Gamification Marketing là gì? Mang lại hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt Nam

0
282

Gamification là một trong những phương pháp marketing hiệu quả và giữ chân khách hàng tốt nhất hiện nay. Sự thành công của Gamification được thể hiện qua tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, độ nhận diện thương hiệu và nhiều mục tiêu marketing khác. Bên cạnh đó, đây còn là cách được nhiều doanh nghiệp thực hiện để xây dựng cộng đồng xung quanh sản phẩm và dịch vụ của mình.

Vậy Gamification Marketing là gì? Điều gì tạo nên sự thành công cho một chiến dịch Gamification? Cần lưu ý những điều gì khi thực hiện các chiến lược này? Cùng WOAY đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên trong bài viết sau đây.

Bài viết liên quan: 

cac-ghi-chu-ve-gamification-marketing-giup-doanh-nghiep-len-ke-hoach-tiep-thi-hieu-qua

Các ghi chú về Gamification Marketing giúp doanh nghiệp lên kế hoạch tiếp thị hiệu quả

1. Gamification Marketing là gì?

Gamification Marketing là việc tích hợp các thành phần và kỹ thuật của game vào trong chiến lược marketing. Thông qua các cơ chế cơ bản của một trò chơi như trạng thái thăng tiến, bảng xếp hạng hay hệ thống huy hiệu, việc mua sắm của khách hàng sẽ trở nên thú vị hơn. Từ đó mà tên thương hiệu cũng tạo được thiện cảm, khắc sâu vào tâm trí người dùng (Mind of customer).

Mục tiêu chính của Gamification là đưa thương hiệu đến gần hơn với khách hàng, tăng thời gian tiếp xúc giữa khách hàng với các phần mềm, ứng dụng mobile. Bên cạnh đó, Gamification còn giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi, biến đổi khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp. Với những ưu điểm đó, Gamification đang dần trở thành xu thế của ngành marketing cũng như nhiều lĩnh vực khác.

muc-tieu-cua-gamification-la-dua-thuong-hieu-den-gan-hon-voi-khach-hang

Mục tiêu của Gamification là đưa thương hiệu đến gần hơn với khách hàng

Xây dựng một chiến dịch Digital Marketing Game hiệu quả chưa bao giờ là điều đơn giản, đặc biệt là đối với người chưa có nhiều kinh nghiệm. Nó đòi hỏi người thực hiện phải có chiến lược rõ ràng, nắm bắt được nhu cầu của người dùng và biết cách để vận hành chiến dịch. Về cơ bản, một chiến dịch game cần phải tuân thủ các chiến lược sau đây:

  • Hiểu được nhu cầu của đối tượng khách hàng mục tiêu

Nhu cầu của đối tượng mục tiêu hay insight là điều tiếp theo mà bạn cần tìm hiểu sau “Gamification Marketing là gì?”. Chỉ khi xác định được đúng đối tượng khách hàng mục tiêu và hiểu nhu cầu của họ thì bạn mới có thể tạo ra các thiết kế Gamification phù hợp. Các tiêu chí quan trọng khi nghiên cứu khách hàng mục tiêu gồm có tuổi tác, giới tính, môi trường sống, sở thích, hành vi, mong muốn của người dùng đối với thương hiệu/sản phẩm của bạn là gì,…

thau-hieu-nhu-cau-cua-khach-hang-muc-tieu

Thấu hiểu nhu cầu của khách hàng mục tiêu

  • Thiết kế trải nghiệm chơi đơn giản, tập trung mang đến sự hứng thú cho người chơi

Mục tiêu lớn nhất của một trò chơi là mang đến niềm vui cho người chơi. Không ai muốn dành quá nhiều thời gian cho việc tìm hiểu quy luật trò chơi thay vì dành thời gian giải trí với nó. Nếu thiết kế Gamification quá phức tạp, người dùng sẽ rời khỏi website và ứng dụng hoặc bỏ qua trò chơi đó. Vì vậy, ở những phiên bản đầu tiên, game phải đáp ứng được thị hiếu của người dùng, đơn giản và thân thiện với số đông.

  • Hình thức tặng thưởng và giá trị giải thưởng

Bên cạnh một trò chơi thú vị và đơn giản, những giải thưởng hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu chính là động lực thu hút người dùng tham gia vào một trò chơi. Quan trọng hơn, đây còn là yếu tố khiến người dùng tương tác nhiều hơn với chiến dịch Gamification và xa hơn là với website, ứng dụng của thương hiệu.

  • Chiến lược Gamification đi kèm với chiến lược quảng bá

Chiến lược Gamification trong marketing phải luôn đi kèm với chiến lược quảng bá. Nói cách khác, quảng bá là chìa khóa thành công cho mọi chiến dịch Gamification. Để thu hút được lượng người tham gia lớn, chiến dịch phải được lan tỏa trên các nền tảng – nơi có nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Ngoài ra, kích thích người tham gia tự chia sẻ thông tin chiến dịch cũng là cách quảng bá hay và hiệu quả.

2. 6 lưu ý khi lên chiến lược Gamification cho doanh nghiệp Việt Nam

Gamification đã tạo ra thành công cho không ít thương hiệu lớn trên thế giới như Starbucks, Nike, Cocacola,… Dù chỉ mới phát triển và được chú ý mạnh mẽ tại Việt Nam trong khoảng 4 năm gần đây, nhưng Gamification đã trở thành một yếu tố được cân nhắc mạnh mẽ trong các chiến lược truyền thông nhằm tăng độ nhận diện và thu hút khách hàng. Để xây dựng một chiến lược Gamification hiệu quả, doanh nghiệp cần lưu ý đến các vấn đề sau đây:

2.1 Có mục tiêu cụ thể và nắm được bức tranh kinh doanh toàn cảnh

Thông thường, Gamification sẽ được dùng để phục vụ một trong các mục tiêu sau: thu thập thông tin khách hàng, xả hàng tồn, tăng nhận diện thương hiệu, tương tác của khách hàng và doanh số. Từ mục tiêu chính, doanh nghiệp sẽ đề ra đường hướng thực hiện. Do đó, sau khi trả lời được câu hỏi “Gamification Marketing là gì?” thì điều tiếp theo mà bạn cần làm là xác định mục tiêu của hoạt động game hóa. Nó sẽ hỗ trợ như thế nào với các kế hoạch marketing nói riêng và thúc đẩy doanh số, thương hiệu nói chung?

co-muc-tieu-cu-the-khi-len-plan-gamification-marketing

Có mục tiêu cụ thể khi lên plan Gamification Marketing

Bên cạnh đó, người lập chiến lược cũng phải nắm được bức tranh toàn cảnh về thị trường kinh doanh nói chung và các chiến dịch Gamification đang diễn ra nói riêng. Điều này sẽ giúp cho chiến dịch khách quan và có độ cạnh tranh cao hơn. Ngoài ra, tham khảo đối thủ cũng là cách để doanh nghiệp rút kinh nghiệm và hoàn thiện chiến dịch marketing của mình.

2.2 Đừng quá chú trọng đến phần thưởng cuối cùng

Phần thưởng là điều kiện cần nhưng không phải là tất cả trong một chiến dịch Gamification Digital Marketing. Phần thưởng lớn tạo động lực cho người tham gia nhưng đồng thời cũng tạo ra những gánh nặng nhất định đối với đơn vị tổ chức game, nhất là với những chiến dịch kéo dài.

Theo lời khuyên của các chuyên gia trong lĩnh vực Marketing, Gamification nên thu hút khách hàng bằng sự mới lạ, thú vị của luật chơi và tạo được tính cạnh tranh giữa những người tham gia. Đây là những động lực mang tính cốt lõi, quyết định đến số lượng người tham gia và thời gian gắn bó của họ với Gamification.

2.3 Tạo ra một sân chơi có sự bình đẳng và cạnh tranh hợp lý

Với tính cạnh tranh cao, những người tham gia game đều mong muốn có một sân chơi bình đẳng và công bằng. Để tạo ra trải nghiệm tốt nhất, luật chơi nên phù hợp với đại đa số người chơi, mức độ cạnh tranh vừa phải và có cách thức tính điểm rõ ràng, minh bạch. Quan trọng nhất là tổng thể Gamification phải đáp ứng được mục tiêu ban đầu và xuyên suốt mà doanh nghiệp đề ra.

gamification-tao-ra-mot-san-choi-binh-dang-va-canh-tranh

Gamification tạo ra một sân chơi bình đẳng và cạnh tranh

2.4 Tri ân mọi người tham gia, khách hàng

Nếu hỏi điều mong muốn của khách hàng khi tham gia vào một chiến dịch Gamification Marketing là gì thì câu trả lời chính là sự tri ân mà thương hiệu dành cho họ. Những lời cảm ơn hay những món quà nhỏ từ thương hiệu là điều tạo nên thiện cảm, không chỉ cho chiến dịch mà còn là cả doanh nghiệp. Việc tri ân khách hàng nên được triển khai vào mùa thấp điểm hoặc những dịp đặc biệt trong năm.

2.5 Đưa ra những phần thưởng mang tính sáng tạo và gắn với thông điệp của brand

Mục tiêu cuối cùng của một Gamification trong marketing vẫn là tăng độ nhận diện thương hiệu đối với khách hàng. Do đó, phần thưởng mang thông điệp của brand là phương tiện tốt nhất để hiện thực hóa mục tiêu này. Ngoài những phần quà có giá trị, khách hàng còn đánh giá cao những phần thưởng mới lạ, độc đáo và sáng tạo. Chính vì vậy, ngoài chiến lược thực hiện, thương hiệu nêu đầu tư vào việc nghiên cứu phần thưởng cho khách hàng.

2.6 Có sự theo dõi và báo cáo thường xuyên

Trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch, bộ phận thực hiện cần theo dõi sát sao cách vận hành và hiệu quả của nó. Điều này sẽ giúp bạn kịp thời điều chỉnh kịp thời các vấn đề phát sinh. Thực tế cũng cho thấy, nhiều chiến dịch đạt được hiệu quả cao hơn nhờ được theo dõi và báo cáo thường xuyên. Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ cho việc theo dõi chiến dịch marketing nói chung và Gamification nói riêng.

theo-doi-bao-cao-hieu-qua-tuong-tac-voi-cac-hoat-dong-marketing-va-phan-hoi-cua-nguoi-dung-voi-tro-choi-de-lien-tuc-cai-thien

Theo dõi báo cáo hiệu quả tương tác với các hoạt động marketing và phản hồi của người dùng với trò chơi để liên tục cải thiện

Gamification được dự đoán là xu hướng của ngành marketing tương lai bởi những hiệu quả mà nó mang lại. Bài biết này không chỉ giúp bạn hiểu được sơ lược “Gamification Marketing là gì?”, mà còn mang lại cho bạn các góc nhìn chung về chiến thuật này. Qua đó, giúp bạn có nhiều cơ sở để đưa ra các đánh giá, quyết định trong tương lai khi ứng dụng các hoạt động game hóa trong marketing.

Khách hàng có nhu cầu tạo dựng nền tảng mini game để tăng tỷ lệ chuyển đổi có thể liên hệ WOAY để được tư vấn và hỗ trợ. 

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi WOAY.

Woay – Nền tảng ứng dụng Gamification Marketing

Địa chỉ: Lầu 7. Tòa nhà Minh Long, 17 Bà Huyện Thanh Quan, phường 6, quận 3.

Hotline: 089 888 4169

Email: support@woay.vn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here