Thương hiệu sử dụng mobile gamification marketing nhộn nhịp

0
386

Mobile gamification marketing là một xu hướng đang khiến cả thế giới sục sôi. Không chỉ tạo hứng thú cho người dùng, việc đưa yếu tố game vào ứng dụng di động còn giúp doanh nghiệp tăng chuyển đổi và nâng cao doanh số. Vậy làm sao để game hóa thành công trên app mobile? Hãy cùng học hỏi kinh nghiệm từ 4 lĩnh vực khác nhau sau đây!

Bài liên quan:

Mobile gamification marketing là xu hướng thịnh hành hiện nay
(Nguồn: pinterest.com)

1. Momo – Lĩnh vực Superapp Fintech

Momo là ứng dụng ví điện tử phổ biến hàng đầu tại Việt Nam với số lượng người dùng cực khủng, lên đến hơn 31 triệu người. Nền tảng này được phát triển bởi Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động Trực tuyến (M_Service) và ra mắt lần đầu tiên dưới dạng app di động vào năm 2014.

Với ứng dụng này, bạn có thể nhận – chuyển tiền nhanh chóng, an toàn ngay trên thiết bị di động. Hiện nay, mọi giao dịch thanh toán qua Momo (chuyển tiền, trả tiền điện nước, mua vé xem phim,…) đều hoàn toàn miễn phí.

Định vị siêu ứng dụng, và là đơn vị tiên phong trong phong trào mobile gamification marketing, Momo đã không ít lần làm khuấy đảo cộng đồng người dùng với hàng loạt tựa game tương tác đình đám như: Lắc xì, Học viện Momo, Vòng quay thần tài, Thành phố Momo,…

Trò chơi “Momo Pha Chế” có nội dung thu hút và quà tặng khủng
(Nguồn: kiemtienspeed.com)

Gần đây nhất, app đã cho ra mắt trò chơi “MoMo Pha Chế” với giải thưởng là hàng ngàn voucher, tiền mặt và cơ hội nhận đến 4 tỷ đồng. Cách chơi khá đơn giản nhưng lại rất dễ gây nghiện. 

Cụ thể, bạn phải chọn các nguyên liệu theo yêu cầu của nhân vật trong game, sau đó lắc điện thoại để pha chế nước uống. Khi đã hoàn thành, bạn sẽ nhận được phần thưởng (voucher hoặc tiền mặt) và huy hiệu. Nếu tập hợp đủ 5 huy hiệu thì sẽ có cơ hội nhận 4 tỷ đồng từ Momo.

Ngoài ra, điểm thú vị nhất của game “MoMo Pha Chế” đó là: một số công thức pha chế không hiển thị đầy đủ mà bị ẩn đi 1-2 nguyên liệu. Người dùng cần chọn đúng những nguyên liệu còn thiếu để tạo ra đồ uống đúng theo yêu cầu. Ví dụ: đồ uống “Áo đỏ hạnh phúc” có nguyên liệu là bí đỏ và hạnh nhân; “Bóng đêm ngọt ngào” có nguyên liệu là chocolate và cacao.

Mỗi món nước uống sẽ có một công thức đặc biệt
(Nguồn: MoMo)

Chính các “nguyên liệu bí ẩn” này đã kích thích tính tò mò và tăng hứng thú cho người chơi khi tham gia sự kiện mobile marketing gamification “MoMo Pha Chế”.

Với luật chơi độc đáo, hình ảnh vui nhộn, thao tác đơn giản và phần thưởng hấp dẫn, trò chơi này đã giúp Momo có được hơn 7 triệu người dùng tham gia, 30 triệu lượt pha chế, 102.157 người dùng nhận được 5 huy hiệu (Ngọt Ngào, Đậm Vị, Chua Thanh, Cay Nồng, Béo Ngậy).

Người chơi có thể sưu tập huy hiệu khi chơi game “Momo Pha Chế”
(Nguồn: static.mservice.io)

2. Shopee – Lĩnh vực E-commerce

Ra đời từ năm 2015, Shopee là một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất tại Đông Nam Á và Việt Nam. Theo thống kê, trong nửa đầu năm 2022, Shopee đã đạt được doanh thu hơn 37,9 tỷ với khoảng 449 triệu sản phẩm đã được bán.

Ngay từ ban đầu, nền tảng e-commerce này đã nhận thấy số lượng thiết bị di động đang có chiều hướng tăng nhanh. Do đó, Shopee luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho việc phát triển app và xây dựng nhiều hoạt động gamify để tối ưu trải nghiệm người dùng di động.

Đơn cử như Shopee đã sử dụng hình thức “tích lũy xu sau khi mua sản phẩm hoặc đánh giá” để kích thích tương tác trên trang và thúc đẩy người dùng đặt hàng

“Lắc siêu xu” là chiến dịch mobile gamification marketing điển hình của Shopee
(Nguồn: shopee.vn)

Ngoài ra, “Lắc siêu xu” cũng là một chiến dịch mobile gamification marketing trên app cực kỳ thành công của Shopee. Game thường diễn ra vào một khung giờ cố định hàng tuần hoặc hàng tháng (9h00, 12h00, 15h00, 21h00…). Mỗi tài khoản sẽ được lắc miễn phí 1 lần. 

Khách hàng có thể tham gia game “Lắc siêu xu” để nhận thêm xu trên Shopee
(Nguồn: Shopee)

Mặt khác, bạn cũng có thể nhận thêm xu nếu chia sẻ game với bạn bè. Số xu mà người dùng tích lũy sẽ được quy đổi thành voucher hoặc khấu trừ vào đơn hàng. 

Chiến dịch này đã đánh đúng vào tâm lý muốn nhận thưởng và khao khát chiến thắng của người dùng. Bên cạnh đó, do game được tổ chức với mốc thời gian xác định nên người chơi sẽ cảm thấy hào hứng, mong chờ đến lúc được lắc xu, nhận thưởng.

Dù có thể chưa cần mua sắm trên Shopee nhưng những trò chơi như “Lắc xu” chính là thỏi nam châm, giúp khách hàng tương tác với ứng dụng tốt hơn và có những trải nghiệm thú vị, vui vẻ.

3. Home Credit – Lĩnh vực Vay tiêu dùng

Một thương hiệu ứng dụng mobile gamification marketing thành công nữa mà Woay muốn giới thiệu đó là Home Credit. 

Đây là công ty rất nổi tiếng trong lĩnh vực vay tiêu dùng trả góp tại Việt Nam với hơn 9.000 điểm giới thiệu dịch vụ trên toàn quốc. Mới đây, Home Credit đã tổ chức chiến dịch gamify “Triệu phú Phố Home” độc đáo với tổng giá trị quà tặng lên đến 2 tỷ đồng

Game mở ra một thành phố ảo với rất nhiều hoạt động “chơi game – trúng thưởng” thú vị như: Vòng quay kỳ diệu, Con số may mắn, Trạm nhiệm vụ, Kho vật phẩm,…. Người chơi sẽ thực hiện nhiệm vụ ở một số khung giờ nhất định để săn các phần thưởng hấp dẫn như:  thẻ nạp điện thoại, voucher mua hàng, iPhone 13, chỉ vàng PNJ, tai nghe bluetooth Soundpeats Mini,….

“Triệu phú phố Home” là một chiến dịch game hóa sáng tạo của Home Credit
(Nguồn: Fanpage Home Credit)

Hiện tại, game đang được phát hành trên 2 kênh là ứng dụng di động Home Credit Vietnam và trình duyệt website www.songvuihomecredit.com.

Với hình thức game sáng tạo, trò chơi đa dạng, quà tặng giá trị, chiến dịch mobile gamification marketing “Triệu phú phố Home” đã thu về lượt quan tâm, tương tác đáng nể. Trên Facebook, hiện có hơn 1.000 bài viết đề cập đến hashtag #TrieuphuPhoHome. Còn ở nền tảng Tiktok, cụm từ #trieuphuphohome đang đạt khoảng 11,6 triệu view.

4. My Viettel – Lĩnh vực viễn thông

My Viettel là ứng dụng được phát triển bởi công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom). App có nhiều tính năng hữu ích, giúp hỗ trợ người dùng mạng Viettel như: thanh toán, nạp thẻ, mua sắm online, săn voucher, đăng ký gói cước, tích điểm, xem phim,….

Là một ông lớn trong lĩnh vực công nghệ và luôn nhanh nhạy trước các biến chuyển của digital marketing, đương nhiên Viettel cũng không thể bỏ lỡ xu hướng gamify đang rất hot hiện nay.

My Viettel đã lồng ghép “tính game” vào trong ứng dụng thông qua tính năng Viettel++ Tích điểm, đổi quà. Cụ thể, với mỗi giao dịch, người dùng sẽ được tặng điểm thưởng tương ứng và có thể đổi thành ưu đãi, voucher. Phương pháp mobile gamification marketing này sẽ tạo động lực để user chi tiêu nhiều hơn trên ứng dụng.

“Siêu vũ trụ My Viettel” là game nhập vai tương tác lớn nhất của Viettel trong năm 2022
(Nguồn: vietteltelecom.vn)

Ngoài ra, mới đây, My Viettel còn tổ chức trò chơi tương tác “Siêu vũ trụ My Viettel” với tổng giá trị giải thưởng lên đến 30 tỷ đồng. 

Khi tham gia game, người dùng sẽ hóa thân thành nhân vật My Bot để thực hiện các nhiệm vụ được giao (săn xu, mở hộp quà, chinh phục siêu vũ trụ,…). Kết thúc hành trình, người may mắn sẽ có thể nhận được sổ tiết kiệm trị giá lên đến 1 tỷ đồng.

Là một game khá dài hơi (kéo dài từ 07/2022 – 02/2023), do đó để giữ được sức nóng xuyên suốt thời gian tổ chức, “Siêu vũ trụ My Viettel” đã phân chia chuyến hành trình thành các chặn đua ngắn hơn. Ứng với mỗi chặng đua, người dùng sẽ có cơ hội nhận được huy hiệu và các voucher, phần thưởng có giá trị.

Đây là một cách làm thông minh để giúp chiến dịch mobile gamification marketing nhận được sự chú ý thường xuyên và tăng động lực chơi cho user mỗi khi vượt qua được một level.

5. Kết luận

Qua những ví dụ điển hình kể trên, có thể thấy game hóa đang được ứng dụng rất phổ biến trên app di động. Phương thức marketing mới này có thể đem đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đơn cử như:

  • Lôi kéo khách hàng mới: Gamify có thể được đưa vào các chương trình referral marketing để thu hút người dùng mới (ví dụ như cách Shopee đã thực hiện).
  • Giữ chân khách hàng: Nhờ game “Lắc siêu xu”, Shopee đã giữ chân được người dùng và khiến họ thường xuyên quay lại với app.
  • Nâng cao trải nghiệm người dùng: Thay vì sử dụng chương trình khuyến mãi cũ kỹ, Momo thường xuyên xây dựng các chiến dịch tiếp thị bằng game để trao ưu đãi cho khách hàng một cách độc đáo và thú vị hơn.

Gamification có thể tăng trải nghiệm người dùng và thu hút khách hàng mới
(Nguồn: freepik.com)

Tuy đem lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời nhưng nếu không vững vàng về mặt công nghệ, doanh nghiệp cũng có thể gặp phải một số thách thức khi ứng dụng game hóa như:

  • Không có team lập trình, khó có thể thiết kế game chuyên nghiệp, bài bản.
  • Không biết nên lựa chọn hình thức trò chơi nào để phù hợp với mô hình kinh doanh của công ty.
  • Chưa có công cụ để kiểm soát hoạt động chiến dịch, dữ liệu khách hàng, đo lường và phân tích hiệu quả.

Để giải quyết những vấn đề trên một cách nhanh chóng, tốt nhất bạn nên sử dụng nền tảng thiết kế game chuyên nghiệp như Woay. 

Với nhiều tính năng thông minh và kho trò chơi phong phú, Woay sẽ giúp bạn tạo ra chiến dịch mobile gamification marketing chỉ trong vòng 5 phút. Nếu muốn biết thêm chi tiết, hãy liên hệ ngay với tư vấn viên của chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc.

Woay – Nền tảng ứng dụng Gamification Marketing

Địa chỉ: Lầu 7. Tòa nhà Minh Long, 17 Bà Huyện Thanh Quan, phường 6, quận 3.

Hotline: 089 888 4169

Email: support@woay.vn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here