Tìm hiểu về hạn sử dụng của thực phẩm

0
1010

“Tốt nhất nếu được sử dụng trước ngày…” là một cụm từ đi kèm hạn sử dụng mà bạn sẽ thường bắt gặp trên nhãn sản phẩm thịt, gia cầm hoặc trứng. Vậy đây có phải là hạn sử dụng bắt buộc trên thực phẩm? Liệu sản phẩm đó có còn an toàn để sử dụng sau hạn sử dụng đó hay không?

Dưới đây là một số thông tin cơ bản trong mục tin tức R&D, tin chắc rằng chúng sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi phía trên!

tin tức R&D

Bạn đã thực sự biết cách đọc hiểu hạn sử dụng của sản phẩm chưa?

Hạn sử dụng của sản phẩm thực phẩm là gì?

Có hai loại hạn sử dụng thường được hiển thị trên nhãn của sản phẩm. “Hạn sử dụng mở” là hạn sử dụng có ngày tháng được áp dụng cho sản phẩm của các nhà sản xuất hoặc nhà bán lẻ.

Số liệu này cung cấp cho người tiêu dùng thông tin về khoảng thời gian ước tính mà sản phẩm có chất lượng tốt nhất và giúp các cửa hàng xác định thời gian phù hợp để bán sản phẩm. “Hạn sử dụng đóng” là một dãy mã bao gồm một loạt các chữ cái hoặc con số được các nhà sản xuất sử dụng để xác định ngày và thời gian sản xuất.

tin tức R&D

Có hai loại hạn sử dụng phổ biến là hạn sử dụng “đóng” và “mở”

Liệu hạn sử dụng có thể hiện sự an toàn của sản phẩm hay chất lượng của sản phẩm không?

Các nhà sản xuất cung cấp hạn sử dụng để giúp người tiêu dùng và nhà bán lẻ quyết định khi nào thực phẩm có chất lượng tốt nhất. Ngoại trừ sữa bột trẻ em, hạn sử dụng không phải là một chỉ số về sự an toàn của sản phẩm và cũng không bắt buộc theo luật Liên bang.

Làm thế nào để các nhà sản xuất xác định chất lượng dựa trên hạn sử dụng?

Các yếu tố bao gồm: thời gian và nhiệt độ của thực phẩm được giữ trong quá trình phân phối và chào bán; đặc tính của thực phẩm và loại bao bì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tối ưu của sản phẩm. Các nhà sản xuất và nhà bán lẻ sẽ xem xét các yếu tố này trong việc xác định chất lượng tốt nhất của sản phẩm dựa trên hạn sử dụng.

Những cụm từ dán hạn sử dụng nào thường được sử dụng?

Không có một mô tả thống nhất hoặc phổ biến nào được sử dụng trên nhãn thực phẩm cho hạn sử dụng ở Mỹ. Và kết quả là, có rất nhiều cụm từ khác nhau được sử dụng trên nhãn để mô tả hạn sử dụng của sản phẩm.

Ví dụ về các cụm từ thường được sử dụng bao gồm:

  • Cụm từ “Tốt nhất nếu được sử dụng trước ngày…” cho biết khi nào sản phẩm sẽ có hương vị hoặc chất lượng tốt nhất. Cụm từ này không thể hiện ngày mà bạn mua hoặc ngày mà sản phẩm đủ an toàn để sử dụng.
  • Cụm từ “Bán trước ngày…” dành cho những cửa hàng biết khoảng thời gian để bày bán sản phẩm và để dễ dàng quản lý hàng tồn kho. Cụm từ này cũng không thể hiện ngày an toàn để sử dụng sản phẩm.
  • Cụm từ “Sử dụng trước ngày…” là cụm từ thường được khuyến nghị cho việc sử dụng sản phẩm khi có chất lượng tốt nhất. Đây cũng không phải là ngày an toàn của sản phẩm, trừ khi được sử dụng cho sữa bột trẻ em.
  • Cụm từ “Giữ đông lạnh trước ngày…” chỉ ra ngày mà sản phẩm nên được đông lạnh để duy trì chất lượng cao nhất.

tin tức R&D

“Tốt nhất khi được sử dụng trước ngày…” là hạn sử dụng thường được bắt gặp phổ biến nhất

Nên sử dụng dạng/cụm từ dán nhãn hạn sử dụng nào?

Nghiên cứu trong cộng đồng tin tức R&D cho thấy cụm từ “Tốt nhất nếu được sử dụng trước ngày…” truyền đạt một cách rất hiệu quả cho người tiêu dùng về việc sản phẩm sẽ có chất lượng tốt nhất nếu được sử dụng theo ngày tháng được hiển thị trên đó.

Thực phẩm có còn an toàn để tiêu thụ sau khi hết hạn sử dụng không?

Ngoại trừ sữa bột cho trẻ sơ sinh, nếu sản phẩm quá hạn sử dụng khi được bảo quản tại nhà, thì sản phẩm đó vẫn an toàn để sử dụng nếu được xử lý đúng cách, trừ khi hết hạn sử dụng quá lâu.

Khi vi khuẩn có đủ các điều kiện như chất dinh dưỡng (thức ăn), độ ẩm, thời gian và nhiệt độ thuận lợi, nó sẽ phát triển nhanh chóng và làm ảnh hưởng đến chất lượng của thực phẩm.

Tại sao thường có mã vạch trên các gói thực phẩm?

Mã sản phẩm toàn cầu (UPC) là một loại mã vạch xuất hiện trên các sản phẩm dưới dạng các vạch đen có độ rộng khác nhau nằm phía trên một dãy số. Dù không được yêu cầu theo quy định, nhưng các nhà sản xuất thường in chúng trên hầu hết các nhãn sản phẩm, vì máy quét tại các siêu thị có thể “đọc” chúng nhanh chóng nhằm lưu lại giá cả khi thanh toán.

Mã UPC cũng được sử dụng bởi các cửa hàng và nhà sản xuất cho mục đích kiểm kê và tiếp thị thông tin. Khi được đọc bởi máy tính, UPC có thể tiết lộ thông tin cụ thể như tên của nhà sản xuất, tên sản phẩm, kích thước của sản phẩm và giá cả. Các chỉ số này không được sử dụng để xác định các sản phẩm bị thu hồi.

tin tức R&D

Mã vạch phía sau các sản phẩm thường phục vụ mục đích kiểm soát hàng hóa từ nhà sản xuất và nhà phân phối

Việc dán nhãn hạn sử dụng sản phẩm ảnh hưởng đến việc thải bỏ thực phẩm như thế nào?

Việc nhầm lẫn về ý nghĩa của hạn sử dụng được áp dụng cho các sản phẩm thực phẩm có thể dẫn đến việc người tiêu dùng vứt bỏ các thực phẩm lành mạnh.

Khi muốn giảm thiểu chất thải thực phẩm, điều quan trọng nhất là khiến người tiêu dùng hiểu rằng việc dán nhãn hạn sử dụng cho thực phẩm là để chứng minh chất lượng chứ không phải chứng minh về độ an toàn.

Đối với các sản phẩm an toàn để tiêu thụ khi quá hạn sử dụng, người tiêu dùng nên đánh giá chất lượng của sản phẩm thực phẩm trước khi tiêu thụ hoặc vứt bỏ.

tin tức R&D

Việc hiểu đúng hạn sử dụng của sản phẩm ảnh hưởng rất lớn đến thói quen thải bỏ thực phẩm của người tiêu dùng

Hy vọng bài viết trên đã phần nào giải đáp về những thắc mắc thường thấy về hạn sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng, các nhà sản xuất và nhà bán lẻ nói riêng và cộng đồng tin tức R&D ngành thực phẩm nói chung.

Hiểu rõ về ý nghĩa về hạn sử dụng của sản phẩm thực phẩm là một trong những điều cần được quan tâm và chú ý nhiều hơn trong tương lai, nhằm đảm bảo sức khỏe và nâng cao hơn kiến thức tiêu dùng của mọi người.

Bài viết được tổng hợp thông tin từ:

https://www.fsis.usda.gov/wps/wcm/connect/19013cb7-8a4d-474c-8bd7-bda76b9defb3/Food-Product-Dating.pdf?MOD=AJPERES

Phạm Uyên

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here