Thiết lập kế hoạch đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược tiếp thị, kinh doanh. Những hoạch định càng rõ ràng, chi tiết thì lộ trình thực hiện sẽ càng dễ dàng và hiệu quả. Vậy một mẫu kế hoạch marketing tốt sẽ như thế nào? Hãy cùng Woay tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Bài viết liên quan:
- Tạo chiến dịch marketing bằng minigame đơn giản
- 10 lý do bạn cần một chiến dịch Digital Marketing
- Thật sự: Social Media Marketing là gì? 5 điều “cốt lõi” trong chiến lược này
Lên kế hoạch là điều tối quan trọng khi xây dựng chiến lược marketing
(Nguồn: theceshop.com)
1. Tại sao phải lập kế hoạch marketing?
Kế hoạch marketing là một dạng tài liệu được thực hiện để làm kim chỉ nam cho các hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp. Tài liệu này sẽ chứa đựng các thông tin quan trọng, giúp doanh nghiệp hiện thực hóa ý tưởng marketing theo một lộ trình rõ ràng và đúng đắn.
Mỗi bản kế hoạch tiếp thị đều có những phần như: nghiên cứu nhân khẩu học, mục tiêu công ty, ngân sách, các công việc cần làm và thời gian thực hiện cụ thể,….
Mục đích “tối thượng” của việc lập kế hoạch thực thi cho hoạt động tiếp thị đó là giúp doanh nghiệp kiểm soát, quản lý chiến dịch hiệu quả. Một mẫu kế hoạch triển khai tốt sẽ đem đến rất nhiều lợi ích như:
- Đo lường hiệu quả dễ dàng, chuẩn xác.
- Xác định rõ ràng trọng tâm của hoạt động marketing, từ đó đảm bảo hiệu quả công việc theo thời gian.
- Kịp thời phát hiện các vấn đề phát sinh trong quá trình thực thi và có phương án điều chỉnh phù hợp.
Mẫu kế hoạch marketing sẽ giúp bạn quản lý dự án dễ dàng hơn
(Nguồn: clevertap.com)
2. Các hạng mục thường thấy trong mẫu kế hoạch marketing
Tuy rằng mục tiêu tiếp thị và phương án thực hiện của mỗi doanh nghiệp là khác nhau nhưng về cơ bản, một mẫu kế hoạch chuẩn sẽ cần bao gồm các phần như sau:
2.1. Tóm tắt dự án
Đây là hạng mục đầu tiên trong bản kế hoạch tiếp thị. Ở nội dung này, bạn cần trình bày ngắn gọn, khái quát về những khía cạnh nổi bật của dự án/chiến lược. Các thông tin tóm tắt phải giúp người đọc trả lời được những câu hỏi sau:
- Khách hàng mục tiêu là ai, có nhu cầu gì?
- Giải pháp được đưa ra trong mẫu kế hoạch marketing này là gì?
- Sản phẩm quan trọng nào doanh nghiệp muốn quảng bá?
- Mục tiêu kỳ vọng của doanh nghiệp khi thực hiện chiến lược tiếp thị là gì?
2.2. Tuyên bố sứ mệnh
Đối với nội dung này, bạn cần đưa ra lời tuyên bố ngắn gọn và súc tích về sứ mệnh, tầm nhìn của công ty. Đây là yếu tố cốt lõi để một tổ chức có thể hoạt động và phát triển. Do đó, mục tiêu của dự án/chiến lược tiếp thị không được ngược lại với sứ mệnh doanh nghiệp.
2.3. Phân tích thị trường
Phân tích thị trường là một bước cực kỳ quan trọng, cho phép bạn xác định rõ bối cảnh kinh doanh, xu hướng sản phẩm và những cơ hội, thách thức đang tồn tại. Đây là bước nền tảng để doanh nghiệp có thể hoạch định các chiến lược đúng đắn về sau.
Phân tích thị trường giúp đưa ra định hướng đúng đắn cho kế hoạch
(Nguồn: ingeniouszone.com)
Do đó, trong một mẫu kế hoạch marketing online đạt chuẩn, bắt buộc cần có các số liệu nghiên cứu thị trường. Sau đây là một số mô hình phổ biến, có thể giúp bạn phân tích hiệu quả hơn:
Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh
Mô hình này sẽ giúp bạn xác định được mức độ cạnh tranh của ngành. 5 lực lượng mà mô hình đề cập tới bao gồm: đối thủ trong ngành, đối thủ tiềm ẩn, sức mạnh nhà cung cấp, quyền lực của khách hàng và sản phẩm/dịch vụ thay thế.
Mô hình PESTEL
Bạn có thể dùng mô hình này để phân tích toàn cảnh, vĩ mô của môi trường kinh doanh, từ đó nhận thức được các cơ hội và nguy hiểm tiềm ẩn.
Các yếu tố chính mà PESTEL đề cập đến gồm có: Political (chính trị), Economic (kinh tế), Social (xã hội), Technological (công nghệ), Environmental (môi trường sống) và Legal (pháp lý).
Ma trận SWOT
Đây là một mô hình phân tích đơn giản và được sử dụng rất phổ biến trong các chiến lược social media marketing hiện nay. Thông thường, SWOT sẽ được triển khai dưới dạng ma trận gồm 4 ô vuông, tương ứng với 4 yếu tố mà doanh nghiệp cần quan tâm, đó là: Strength (điểm mạnh), Weakness (điểm yếu), Opportunity (cơ hội) và Threat (rủi ro).
SWOT là mô hình phân tích thông dụng hiện nay
(Nguồn: impact-valley.com)
2.4. Phân tích đối thủ
Người xưa có câu: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Việc nghiên cứu đối thủ sẽ giúp bạn hiểu rõ mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực và đưa ra những chiến thuật phù hợp để lôi kéo khách hàng.
Để nghiên cứu đối thủ hiệu quả, bạn cần thực hiện các bước sau:
- Lập danh sách các đối thủ trực tiếp, gián tiếp và tiềm ẩn (có thể tìm hiểu thông qua Google, mạng xã hội, các ấn phẩm thương mại và từ chính khách hàng).
- Đánh giá tổng quan và lựa chọn một số đối thủ tiêu biểu để tiến hành phân tích trong mẫu kế hoạch marketing.
- Thu thập thông tin và lập bảng phân tích, so sánh đối thủ dựa trên các yếu tố: thị phần, giá cả, sản phẩm cung cấp, khách hàng mục tiêu, chiến lược truyền thông, các kênh tiếp thị,….
2.5. Xác định thị trường và chân dung khách hàng mục tiêu
Bạn có thể phác họa chân dung của đối tượng mục tiêu thông qua các yếu tố như:
- Nhân khẩu học (tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, nơi ở, thu nhập, tình trạng hôn nhân,…)
- Tâm lý học (sở thích, hành vi, thói quen mua sắm,…)
Lưu ý, để phác họa một cách chính xác, bạn cần nghiên cứu, xem xét các báo cáo thống kê thị trường và thực hiện khảo sát khách hàng trực tiếp.
2.6. Xác định mục tiêu và KPI
Sau khi đã phân tích và hiểu được khách hàng muốn gì, bây giờ đã đến lúc bạn đặt ra mục tiêu cho mẫu kế hoạch marketing của mình.
Lưu ý, mục tiêu này cần tuân thủ theo quy tắc SMART:
- Specific – cụ thể: Cần tránh đặt mục tiêu mơ hồ, chung chung.
- Measurable – có thể đo lường được: Mục tiêu phải gắn với các con số cụ thể để có thể đo lường hiệu quả.
- Attainable – có khả năng thực thi: Không nên đặt mục tiêu quá lớn so với nguồn lực doanh nghiệp.
- Relevant – thực tế: Mục tiêu phải được đặt ra dựa trên ngân sách, khả năng thực tế của công ty.
- Time bound – có khoảng thời gian xác định.
Ngoài ra, để hoàn thành chiến dịch tiếp thị theo đúng kỳ vọng đặt ra, bạn cũng cần nêu rõ KPI thực hiện cho từng giai đoạn công việc cụ thể.
Ví dụ, nếu muốn trang Facebook tăng thêm 1.000 lượt like trong vòng 3 tháng, bạn nên đưa ra mẫu kế hoạch fanpage với KPI cụ thể cho từng tháng là: tháng 1 tăng 200 like, tháng 2 tăng 400 like và tháng 3 tăng 400 like.
2.7. Chiến lược 4Ps Marketing
Cùng với ma trận SWOT thì marketing hỗn hợp 4Ps cũng là một trong những công cụ căn bản và hiệu quả nhất để giúp tạo nên chiến lược tiếp thị thành công. Marketing 4Ps còn được biết đến với các tên gọi khác như marketing mix hay tiếp thị hỗn hợp.
Chiến lược này bao gồm các yếu tố chính cần chú trọng như sau:
- Product (sản phẩm): Ở chữ P thứ nhất, bạn sẽ cần đưa ra các quyết định liên quan đến nhãn hiệu, các dòng sản phẩm, chất lượng, kích cỡ, màu sắc, bao bì,….
- Price (giá): Bạn muốn định giá như thế nào (giá thấp, cao, trung bình hay hớt váng,…)? Thông tin này cần được ghi rõ trong mẫu kế hoạch marketing.
- Promotion (xúc tiến, truyền thông): Đối với chữ P này, bạn cần xác định rõ các chiêu thức, công cụ marketing,… sẽ sử dụng.
- Place (Phân phối): Bạn cần quyết định phân phối ở đâu, theo hình thức nào (trực tiếp, gián tiếp, tập trung hay đại trà,…).
Bạn có thể dùng marketing mix trong bản kế hoạch tiếp thị
(Nguồn: theintactone.com)
2.8 Hoạch định chiến lược tiếp thị
Đây là một hạng mục khá quan trọng trong mẫu kế hoạch marketing. Phần này sẽ trình bày về các kênh truyền thông và phương pháp marketing tương ứng giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng nhanh chóng, hiệu quả.
Dưới đây là một số gợi ý kênh tiếp thị hiệu quả dành cho bạn:
- Content marketing: Cung cấp các nội dung hữu ích cho khách hàng trên blog, website (kiến thức thường ngày, hỏi đáp về sản phẩm, lời khuyên của chuyên gia,…).
- Email marketing: Email là kênh tiếp thị giá rẻ và có hiệu quả lôi kéo khách hàng khá cao, đặc biệt đối với doanh nghiệp B2B.
- Các nền tảng mạng xã hội: Theo thống kê của Digital, có gần 70 triệu người Việt đang dùng mạng xã hội. Do đó, khi lập mẫu kế hoạch marketing, bạn nên đề cập đến việc tiếp thị thương hiệu trên Facebook, Tiktok, Instagram, Youtube,….
- Công ty đối tác: Nhờ công ty đối tác là một phương pháp marketing thông minh, miễn phí, dựa trên nguyên tắc Win – Win.
- Các kênh marketing offline: Bạn có thể quảng cáo thương hiệu qua các triển lãm, sự kiện thương mại tại địa phương.
Khi lựa chọn kênh truyền thông, cần lưu ý 2 vấn đề quan trọng, đó là: độ phủ (số lượng kênh) và độ sâu (mức độ đầu tư cho từng kênh).
Social media là kênh tiếp thị rất tốt
(Nguồn: searchenginejournal.com)
3. Kết luận
Lên kế hoạch là bước ban đầu mà bất cứ marketer/nhà quản trị nào cũng cần phải thực hiện để tạo lập nền móng vững chắc cho chiến lược tiếp thị hiệu quả sau này.
Hy vọng những kiến thức trên đây đã giúp bạn có được cái nhìn tổng thể trong việc lập mẫu kế hoạch marketing. Nếu vẫn còn thắc mắc, vui lòng liên hệ với Woay để được giải đáp.
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Woay.
Woay – Nền tảng ứng dụng Gamification Marketing
Địa chỉ: Lầu 7. Tòa nhà Minh Long, 17 Bà Huyện Thanh Quan, phường 6, quận 3.
Hotline: 089 888 4169
Email: support@woay.vn