Facebook là nền tảng mạng xã hội lớn nhất toàn cầu hiện nay, với khoảng 2,9 tỷ người dùng hàng tháng (Theo thống kê trang Statista). Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp chọn dùng Facebook để triển khai các chiến lược truyền thông. Bên cạnh những dịch vụ chạy quảng cáo, quản lý kênh fanpage, dịch vụ mini game trên fanpage cũng được các đơn vị quan tâm vì chi phí thấp và hiệu quả mang lại cao.
Vậy doanh nghiệp có nên đầu tư vào minigame? Dưới đây là những lý do mà bạn không nên bỏ qua hình thức này.
Bài viết liên quan:
- Mini game trên Facebook mang đến những lợi ích gì cho doanh nghiệp vừa và nhỏ?
- Starbucks đem về 2.64 tỉ USD doanh thu với gamification
- Gamification giúp xây dựng cầu nối giữa thương hiệu và khách hàng
Tổ chức minigame ngay trên fanpage có thật sự hiệu quả với doanh nghiệp?
(Nguồn: Twitter)
1. Hiểu về minigame
Minigame là hình thức trò chơi ngắn, thường có trong phần mềm ứng dụng, website.
Mục tiêu của những minigame này là thu hút lượt tương tác, người chơi tham gia và đem về những phần quà dành cho mình. Hiện nay, các minigame có mặt thường xuyên trong các nền tảng mạng xã hội lớn như Facebook, Instagram, Tik Tok,… nhằm đưa doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng. Nếu doanh nghiệp không có chuyên môn sâu về mảng này thì có thể thuê ngoài các dịch vụ mini game trên fanpage.
2. Lợi ích của minigame cho doanh nghiệp
2.1. Tăng lượng like/follow Fanpage
Theo thống kê của trang NapoleonCat, tính đến 10/2022 có đến 77% dân số Việt Nam dùng Facebook, được xem là một trong những mạng xã hội có nhiều lượt sử dụng nhất. Bất kỳ fanpage của doanh nghiệp nào sở hữu được nhiều lượt tương tác trên mạng xã hội thì độ tin cậy của khách hàng cũng sẽ cao hơn.
Thế nhưng hiện tại, nhiều doanh nghiệp lớn dành ngân sách vào quảng cáo, chiếm nhiều không gian trên các mạng xã hội, gây khó khăn cho các đơn vị nhỏ có chi phí marketing thấp. Chính vì vậy, các mini game hay cho fanpage sẽ là điểm nhấn cho chiến lược marketing của thương hiệu.
Với hình thức này sẽ không cần chi nhiều ngân sách vào việc chạy quảng cáo. Những quy định tham gia game như like/comment/share… không chỉ giúp mini game được biết tới nhiều hơn mà còn tăng lượt tiếp cận cho fanpage. Tất cả người tham gia đều là người thật, thu được một lượng khách hàng tiềm năng với chi phí thấp hơn nhiều so với chạy quảng cáo.
Sử dụng mini game trên facebook là một trong những cách tăng like hiệu quả
(Nguồn: Woay)
2.2. Tăng nhận diện thương hiệu
Chiến lược xây dựng độ nhận diện thương hiệu (Brand Awareness) được cả doanh nghiệp lớn và nhỏ luôn hướng tới. Brand Awareness của họ trong mắt người tiêu dùng càng cao thì khả năng tăng doanh thu càng cao.
Để thể hiện ý tưởng minigame cho fanpage tốt nhất, cần chú ý thiết kế hình ảnh, phong cách, màu sắc theo quy định thương hiệu (Brand guideline) của doanh nghiệp, giữ được sự đồng bộ xuyên suốt. Thành quả là giúp người tiêu dùng có thể nhớ đến thương hiệu nhiều hơn. Hoặc may mắn hơn có thể chinh phục “top of mind” trong lòng họ khi có nhu cầu.
Xây dựng độ nhận diện thương hiệu luôn được nhiều doanh nghiệp tập trung phát triển
(Nguồn: Dribbble)
2.3. Tăng tương tác trực tiếp trên fanpage
Thay vì chỉ tập trung đầu tư vào những bài đăng quảng cáo hình ảnh/video sản phẩm thông thường khiến nhiều người xem cảm thấy chán chường, doanh nghiệp có thể thay thế bằng mini game để hút lượt tương tác từ khách hàng. Tranh luận vì một bài toán logic, bình luận về lợi ích của sản phẩm… là những cách làm minigame trên facebook khá tốt
Không những vậy, người tham gia sẽ cảm thấy hào hứng vì “được nhận quà” hơn là “bị bắt phải mất thời gian xem quảng cáo”. Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng mối quan hệ với khách hàng nhiều hơn, tạo kết nối với họ.
2.4. Tăng doanh số bằng cách bán hàng kèm theo
Làm sao để mini game không đi vào lối mòn nhỏ, đó là câu hỏi mà rất nhiều người đã đặt ra. Bạn có thể sáng tạo ra những phiên bản mới mẻ hơn của minigame này. Một trong những phiên bản mới là dạng kịch bản “Với hóa đơn đạt X đồng bạn sẽ được tham gia mini game trúng thưởng”.
Khách hàng của CO.OP SMILE được nhận mã gắp khi thực hiện mua hàng
(Nguồn: Case Study Woay)
Như trường hợp một khách hàng của Woay – Co,op Smile thiết kế mini game với kịch bản mỗi hóa đơn mua hàng, khách hàng được tặng 1 cơ hội tham gia minigame tại landing page của chương trình. Khách hàng sẽ truy cập vào trang và trải nghiệm trò chơi gắp thú phiên bản digital bằng thao tác nhấn gắp đơn giản, sau đó chụp kết quả rồi đến trực tiếp các cửa hàng Co.op Smile để nhận quà.
3. Cách làm mini game trên Facebook và đo lường hiệu quả
3.1. Xây dựng mini game trên Facebook
Dù quy mô mini game lớn hay nhỏ, bạn vẫn cần lên kế hoạch chuẩn bị để tăng khả năng thành công của chiến dịch. Các nội dung cần xác định từ đầu là:
Xác định mục đích của Minigame
Mục đích doanh nghiệp muốn qua minigame này là gì? Tăng like, follow; tăng nhận diện thương hiệu; hay tăng tương tác và bán hàng. Chúng ta cần xác định rõ ngay từ đầu vì với mỗi mục đích thì sẽ lại có luật chơi và cách thực hiện minigame khác nhau.
Xác định đối tượng mục tiêu
Doanh nghiệp muốn hướng tới nhóm đối tượng nào: Học sinh, sinh viên, mẹ bỉm sữa , dân công sở,…. Việc xác định đối tượng hướng tới cho minigame để làm gì?
Để từ đó, lựa chọn phần quà phù hợp cho mỗi nhóm đối tượng. Học sinh, sinh viên sẽ thích những phần quà dễ thương, trong khi đó đàn ông thích đồ công nghệ,… Việc này ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả mini game của bạn. Nếu phần quà không đủ sức hấp dẫn thì sẽ chẳng lôi kéo được mọi người tham gia.
Cần xác định đúng đối tượng mục tiêu để minigame tiếp cận hiệu quả
(Nguồn: surveysparrow.com)
Hãy khảo sát xem khách hàng thích sản phẩm nào của bạn nhất và sử dụng chúng làm quà. Ngoài ra nếu phần quà có giá trị thì nên tăng độ khó của luật chơi lên.
Tạo luật chơi
Hiện nay, cách làm mini game trên facebook đang dần trở nên phổ biến với nhiều luật chơi, ví dụ như là:
- Like hoặc Follow + Chia sẻ bài viết + Bình luận chữ số bất kỳ
- Like/ Follow + Gắn thẻ bạn bè + Comment chữ số bất kỳ
- Kết hợp cả 2 hình thức trên
3.2. Đo lường hiệu quả minigame Facebook
Sau khi Minigame được triển khai thì nên tự đánh giá lại bằng list câu hỏi nhỏ sau đây:
- Kiểu minigame này đã phù hợp với doanh nghiệp chưa?
- Khoảng thời gian tổ chức mini game liệu đã hợp lý chưa?
- Đối tượng mà mini game thu hút liệu có đúng với ý định ban đầu?
- Phần quà đưa ra liệu đã hấp dẫn khách hàng hay chưa?
- Bạn chọn kênh tổ chức mini game đã hợp lý hay chưa?
- Luật chơi có được bạn giải thích một cách dễ hiểu hay không?
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể dựa vào một số chỉ số đo lường độ hiệu quả của minigame như sau:
- Reach (Lượng người tiếp cận)
- Impression (Lượt hiển thị)
- Like và Reactions (Lượng người thích, thả các biểu tượng cảm xúc vào post minigame)
- Comments (Lượng người bình luận tham gia game)
- Engagement rate (Tỷ lệ tương tác trên bài post)
Nếu doanh nghiệp sử dụng dịch vụ mini game trên fanpage, đơn vị cung cấp sẽ phân tích số liệu và báo cáo tiến độ dự án đạt hiệu quả như thế nào. Mặt khác, nếu doanh nghiệp tự thực hiện thì có thể dựa vào những yếu tố trên để đánh giá và rút ra kinh nghiệm cho những lần tổ chức sau.
Đo lường các chiến lược minigame để đánh giá hiệu quả và rút kinh nghiệm cho những lần sau
(Nguồn: reportgarden.com)
4. Case study J&T Express – “Lộc Đỏ tới thăm – Cả năm may mắn”
J&T Express là đơn vị chuyển phát nhanh dựa trên hành trình phát triển của công nghệ và Internet. Với mạng lưới phủ sóng khắp 63 tỉnh thành nhằm hỗ trợ các hoạt động giao nhận hàng hóa nhanh chóng để phục vụ khách hàng.
Trong khi đối thủ trực tiếp là Viettel Post đang truyền thông rất tốt thì buộc J&T phải có sự đổi mới và họ quyết định làm minigame. Với mong muốn được nhắc đến nhiều và thúc đẩy traffic về website, J&T đã hợp tác với Woay sử dụng Gamification trong thời gian sau Tết để đưa vào app, giúp phát hết quà, tăng lượt tương tác và truyền tải thông điệp “J&T Giao hàng nhanh chóng tiện lợi”.
Minigame của J&T Express nhận được nhiều lượt tham gia
(Nguồn: Fanpage J&T Express Vietnam)
Woay đề xuất giải pháp chọn game quà bay để tăng tương tác cho người dùng. Luật chơi là người dùng truy cập đường link trên post fanpage và nhập thông tin vào. Sau đó nhấp vào làm nhiệm vụ để nhận lượt chơi vì không có lượt chơi sẵn. Người chơi có cơ hội nhận về hàng ngàn giải thưởng với tổng giá trị lên đến hơn 100 triệu đồng.
Kết quả minigame thu về:
- Tiếp cận được đến 100.000 người với hơn 8.000 người tương tác với bài viết minigame trên fanpage, 3.000 bình luận trong bài viết và 700 lượt share bài
- Đem về 15.000 lượt truy cập game, khoảng 30.000 lượt tham gia, một con số không hề nhỏ
- Phát hết được phần quà đã chuẩn bị và quan trọng nhất đó chính là lan tỏa được thông điệp chính của J&T đề ra
Thoạt nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng chiến dịch gamification của J&T đã ứng dụng cực kỳ thành công việc tích hợp các dịch vụ khác nhau vào trong app của mình, J&T đã cho khách hàng thấy sự gần gũi và phổ biến của thương hiệu.
Để tham khảo thêm về các hình thức mini game khác, doanh nghiệp có thể vào Thư viện Gamification. Ở đây lưu trữ hàng trăm chiến dịch Gamification được xây dựng bởi Woay thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngoài ra, đây cũng là gợi ý để bạn có thêm ý tưởng lập kế hoạch cho chiến dịch của riêng mình.
5. Kết luận
Doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ mini game trên fanpage để tăng tương tác và đối tượng khách hàng tiềm năng. Việc ứng dụng minigame vào các chương trình truyền thông giúp tăng trải nghiệm của khách hàng cùng sự thích thú với thương hiệu. Hãy tìm hiểu cách thức tạo minigame cho doanh nghiệp tại Woay – Nền tảng thiết kế minigame. Liên hệ ngay để được tư vấn tốt nhất!
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Woay.
Woay – Nền tảng ứng dụng Gamification Marketing
Địa chỉ: Lầu 7. Tòa nhà Minh Long, 17 Bà Huyện Thanh Quan, phường 6, quận 3.
Hotline: 089 888 4169
Email: support@woay.vn