm năng phát triển mạnh mẽ, ngành ngân hàng hiện nay cũng đang từng bước hướng đến việc số hóa. Theo số liệu của Ngân Hàng Nhà Nước, đã có đến 95% ngân hàng thực hiện chiến lược chuyển đổi số.

Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến MB Bank với khoản đầu tư khổng lồ 50 triệu USD/năm cho hệ thống hạ tầng công nghệ độc lập. Ngoài ra, ngân hàng cũng sở hữu đội ngũ nhân sự công nghệ hùng hậu lên đến 1.200 người, chiếm 10% tổng nhân sự của MB Bank và dự kiến con số này sẽ tiếp tục tăng đến 25% vào năm 2024.

Một ngân hàng khác cũng rất chú trọng việc số hóa đó là VPBank. Kể từ sau lần tiên phong ra mắt Ngân hàng số toàn năng VPBank NEO vào năm 2021, đây là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đã thử nghiệm và phát hành thành công quy trình giao dịch LC trên nền tảng blockchain.

Ngành ngân hàng có xu hướng tăng trưởng trong nửa cuối 2022

1.3. Giáo dục

Dịch bệnh đã khiến ngành giáo dục điêu đứng. Chỉ tính riêng khối mầm non, từ tháng 5 đến tháng 12/2021, đã có hơn 28.500 cơ sở giáo dục tạm dừng hoạt động và 526 trường mầm non tư thục phải giải thể hoàn toàn.

Tuy nhiên, Covid-19 cũng là đòn bẩy để ngành giáo dục thay đổi và phát triển theo hướng số hóa nhiều hơn. Theo dự báo của Ken Research, thị trường giáo dục trực tuyến sẽ đạt khoảng 3 tỷ USD vào năm 2023 với CAGR 20,2% giai đoạn 2019 – 2023. Cùng với đó, các yếu tố gamification marketing ngành giáo dục cũng được đẩy mạnh để nâng cao hứng thú cho người học.

1.4. E-commerce

Trái với nhiều lĩnh vực kinh tế khác, E-commerce vẫn tăng trưởng bất chấp đại dịch. Theo báo cáo của Lazada Việt Nam, quy mô thị trường thương mại điện tử tăng trưởng đều trong những năm qua với tổng giá trị giao dịch (GMV) toàn ngành tăng từ 8 tỷ (2020) lên 13 tỷ (2021). Sau đại dịch, e-commerce vẫn tiếp tục phát triển mạnh và dự đoán sẽ đạt mức 39 tỷ USD tổng giá trị thị trường vào năm 2025 (theo Statista).

Đại dịch khiến ngành e-commerce có cơ hội phát triển mạnh hơn

1.5. Công nghệ thông tin

Theo đánh giả của Vụ Công nghệ Thông tin Việt Nam (Bộ Thông Tin & Truyền Thông), ngành công nghệ thông tin đang là một trong những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất hiện nay. Chỉ tính riêng 5 tháng đầu năm, doanh thu của ngành đã đạt khoảng 1,321 triệu tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Với xu hướng sử dụng các thiết bị điện tử, thói quen sử dụng các ứng dụng mạng xã hội, tài chính, các ứng dụng từ thương hiệu,… của người tiêu dùng cũng đang là đòn bẩy để công nghệ thông tin tại Việt Nam ngày càng phát triển.

1.6. Du lịch

Nhờ chính sách mở cửa của chính phủ, ngành du lịch Việt Nam đang từng bước thoát khỏi bóng ma của Covid-19. Theo thông tin mới nhất từ Tổng cục thống kê, trong tháng 5, lượng khách quốc tế đã tăng gấp 12,8 lần, doanh thu của các đơn vị lữ hành đã tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2021. 

Ngoài ra, nhờ đẩy mạnh nhiều phương pháp marketing ngành F&B, khách sạn nên các doanh nghiệp lưu trú, ăn uống cũng đạt mức tăng trưởng doanh thu 15,7% so với cùng kỳ 2021. Với tốc độ tăng trưởng này, ngành du lịch Việt được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong giai đoạn cuối năm 2022.

2. Cách ứng dụng các hoạt động game hóa vào các ngành trên

Tất cả các nhóm ngành được nêu trong phần 1 của bài viết đều có thể áp dụng game hóa để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vậy nên thiết kế các hoạt động game hóa như thế nào để đạt hiệu quả? Hãy tham khảo các tổng hợp thông tin, kinh nghiệm từ gamification marketing agency – Woay với một vài hướng dẫn cụ thể cho từng ngành:

2.1. Các hoạt động game hóa trong lĩnh vực bất động sản

Doanh nghiệp bất động sản có thể áp dụng gamify để hiện thực hóa các mục tiêu như: tăng hiệu suất cho nhân viên, xây dựng tinh thần đồng đội, tăng doanh số,….

Ví dụ thành công điển hình là Sisu – một nền tảng quản lý mua bán bất động sản. Nhờ sử dụng các yếu tố game hóa (bảng xếp hạng, biểu đồ thành tích,…) Sisu đã giúp các đại lý, môi giới bất động sản đơn giản hóa việc theo dõi chỉ số bán hàng và nâng cao tinh thần cạnh tranh của nhân viên. Kết quả, hiện nay nền tảng đã đạt được lượng người dùng khủng, lên đến 40.000 người. Hơn 2,86 triệu giao dịch đã được thực hiện trên Sisu và tạo ra 312 tỷ USD doanh thu.

Sisu là một ứng dụng quản lý mua bán bất động sản tiện lợi

Vậy làm sao để áp dụng game hóa vào ngành bất động sản một cách hiệu quả? Cùng xem các gợi ý sau:

  • Áp dụng các yếu tố game hóa như: tiêu chuẩn thành tích, bảng xếp hạng, phần thưởng,… cho các hoạt động bán hàng hàng ngày/tháng/quý để tăng tính cạnh tranh cho nhân viên sales bất động sản.
  • Hợp tác với đơn vị gamification marketing agency chuyên nghiệp để tạo ra phần mềm học tập tương tác cho các khóa đào tạo về: kỹ năng quan sát thị trường, dự đoán xu hướng bất động sản, phương pháp phân tích dự án,….
  • Đưa ra các cuộc thi để khách hàng có thể đánh giá nhân viên tư vấn/nhà môi giới,… và trao thưởng cho người có thành tích xuất sắc nhất.
  • Ứng dụng công nghệ VR, thực tế ảo để khách hàng có thể tham quan nhà mà không cần đến tận nơi.

2.2. Áp dụng các hoạt động game hóa vào ngành tài chính ngân hàng

Việc ứng dụng vào ngành tài chính ngân hàng có thể đem lại rất nhiều lợi ích như: thu hút, tăng trải nghiệm khách hàng, biến những số liệu tài chính nhàm chán trở nên sinh động hơn, thu thập thông tin khách hàng dễ dàng,….

Hiện nay, có rất nhiều công ty tài chính – ngân hàng đã hợp tác với đơn vị gamification marketing agency chuyên nghiệp và ứng dụng game hóa thành công. Ví dụ như, trong dịp Tết 2019, Ví ZaloPay đã tung ra tựa game “Săn heo chiêu tài” và đạt được kết quả đáng kinh ngạc. Chỉ trong vòng 1 tháng diễn ra hoạt động, tổng số giao dịch trên ví đã tăng 400% so với năm trước.

Game “Săn heo chiêu tài” của ZaloPay đã đạt được thành công lớn

Nếu cũng muốn game hóa thành công như Zalopay, đây là một số điều bạn có thể làm:

  • Lồng ghép các yếu tố trò chơi như thanh tiến trình vào các bảng khảo sát để thu thập thông tin khách hàng dễ dàng hơn.
  • Đưa các lược đồ, hình ảnh sinh động vào app tài chính để giao diện trở nên thú vị hơn. 
  • Tạo ra các trò chơi có thưởng (vòng quay may mắn, quiz game,…) để khuyến khích khách hàng chia sẻ, giới thiệu cho bạn bè mở tài khoản hoặc thực hiện giao dịch trên app tài chính.

2.3. Áp dụng vào ngành giáo dục

Theo chuyên gia giáo dục Marianna Pascal, người châu Á thường quan niệm rằng học tập là một nhiệm vụ bắt buộc. Chính suy nghĩ này đã tạo ra rất nhiều áp lực cho người học. Và để phá bỏ những gánh nặng vô hình đó thì các hoạt động giải trí, trò chơi hóa chính là một phương pháp tối ưu. Việc game hóa quá trình giảng dạy sẽ giúp học viên rèn luyện được tính tự chủ, năng động, đồng thời tiếp thu kiến thức nhanh chóng và sâu sắc hơn.

Dưới đây là một số yếu tố game đang được rất nhiều đơn vị gamification marketing agency ứng dụng trong ngành giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo. Bạn có thể tham khảo để tự áp dụng cho riêng mình:

  • Sử dụng thanh tiến độ, level, thử thách hàng ngày,.. để cập nhật tiến trình học tập và kích thích tính cạnh tranh của mỗi học viên.
  • Trao huy hiệu, phần thưởng cho người học sau khi họ hoàn thành một nhiệm vụ nào đó.
  • Tạo ra các yếu tố giả định, nhập vai để giúp học viên cảm thấy hứng thú và dễ ghi nhớ bài học hơn.

Là một nền tảng học ngôn ngữ online với hơn 500 triệu người dùng toàn cầu, Duolingo đã áp dụng hoàn hảo các yếu tố game kể trên vào ứng dụng của mình. Ngoài ra, app còn đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm vui nhộn và xây dựng giao diện app với màu sắc tươi sáng, hình ảnh vui nhộn, tạo cho người dùng cảm giác đang chơi game.

Duolingo đã xuất sắc sử dụng gamify để tăng tương tác người dùng

2.4. Lĩnh vực E-commerce

Các giải pháp gamification marketing ngành ecommerce có thể đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: tạo động lực để người dùng gắn bó với ứng dụng mua sắm trong thời gian dài, tăng tương tác, đẩy nhanh tiến trình mua hàng, giảm tình trạng bỏ giỏ hàng,…

Nếu cần tìm một minh chứng cho hiệu quả của game hóa trong ngành e-commerce thì Clarins là một ví dụ tốt dành cho bạn. Để tăng số lượng người nhận email, hãng mỹ phẩm Pháp này đã thiết kế một vòng quay may mắn với tên gọn “Beauty Wheel” và đưa ra nhiều phần thưởng khuyến mãi hấp dẫn. Kết quả, chiến dịch đã đạt được tỷ lệ khách hàng tiềm năng/lượt hiển thị (lead/impression) là 45% và tạo ra hơn 8.500 khách hàng tiềm năng.

Clarins đã tăng lượng truy cập web nhờ trò chơi Beauty Wheel

Có lẽ sẽ khá khó khăn để đạt được những con số đáng nể như Clarins. Nhưng bạn vẫn có thể có được thành công với game hóa nếu thực hiện theo những gợi ý sau đây của gamification marketing agency Woay:

  • Đưa ra phần thưởng, ưu đãi thúc đẩy hành vi thanh toán cho các món đang nằm trong giỏ hàng, hạn chế tình trạng người dùng chỉ “thêm vào giỏ hàng” mà không tiếp tục thanh toán.
  • Tạo thanh tiến trình, giới hạn thời gian hoặc đồng hồ đếm ngược để thúc đẩy người dùng mau chóng thanh toán.
  • Tạo ra hệ thống điểm thưởng cho những khách hàng trung thành.
  • Xây dựng mini game (giải đố, bốc thăm trúng thưởng, tìm điểm khác nhau,…) trên các nền tảng mạng xã hội để thu hút khách hàng.

2.5. Ngành công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin cũng là một lĩnh vực có thể áp dụng game hóa hiệu quả trong nửa cuối năm 2022. Việc sử dụng các yếu tố gamification sẽ giúp công ty công nghệ thu hút được lượng lớn người dùng, tăng tương tác và từ đó tăng hiệu quả kinh doanh.

Samsung Nation đã giúp hãng tăng số lượng tương tác, đánh giá lên 500%

Samsung Nation là một ví dụ nổi bật. Nền tảng này của Samsung đã tạo ra các hệ thống tích điểm, trao thưởng dựa trên các hoạt động của khách hàng như: viết bình luận đánh giá, chia sẻ, xem video,… Bằng cách này, số lượng đánh giá trên trang đã tăng 500%.

Nếu bạn chưa biết cách áp dụng game vào lĩnh vực công nghệ thông tin, có thể tham khảo một số gợi ý sau của gamification marketing agency Woay:

  • Đưa ra các nhiệm vụ, huy hiệu, bảng xếp hạng,… cho khách hàng, người dùng, hoặc lập trình viên.
  • Áp dụng các yếu tố tích điểm, bảng xếp hạng để khuyến khích người dùng tương tác.
  • Tạo ra các không gian trò chơi trong văn phòng để nhân viên có thể sáng tạo, làm việc trong môi trường thoải mái hơn.

2.6. Ngành du lịch

Game hóa là một phương pháp marketing ngành du lịch rất hiệu quả hiện nay. Nhờ game hóa, các công ty lữ hành, lưu trú có thể thu hút, nâng cao trải nghiệm cho du khách, từ đó nâng cao doanh số.

Để game hóa ngành du lịch, bạn có thể: 

  • Sử dụng hình thức tích điểm để khuyến khích du khách book vé
  • Tích hợp thực tế ảo vào các ứng dụng du lịch để tăng trải nghiệm cho du khách.
  • Tổ chức mini game để tăng tương tác, kích thích người dùng đặt tour.

Ví dụ, Nexto Guide là một app du lịch thông minh tại Berlin, ứng dụng AR (thực tế ảo tăng cường) để giúp tăng trải nghiệm tham quan của du khách. Tuy có cách chơi tự như Pokemon Go, nhưng thay vì tìm pokemon, người tham gia Nexto Guide sẽ tìm kiếm các cổ vật, thu thập huy hiệu để thăng cấp trên bảng xếp hạng.

Nexto Guide đã giúp nâng cao trải nghiệm cho khách tham quan

3. Woay đem đến giá trị gì cho doanh nghiệp?

Qua các tổng hợp trên, hy vọng doanh nghiệp đã có thêm các thông tin và cơ sở để bắt đầu ứng dụng các chiến thuật game hóa vào hoạt động kinh doanh của mình. 

Để quá trình game hóa đạt được hiệu quả tối đa, doanh nghiệp có thể cân nhắc hợp tác với các gamification marketing agency uy tín như Woay – nền tảng thiết kế game tăng doanh số chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, đối tác của nhiều thương hiệu lớn như: Grabfood, Pharmacity, Mai Linh, Co.op Smile, Doji, Galaxy Play,… Woay có thể giúp doanh nghiệp tạo ra những tựa game đỉnh cao chỉ trong 5 phút.

Hợp tác với Woay, bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích như:

  • Kho game phong phú, cho phép tùy chỉnh dễ dàng (từ màu sắc, giao diện, thiết cho đến phông chữ,…).
  • Tự lên kịch bản, lựa chọn kênh phát hành.
  • Cài đặt xác xuất trúng thưởng.
  • Gợi ý game phù hợp với doanh nghiệp.
  • Cung cấp báo cáo real time.
  • Chi phí thấp, được dùng thử miễn phí 14 ngày.

Với Woay, doanh nghiệp có thể tạo ra tựa game hay chỉ trong 5 phút

Hiện chúng tôi đang cung cấp 4 gói dịch vụ khác nhau để khách hàng thoải mái lựa chọn, bao gồm:

  • Starter: Dành cho doanh nghiệp khởi sự kinh doanh
  • Pro: Dành cho doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô, tối ưu bán hàng.
  • Pro-advanced: Triển khai đa nền tảng.
  • By request: Tư vấn, triển khai giải pháp sáng tạo, “cá nhân hóa” cho doanh nghiệp.

Nếu bạn có nhu cầu thiết kế game tăng doanh số, hãy liên hệ ngay với Woay – đơn vị gamification marketing agency hàng đầu tại Việt Nam để được tư vấn và đưa ra giải pháp phù hợp nhất.

Woay – Nền tảng ứng dụng Gamification Marketing

Địa chỉ: Lầu 7. Tòa nhà Minh Long, 17 Bà Huyện Thanh Quan, phường 6, quận 3.

Hotline: 089 888 4169

Email: support@woay.vn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here