Vì sao các bác sĩ khuyên nên lựa chọn phấn rôm kỹ càng cho trẻ?

0
503

Hầu như tất cả các loại phấn rôm đều làm từ bột talc được nghiền mịn Tùy nhà sản xuất mà mỗi loại phấn rôm có quy trình và chất tạo mùi hương khác nhau để các mẹ lựa chọn cho bé. Tuy nhiên, vào những năm về trước ở Mỹ xuất hiện nhiều đơn cáo buộc về một số nhà sản xuất phấn rôm cho thêm amiăng, một chất gây nên ung thư. Do đó, nếu không chọn đúng loại phấn rôm cho trẻ sơ sinh an toàn, làn da bé sẽ bị chịu tổn thương đầu tiên và còn dẫn đến những triệu chứng nghiêm trọng khác. Vậy phấn rôm kém chất lượng có thể mang đến những nguy cơ tiềm ẩn nào?

Bài viết liên quan:

me-bim-can-nam-chac-cach-su-dung-phan-rom-cho-tre-sinh-de-da-be-luon-thom-mat-va-min-mang

Mẹ bỉm cần nắm chắc cách sử dụng phấn rôm cho trẻ sinh để da bé luôn thơm mát và mịn màng

1. Phấn rôm ảnh hưởng đến đường hô hấp

Nếu trẻ vô tình hít hay nuốt phải bột talc thì nguy cơ dẫn đến các bệnh về đường hô hấp hay viêm phổi là rất cao. Điều này sẽ xảy ra nếu mẹ sử dụng phấn rôm không đúng cách hoặc để sản phẩm trong tầm với, trở thành dụng cụ để bé nghịch phá. Hàng năm, có rất nhiều ca tử vong chỉ vì trẻ nuốt phải phấn rôm vì bột talc không tan trong nước cũng không bị phân huỷ bởi vi khuẩn. 

Một số triệu chứng xuất hiện khi trẻ hít phải phấn rôm em bé như ho, khó thở, tím tái. Nếu mẹ không phát hiện kịp thời và đưa đến cơ sở y tế gần nhất ngay thì dễ nguy hiểm đến tính mạng của trẻ hoặc dẫn đến những biến chứng ảnh hưởng hô hấp về sau.

Đừng lơ là tiếng khóc của trẻ, bạn cần kiểm tra xung quanh xem có bụi phấn hay hộp phấn rôm gần đó không

2. Phấn rôm có thể gây viêm da

Vào những ngày hè nóng bức, các mẹ thường có thói quen thoa nhiều phấn rôm để tránh tình trạng rôm sảy. Tuy nhiên, việc thoa phấn rôm quá dày dẫn đến bít lỗ chân lông, mồ hôi không thể thoát ra sẽ dẫn đến tình trạng rôm sảy nặng hơn, thậm chí nhiễm trùng da.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết, với những trẻ bị bệnh hăm khi khám, nguyên nhân chính đa phần là do lớp phấn rôm cho trẻ sơ sinh quá dày, gây dính bết lại khiến da bé khó hô hấp.

3. Phấn rôm có nguy cơ gây ung thư buồng trứng

Đối với các mẹ thường xuyên thoa phấn rôm cho bé gái cũng cần lưu ý liều lượng và vị trí khi thoa. Đặc biệt gia đình cần nâng cao chú ý khi thoa vào dưới bụng của con.

Theo như các nhà khoa học cho biết, khi thoa phấn rôm vào vùng bụng dưới của bé gái, do kết cấu hố chậu và bộ phận sinh dục bên trong thông với bên ngoài nên các hạt bụi phấn li ti sẽ dễ dàng xâm nhập vào hố chậu thông qua âm đạo, cổ tử cung, ống dẫn trứng dẫn đến viêm nhiễm, khiến tế bào ung thư dễ phát triển.

Mẹ nên thoa lượng phấn vừa phải lên da bé để tránh tình trạng hăm đỏ

Hiện nay, dù chưa đưa ra kết luận chính thức về tác động gây ung thư buồng trứng của phấn trị rôm sảy cho bé nhưng các bậc phụ huynh nên thận trọng, không nên sử dụng phấn rôm để thoa vào phần bụng dưới của các bé gái.

4. Lời khuyên khi sử dụng phấn rôm đúng cách

Sau đây là 4 mẹo chọn phấn rôm đúng cách và cực kỳ đơn giản cho bé mà mẹ có thể bỏ túi nhanh chóng:

Khi lựa chọn, mẹ bỉm thường hay băn khoăn phấn rôm cho bé loại nào tốt? Bạn cần chú ý tên thương hiệu, thành phần và hạn sử dụng. Ưu tiên những thương hiệu có độ uy tín và xem kỹ thành phần để tránh dị ứng, mẩn ngứa cho da bé. Sau khi mở nắp sử dụng chai phấn, mẹ cần lưu ý thời gian sử dụng trong bao nhiêu tháng kể từ khi mở nắp.

Trước khoa hết toàn cơ thể, mẹ cần thử phản ứng da của trẻ với sản phẩm bằng cách lấy một ít phấn, thoa nhẹ nhàng lên da bé và quan sát theo dõi ít nhất trong 24 giờ để xem có triệu chứng bất thường xảy ra hay không. Nếu không, mẹ có thể an tâm sử dụng loại phấn rôm đó cho bé.

Quan sát kỹ thương hiệu/thành phần và thoa một lượng vừa đủ lên da bé để xem phản ứng

Việc sử dụng phấn rôm không đúng cách sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Chỉ cần một lượng ít hạt phấn dính vào mắt/mũi của trẻ sơ sinh sẽ khiến bé khó thở, dịu mắt liên tục. Vì vậy, các mẹ tuyệt đối không dùng phấn rôm cho trẻ sơ sinh ở vùng mắt/mũi/gần âm đạo nhé. Nếu mẹ cảm thấy bé khó chịu, da nổi mẩn đỏ thì cần ngưng sử dụng ngay. Trong trường hợp nặng hơn cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất chẩn đoán.

Mẹ không nên thoa phấn rôm cho bé ở nơi có gió lớn, quạt hoạt động mạnh để tránh hạt phấn bay lẫn vào không khí. Điều này giúp hạn chế việc bé vô tình hít phải. Sau khi sử dụng xong, bạn cần đậy nắp lại cẩn thận, để chai phấn ở khu vực khô thoáng xa khỏi tầm với của trẻ. 

Một sản phẩm phấn rôm organic, tự nhiên là chân ái nếu con bạn quá nhạy cảm. Phấn rôm Bio Bio Baby được làm từ bột hoa cúc La Mã Chamomile giúp cân bằng độ pH trên làn da mỏng manh của bé. Đồng thời, sản phẩm còn nhận được chứng nhận hữu cơ, an toàn. Đây chính là trợ thủ ngăn ngừa rôm sảy hữu hiệu và an toàn với bé.

Phấn rôm Bio Bio Baby luôn được mẹ tin dùng về độ an toàn và mùi hương thiên nhiên dễ chịu

Hy vọng bài viết trên giúp các mẹ bỉm hiểu rõ hơn về phấn rôm cho trẻ sơ sinh và chọn đúng sản phẩm phù hợp da bé. Nếu bạn có bất kỳ lo lắng về tình trạng da trẻ sơ sinh sau khi sử dụng phấn rôm, hãy trao đổi với bác sĩ để tìm ra giải pháp đúng và kịp thời chữa trị. Trang bị cho chính mình nhiều bí kíp hay và hữu ích để bảo vệ con yêu là điều luôn cần thiết. Nếu cần phấn rôm Bio Bio Baby thì bạn hãy liên hệ với Earthmama để được tư vấn nhé!

—-

Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.

Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.

Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here