Top 5 kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên

0
1012

Có nhiều nhà tuyển dụng chấp nhận tuyển những ứng viên không kinh nghiệm, và bạn cũng như bao người khác phỏng vấn, họ thì đậu còn bạn thì trượt. Trong khi đó bạn có tấm bằng tốt nghiệp loại Giỏi, bạn không hiểu tại sao họ không chọn bạn, bạn không đạt yêu cầu ở điểm nào? Câu trả lời là Kỹ năng mềm.

Nếu như nhà tuyển dụng đang chọn giữa 2 sinh viên mới ra trường, họ chọn một sinh viên Khá thay vì sinh viên Giỏi, nguyên nhân chỉ có thể là do kỹ năng mềm bạn sinh viên Giỏi kém hơn bạn Khá. Vậy kỹ năng mềm được hiểu như thế nào? Kỹ năng mềm quan trọng ra sao?

hanh-trang-quan-trong-nhat-cho-sinh-vien-la-ky-nang-mem

Hành trang quan trọng nhất cho sinh viên là kỹ năng mềm

1. Định nghĩa kỹ năng mềm

1.1. Kỹ năng mềm là gì?

Kỹ năng mềm, hay còn gọi là Kỹ năng thực hành xã hội, đây là một thuật ngữ dùng để chỉ những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống của chúng ta, chẳng hạn như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng hội nhập, kỹ năng thích ứng, kỹ năng tư duy logic,…

Xem thêm:

1.2. Kỹ năng mềm quan trọng như thế nào?

Kỹ năng mềm không chỉ cần thiết cho cuộc sống mà còn là tiêu chí được các nhà tuyển dụng quan tâm. Họ quan tâm khả năng hòa nhập môi trường mới và hiệu quả trong công việc của nhân viên có tốt hay không chứ không đặt nặng trình độ chuyên môn của nhân viên đó.

Kỹ năng mềm có thể quyết định 75% sự thành công của một người. Những kỹ năng mềm thường không liên quan đến kiến ​​thức chuyên môn và cũng không thể đo lường bằng một giá trị cụ thể. Nhưng chúng sẽ xác định bạn là người như thế nào, bạn làm việc có hiệu quả không.

Một người được gọi là thành công thì phải hội tụ đủ cả kỹ năng chuyên môn lẫn kỹ năng mềm. Đặc biệt là đối với sinh viên cần trang bị các kỹ năng này từ khi bắt đầu học năm đầu tiên. Không phải sinh viên nào cũng học được những kỹ năng mềm ở trường đại học, đó cũng là lý do mà các khóa học kỹ năng mềm ra đời.

Vậy trong rất nhiều những kỹ năng mà chúng ta đã biết, những kỹ năng mềm nào cần thiết nhất, hãy cùng đội ngũ Beto điểm qua top 5 kỹ năng mềm mà đối với sinh viên là cần thiết nhé.

co-nhieu-ky-nang-mem-ma-sinh-vien-can-co

Có nhiều kỹ năng mềm mà sinh viên cần có

2. Top 5 kỹ năng mềm mà sinh viên cần có

2.1. Kỹ năng giao tiếp

Trong tất cả các kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp được xem là quan trọng nhất, không chỉ đối với sinh viên mà còn đối với tất cả mọi người. Có kỹ năng giao tiếp tốt không phải là trở thành một nhà diễn thuyết hay một MC, mà nó phát huy ở việc truyền đạt thông tin nhanh chóng – dễ hiểu, giúp cho cuộc đối thoại trở nên thú vị hơn và có thể thuyết phục người khác.

Khi giảng viên phân một giảng đường thành nhiều nhóm nhỏ ngẫu nhiên và giao cho các bạn sinh viên thuyết trình về một chủ đề, vậy bạn phải thiết kế bài thuyết trình sao cho ngôn từ đơn giản, bố cục rõ ràng để trình bày cho mọi người nhưng phải dễ hiểu. Đấy là một hình thức của kỹ năng giao tiếp.

Hãy nhớ rằng một người giao tiếp tốt cũng là một người biết lắng nghe. Một người giao tiếp giỏi cũng có thể là người giỏi thuyết phục. Có truyền đạt tốt thì người nghe mới tin bạn, ủng hộ bạn, nghe và làm theo đề xuất của bạn. Cho nên chúng ta thường thấy khóa học kỹ năng thuyết phục sẽ thường được xếp chung trong khóa học kỹ năng giao tiếp.

Để nâng cao kỹ năng giao tiếp, bạn có thể đọc nhiều sách để mở rộng vốn từ hoặc học theo một vài cách hành văn hay của các nhà văn, ví dụ như: Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ, Nghệ thuật giao tiếp thành công,…

ky-nang-giao-tiep-la-quan-trong-nhat-trong-cac-ky-nang-mem

Kỹ năng giao tiếp là quan trọng nhất trong các kỹ năng mềm

2.2. Kỹ năng quản lý cảm xúc

Khả năng quản lý cảm xúc là khả năng kiểm soát cảm xúc, giúp người ta kiểm soát được cảm xúc cá nhân trong mọi tình huống. Quản lý cảm xúc không có nghĩa là loại bỏ cảm xúc của bạn, quản lý ở đây là kiểm soát, là kìm nén chúng mà không bộc phát một cách cảm tính.

Khi gặp phải tình trạng căng thẳng, hãy tìm hiểu nguyên nhân, phân tích và bình tĩnh xử lý chúng. Thay vì chúng ta giận dữ, hoảng loạn, hay nổi giận, sẽ chỉ khiến cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn mà thôi.

Đây là một trong những kỹ năng mềm mà không phải sinh viên nào cũng có thể rèn luyện được, nó phụ thuộc rất nhiều vào khả năng chịu đựng của bản thân. Các bạn có thể tìm học khóa học kỹ năng quản lý cảm xúc tại Beto để bổ trợ thêm kỹ năng này.

quan-ly-cam-xuc-khong-phai-la-mot-ky-nang-de-dang-hoc-duoc

Quản lý cảm xúc không phải là một kỹ năng dễ dàng học được

2.3. Kỹ năng hòa nhập và thích nghi

Hòa nhập và thích nghi là khả năng mà một người chủ động tìm tòi để hiểu biết về môi trường mới, tạo dựng các mối quan hệ mới và tích cực tham gia hoạt động xã hội cùng mọi người.

Kỹ năng hòa nhập và thích nghi là rất cần thiết đối với sinh viên, vì sự học hỏi trong cuộc sống không chỉ đến từ sách vở, thầy cô mà còn đến từ bạn bè và những người xung quanh. Bạn bè không chỉ là chỗ dựa hỗ trợ tinh thần mà còn là nơi có thể chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau, học hỏi nhiều điều mới mẻ trong môi trường đại học.

Nhiều sinh viên lần đầu xa quê cảm thấy nhớ nhà, một mình bước vào môi trường xa lạ, sẽ dễ rơi vào trạng thái lạc lõng, tiêu cực, thậm chí muốn bỏ học. Một khi có kỹ năng hòa nhập và thích nghi là khi sinh viên đó có tinh thần lạc quan, không e ngại, sẵn sàng tìm tòi, học hỏi, làm quen với nhiều người bạn mới, không sợ hãi trước người lạ.

Đây không chỉ là một kỹ năng rất cần thiết đối với sinh viên, mà còn rất quan trọng để sau này các bạn bước ra xã hội đi làm, thích nghi với môi trường làm việc.

nha-tuyen-dung-mong-muon-tim-nhung-ung-vien-co-kha-nang-hoa-nhap-va-thich-nghi-tot

Nhà tuyển dụng mong muốn tìm những ứng viên có khả năng hòa nhập và thích nghi tốt

2.4. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Chúng ta thường gặp nhiều vấn đề phát sinh bất ngờ trong cuộc sống. Khi đó bạn cần xác định rõ mức độ nghiêm trọng của vấn đề, đề xuất giải pháp và ra quyết định. Chỉ khi ra quyết định phù hợp, vấn đề sẽ được giải quyết. Ra quyết định không phải là một việc đơn giản. Trước đó, bạn cần phân tích các tình huống có thể xảy ra, đưa ra quyết định kịp thời, đúng đắn và ít tổn thất nhất có thể để cứu vãn sai sót.

Để có thể rèn luyện kỹ năng này, các bạn sinh viên nên ứng dụng từ những vấn đề trong học tập, ví dụ bạn học môn “Xác suất thống kê” mà không hiểu gì cả, vậy thì vấn đề là do đâu? Đấy cũng là một cách để rèn luyện, tự đặt vấn đề rồi lần lượt áp dụng các bước để xử lý chúng.

Theo các khóa học kỹ năng giải quyết vấn đề, chúng thường gồm các bước: liệt kê các lý do mà gây ra vấn đề, xác định đâu là vấn đề gốc rễ, phân tích vấn đề này nghiêm trọng như thế nào, nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ, lựa chọn giải pháp phù hợp, thực hiện giải pháp và đánh giá giải pháp đó có hiệu quả không.

xac-dinh-van-de-goc-re-la-cot-loi-cua-ky-nang-giai-quyet-van-de

Xác định vấn đề gốc rễ là cốt lõi của kỹ năng giải quyết vấn đề

2.5. Kỹ năng tư duy và sáng tạo

Đối với sinh viên, tư duy sáng tạo giúp các bạn nắm vững kiến ​​thức, chủ động tìm tòi cái mới, thay vì rập khuôn theo sách vở, bạn học thêm kiến thức từ nhiều nguồn, áp dụng những kiến thức mới để giải bài tập được nhanh hơn chẳng hạn.

Khả năng tư duy logic, sáng tạo được đánh giá cao trong môi trường học tập và làm việc. Thay vì cứ làm một cách như cũ, sẽ chỉ mang lại cùng một kết quả, thì hãy cố gắng tìm ra những cách làm mới hơn, có khi lại giúp bạn đạt hiệu quả công việc tương tự nhưng nhanh hơn.

Nếu bạn đang gõ một danh sách liệt kê trên file Word, bạn sẽ thấy nó khá mất thời gian, thay vào đó hãy chuyển sang lập danh sách trên Excel và tận dụng những tính năng kéo thả, bảng tính có sẵn để thao tác nhanh hơn.

ky-nang-tu-duy-va-sang-tao-giup-ho-tro-xu-ly-cong-viec-va-hoc-tap-nhanh-chong

Kỹ năng tư duy và sáng tạo giúp hỗ trợ xử lý công việc và học tập nhanh chóng

3. Cách để rèn luyện kỹ năng mềm hiệu quả

Ngay từ khi mới bước vào môi trường đại học, sinh viên nên tham gia các câu lạc bộ để phát triển các mối quan hệ xung quanh, trau dồi thêm kỹ năng giao tiếp hoặc đăng ký các khóa học phát triển bản thân để nâng cao kỹ năng mềm. Có thể đi làm thêm, thực tập, trải nghiệm công việc thực tế, làm việc thực tế, giao tiếp và thuyết phục với khách hàng thực tế để tích cóp kỹ năng cho mình.

Sau tất cả các hoạt động trên, mục đích chính là giúp các bạn sinh viên có được những kỹ năng mềm cần thiết, giúp các bạn tự tin hơn, sau này đi xin việc cũng được ưu tiên lựa chọn hơn. Vì vậy, sinh viên không chỉ cần học kiến thức chuyên môn mà còn cần rèn luyện thêm nhiều kỹ năng mềm để đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng và xã hội trong tương lai.

Nguồn tham khảo

  • https://edu2review.com
  • https://camnanggiaoduc.org

___

Beto – Better together

Kênh chia sẻ kiến thức, kỹ năng và khoá học hữu ích cho con đường thành công của bạn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here