Top chiến dịch thu hút nhất Gamification ngành Fintech

0
281

Tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 700%? Đó có vẻ là một câu chuyện hoang đường, nhưng thực tế, ngân hàng Extraco của Texas đã làm được điều không tưởng này bằng cách ứng dụng gamification ngành Fintech. Bạn cũng muốn đạt được thành công như thế? Ngay bây giờ, hãy cùng Woay khám phá phương thức thực hiện “game hóa” hiệu quả thông qua 6 chiến dịch gamify nổi tiếng mà các công ty lớn đã thực hiện.

Bài viết liên quan:

Trò chơi hóa là xu hướng trong ngành công nghệ tài chính

1. Vì sao doanh nghiệp Fintech đầu tư mạnh cho các chiến dịch game hóa?

Xu hướng game hóa đang không ngừng tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua. Theo Statista, thị trường gamification đã tăng vọt từ 4,91 tỷ USD (2016) lên 11,94 tỷ USD (2021).

Riêng trong lĩnh vực Fintech (công nghệ tài chính), gamify cũng đang phát triển nhanh chóng và đem lại nhiều thành công cho doanh nghiệp. Không chỉ hỗ trợ cho các dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng, tài chính cá nhân, một số công ty còn mạnh dạn đầu tư, tích hợp gamification với công nghệ blockchain.

Vậy tại sao ứng dụng game hóa lại được các doanh nghiệp Fintech yêu thích và sử dụng nhiều như vậy? Dưới đây là một số lợi ích tiêu biểu mà chiến dịch “game hóa” có thể mang lại cho doanh nghiệp:

Giúp thu hút khách hàng mới, tăng trưởng doanh thu

Thường được đưa vào các chương trình tiếp thị giới thiệu (referral marketing) với mục đích thu hút người dùng mới, chiến dịch gamify giúp doanh nghiệp mang lại sự đột phá về doanh thu. Rất nhiều công ty đã sử dụng hình thức gamification trong Fintech này để thúc đẩy người dùng chia sẻ, giới thiệu ứng dụng/dịch vụ tài chính cho bạn bè. Một vài ví dụ điển hình có thể kể đến như: Momo, Lunch Money, Robinhood,… 

Game hóa ngành Fintech cần các nội dung được game hóa nhưng vẫn mang lại sự hữu ích cho người dùng

Giúp giữ chân khách hàng

Không chỉ là một công cụ chuyển đổi, giúp tăng trưởng doanh thu, sức mạnh của việc sử dụng game trong marketing còn thể hiện ở khả năng giữ chân người dùng. Một minh chứng rõ ràng cho việc này là công ty Acorn. Nhờ áp dụng các chiến lược gamification Fintech, họ đã đạt được tỷ lệ giữ chân khách hàng hết sức ấn tượng, lên đến 99%.

Nâng cao trải nghiệm của khách hàng khi dùng ứng dụng

Về cốt lõi, các ứng dụng Fintech tồn tại để giải quyết các vấn đề tài chính cho người dùng. Tuy nhiên, nếu app chỉ bao gồm các thông tin chi tiêu khô khan và một danh sách to-do-list “dài hàng cây số” thì sẽ rất nhàm chán. 

Do đó, gamify được tạo ra để thổi hồn vào các ứng dụng, giúp chúng sinh động, lôi cuốn hơn. Nói cách khác, gamification ngành Fintech biến những trải nghiệm tài chính kinh doanh khô khan thành một hoạt động thú vị, gần gũi với người dùng.

Game hóa giúp ứng dụng tài chính thu hút và thú vị hơn

Tuy nhiên, cần lưu ý, không nên lạm dụng các hoạt động game hóa, vì nếu một ứng dụng tài chính sử dụng quá nhiều yếu tố game thì sẽ mất đi độ tin cậy. Bạn cần tìm ra một tỷ lệ phù hợp để cân bằng giữa trò chơi và hoạt động tài chính nghiêm túc.

Thu thập data

Gamification ngành Fintech không chỉ hữu ích cho khách hàng mà còn giúp doanh nghiệp thu thập dữ liệu người dùng một cách hiệu quả hơn. Thay vì đưa ra những bảng khảo sát khô cứng với thật nhiều câu hỏi, doanh nghiệp có thể lồng ghép các yếu tố trò chơi vào để giúp khách hàng cảm thấy thoải mái hơn.

2. 6 case study thu hút và ấn tượng nhất

Có rất nhiều ví dụ về các chiến dịch gamification trong Fintech thành công. Dưới đây là 6 case study điển hình nhất:

Fortune City

Fortune City là một ứng dụng quản lý chi tiêu cực kỳ sáng tạo. App đã nhận được giải thưởng Android Excellence của Google Play Store vào năm 2018. Và đến nay, số lượng người dùng của nền tảng này đã đạt khoảng 30 triệu người.

Fortune City là app quản lý tài chính thông minh và rất thú vị

Fortune City sử dụng các yếu tố gamification ngành Fintech một cách hết sức thông minh. Theo đó, người dùng có thể xây dựng một thế giới ảo dựa trên những hoạt động tài chính, thói quen và sở thích của mình.

Ví dụ, nếu bạn thường xuyên mua vé của các phương tiện giao thông công cộng thì trong thành phố sẽ xuất hiện các tuyến đường sắt, xe bus. Nhân vật ảo có thể dựa vào hệ thống giao thông này để làm nhiệm vụ và kiếm thêm tiền để cạnh tranh với những người khác. 

Có thể nói Fortune City là một ứng dụng gamify cực kỳ độc đáo của ngành công nghệ tài chính, giúp tạo động lực cho người dùng, khiến việc theo dõi chi phí trở nên thú vị hơn.

Momo

Momo là ứng dụng ví điện tử rất nổi tiếng ở Việt Nam với hơn 31 triệu người dùng. Cho đến nay, nền tảng này đã cho ra mắt rất nhiều chương trình, tựa game tương tác thú vị như: Lắc Xì, Học viện Momo, Thành phố Momo, MoMo Jump,… Do đó, sẽ không có gì quá đáng nếu nhận định rằng Momo chính là ứng dụng dẫn đầu xu thế gamification Fintech hiện nay tại Việt Nam. 

Vào mùa mua sắm 11/11/2021, thay vì tặng thẻ quà như thông thường, Momo đã thực hiện chương trình vui chơi có thưởng mang tên “Vòng quay ‘deal’ luyện”. Theo đó, người dùng sẽ tham gia vòng quay mỗi ngày và tích lũy điểm để nhận được các phần thưởng giá trị. Kết quả, nhờ áp dụng khéo léo yếu tố game-based marketing, “Vòng quay ‘deal’ luyện” đã giúp Momo tăng lượng giao dịch thanh toán hàng ngày lên gấp 10 lần so với bình thường.

Chương trình Vòng quay “deal” luyện giúp Momo tăng lượng giao dịch hàng ngày lên gấp 10 lần

Robinhood

Một năm trước khi ra mắt ứng dụng tài chính, Robinhood (Mỹ) đã xây dựng một chiến dịch referral marketing dựa trên và có ứng dụng các hoạt động game hóa.

Cụ thể, công ty thông báo sẽ tặng cho khách hàng quyền truy cập sớm vào bảng beta ứng dụng của mình. Và để có được “món quà đặc biệt” này, người dùng cần phải đăng ký email, đồng thời giới thiệu cho những người khác cùng tham gia. Càng mời được nhiều thì người dùng sẽ càng nhận được thứ hạng cao và có cơ hội sử dụng ứng dụng sớm hơn.

Chiến dịch gamification ngành Fintech này của Robinhood đã thôi thúc tâm lý cạnh tranh của người dùng và tạo động lực để họ chia sẻ nhiều hơn. Kết quả, công ty đã thành công thu được hơn 1 triệu lượt đăng ký trước khi ra mắt ứng dụng giao dịch cổ phiếu mới.

Monobank

Ứng dụng ngân hàng của Monobank (Ukraine) là một nền tảng tài chính khá thú vị với emoji mèo ngộ nghĩnh. Theo Aroged, trung bình mỗi ngày, có khoảng 1,3 triệu người đang sử dụng app Monobank. Từ khi ra mắt từ năm 2017 đến nay, ứng dụng đã thu hút được hơn 5 triệu người dùng và trở thành ngân hàng số top đầu của Ukraine.

Trong ứng dụng, Monobank đã tạo ra hệ thống badge (một yếu tố gamification khá phổ biến). Với cách làm này, động lực của khách hàng có thể được cải thiện đáng kể. Mặt khác, khi thấy các huy hiệu bị khóa, người dùng sẽ bị thôi thúc muốn mở khóa để nhận các phần thưởng khác chưa được khám phá.

AML

Được xây dựng bởi Erling Grimstad (một công ty luật có tiếng tại Na Uy), AML là một ứng dụng đào tạo, giúp nhân viên tài chính nắm rõ các quy định phòng chống rửa tiền. Điều thú vị ở đây là AML không trực tiếp đưa ra các thông tin, điều luật khô khan mà lồng ghép tất cả dưới dạng một trò chơi trinh thám thú vị.

Ứng dụng sẽ dẫn dắt, đưa ra các tình huống giả định và yêu cầu người dùng phải giải quyết để thăng cấp trong game. Kết quả thu được khá ấn tượng. Nhờ ứng dụng gamification ngành Fintech, AML đã rút ngắn thời gian đào tạo xuống chỉ còn vài ngày. Và hiện nay, ứng dụng đang được rất nhiều tổ chức tài chính, ngân hàng lớn trên khắp Na Uy sử dụng.

Ứng dụng AMLL cho phép đào tạo nhân viên tài chính thông qua trò chơi

Ikano

Năm 2014, khi Flappy Bird đang làm mưa làm gió, ngân hàng Ikano (Thụy Điển) đã kịp “bắt trend” và xây dựng chiến dịch marketing kéo dài 3 tuần với tựa game “Flappy Saver”. Khi tham gia game, người chơi phải điều khiển “Flappy Pig” tránh né các cửa hàng để giữ số tiền tiết kiệm của mình nguyên vẹn. Người có điểm số cao nhất sẽ được nhận giải thưởng lên đến 10.000 €.

Cuối cùng, sau khi chiến dịch kết thúc, đã có hơn 1,5 triệu lượt chơi trên “Flappy Saver”, trong khi dân số tại Thụy Điển chỉ chưa đến 10 triệu người.

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã hiểu hơn về gamification ngành Fintech và có thêm gợi ý để thực hiện chiến dịch “game hóa” thành công. Woay – nền tảng tạo mini game tiên phong tại Việt Nam luôn sẵn sàng giúp bạn sáng tạo nên những tựa game thu hút và độc đáo. Nếu cần công cụ hỗ trợ thiết kế game nhanh chóng, đừng ngần ngại liên lạc ngay cho chúng tôi!

Woay – Nền tảng ứng dụng Gamification Marketing

Địa chỉ: Lầu 7. Tòa nhà Minh Long, 17 Bà Huyện Thanh Quan, phường 6, quận 3.

Hotline: 089 888 4169

Email: support@woay.vn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here