Kỹ năng ghi nhớ của mỗi người là khác nhau, có người có thể rất hay quên, có người nghe được một vài thông tin liền nhớ rất lâu, lại có người nhớ được vài ngày thì quên. Lý do gì tạo nên sự khác biệt trong việc ghi nhớ của mọi người như thế?
Yếu tố thiên phú, bẩm sinh cũng là một lý do. Tuy nhiên, không phải ai có khả năng thiên phú cũng nhớ lâu nếu như không có bí quyết để duy trì và rèn luyện kỹ năng ghi nhớ. Với những người không có thiên phú ghi nhớ, họ vẫn có thể rèn luyện kỹ năng nhớ siêu đẳng dựa trên một vài bí quyết được nêu ra trong bài viết sau đây.
Rèn luyện kỹ năng ghi nhớ cần có bí quyết
1. Kỹ năng ghi nhớ là gì?
Kỹ năng ghi nhớ là một quá trình đem kiến thức và thông tin dung nạp vào tiềm thức của mỗi người. Đây là loại kỹ năng thuộc nhóm kỹ năng sống cực kỳ quan trọng, không chỉ hỗ trợ trong học tập, trong công việc và trong cả đời sống của mỗi chúng ta.
Theo các khóa học rèn luyện trí nhớ hiện nay, có 2 loại ghi nhớ cơ bản:
Ghi nhớ chủ động: ghi nhớ một điều gì đó phục vụ một mục đích cụ thể, cần có sự nỗ lực, kiên trì và phương pháp phù hợp (ví dụ: học thuộc bài, ghi nhớ nội dung thuyết trình, học từ vựng tiếng Anh,…)
Ghi nhớ thụ động: nếu thông tin được lặp đi lặp lại đủ nhiều, não của chúng ta sẽ tự động ghi nhớ thông tin. Thông tin càng hấp dẫn, hiệu suất ghi nhớ càng cao (ví dụ: nhớ lời bài hát mà bạn yêu thích, nhớ châm ngôn mà mình tâm đắc, nhớ lời thoại của người nổi tiếng trên mạng,…)
Dung nạp kiến thức vào đầu là kỹ năng ghi nhớ
2. Tác dụng của kỹ năng ghi nhớ
Việc ghi nhớ rất hữu ích trong cuộc sống của chúng ta, ghi nhớ càng nhanh sẽ giúp hiệu suất làm việc cũng như học tập càng cao, vì bạn chỉ cần tốn ít thời gian để nhớ chúng vào đầu.
Với một trí nhớ tốt, chúng ta có thể phát huy tối đa năng lực của chính mình. Cụ thể là: dễ dàng dung nạp kiến thức mới và nhớ chúng trong một thời gian dài, giúp bạn xử lý công việc hoặc học thuộc bài nhanh chóng, hạn chế tình trạng quên việc hoặc trễ deadline,…
Ghi nhớ tốt giúp bạn không bị quên công việc, không sợ trễ deadline
3. Bí quyết cải thiện kỹ năng ghi nhớ siêu đẳng
Có những phương pháp học siêu trí nhớ nào, có những bí quyết nào mà nhiều người không cần yếu tố thiên bẩm vẫn có thể ghi nhớ thông tin thật nhanh và nhớ được thật lâu, hãy cùng đội ngũ Beto tìm hiểu thông qua 7 bí quyết sau đây.
3.1. Lặp lại thông tin
Với các bạn học sinh, mỗi kỳ thi luôn khiến các bạn phải đau đầu vì lượng bài cần học quá lớn. Bạn cố gắng buộc mình phải ghi nhớ nhiều thông tin trong một thời gian ngắn để vượt qua kỳ thi. Tuy nhiên, đây là phương pháp sai lầm khiến các bạn rất mau quên kiến thức đã học một cách vội vàng.
Để có thể học tập và làm việc tốt hơn, cần hình thành thói quen ghi nhớ khoa học hơn. Người Nhật có một phương pháp ghi nhớ gọi là “lặp đi lặp lại”. Phương pháp này được thực hiện bằng việc ghi chép những gì cần học vào quyển sổ, viết chúng liên tục để lặp lại các thông tin giúp não bộ dễ ghi nhớ hơn.
Nhưng hãy nhớ rằng, dù chúng ta có mẹo ghi nhớ nhanh như thế nào, thì vẫn cần phải nắm được nội dung chính của thông tin, phải hiểu chúng, chứ không phải chỉ học thuộc lòng là có thể nhớ lâu được. Cố gắng luyện tập cách này trong một thời gian, kỹ năng ghi nhớ của bạn sẽ được nâng cao đáng kể.
“Lặp đi lặp lại” giúp não bộ dần dần ghi nhớ thông tin
3.2. Hình tượng hóa thông tin
Việc chọn lọc để ghi nhớ từ khóa của thông tin sau đó gán chúng thành 1 ký tự nào đó hoặc xem xét các hình ảnh có liên quan đến thông tin cần ghi nhớ, rồi gán ghép thông tin thành hình ảnh, hoặc một câu chuyện, là những cách mà bạn sẽ hình tượng hóa thông tin, giúp chúng ta dễ dàng ghi nhớ thông tin hơn.
Phương pháp này là một công cụ giúp bạn chuyển đổi thông tin từ dạng ký tự, thành một dạng khác ngắn gọn hơn, dễ lưu trữ hơn trong não, góp phần cải thiện việc ghi nhớ dài hạn.
Thay vì sử dụng từ viết tắt và hình ảnh, bạn có thể gán ghép thông tin vào một bài thơ hoặc một câu tục ngữ, hoặc một bài hát mà bạn yêu thích chẳng hạn, nó cũng có thể giúp chúng ta ghi nhớ dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia một khóa học trí nhớ siêu đẳng đến từ Beto để hiểu rõ hơn về việc hình tượng hóa thông tin nhé.
Hình tượng hóa thông tin bằng việc gán ghép thông tin với hình ảnh giúp não bộ ghi nhớ nhanh hơn
3.3. Luyện tập não bộ
Một cơ thể khỏe mạnh là nhờ vào việc thường xuyên luyện tập thể dục, rèn luyện thể chất, ăn uống điều độ. Và một bộ não khỏe mạnh cũng vậy, muốn não hoạt động hiệu quả thì cần thường xuyên luyện tập não bộ đúng cách. Chúng ta có thể bắt đầu với một số bài tập rèn luyện não bộ đơn giản và tăng độ khó lên dần theo thời gian.
Bạn có thể rèn luyện bằng cách đăng ký các khóa học ghi nhớ để có được môi trường luyện tập não bộ cùng với các chuyên gia, hoặc tự rèn luyện tại nhà bằng việc chơi các trò chơi vận dụng trí não phù hợp với lứa tuổi, tập tính nhẩm thay vì bấm máy tính hoặc tính trên giấy.
Luyện tập não bộ thường xuyên để não khỏe mạnh, ghi nhớ tốt hơn
3.4. Sử dụng sơ đồ tư duy
Phương pháp sơ đồ tư duy giúp sắp xếp các thông tin thông qua từ khóa và thông tin chính yếu thành một cụm thông tin đơn giản và dễ nhớ hơn dựa trên sơ đồ phân nhánh. Khi sử dụng phương pháp này, cần hiểu hết các thông tin chi tiết trước, sau đó chọn lọc thông tin cơ bản và vẽ chúng lên sơ đồ tư duy, điều này rất thú vị và giúp cho bạn hấp thụ nhiều thông tin hơn chỉ với một sơ đồ đơn giản.
Một vài lưu ý khi xây dựng sơ đồ tư duy: không nhất thiết phải vẽ quá đẹp hoặc rườm rà, chỉ nên dùng 4 màu sắc chính trong sơ đồ để không bị rối mắt. Hiện nay có nhiều phần mềm có thể hỗ trợ bạn sử dụng sơ đồ tư duy nhanh chóng và hiệu quả như: iMindMap, Edraw Mind Map, Xmind, Mindjet MindManager,…
Sử dụng sơ đồ tư duy để tối giản hóa lượng thông tin lớn
3.5. Tập trung
Tập trung là yếu tố cần thiết nhất để điều khiển não bộ. Để có thể ghi nhớ một cách lâu dài, bạn cần tuyệt đối tập trung khi đọc tài liệu, hoặc khi lắng nghe ý kiến người khác. Để luyện tập sự tập trung tập trung khi ghi nhớ thông tin, đừng làm quá nhiều việc một lúc, tìm một không gian yên tĩnh hoặc không bị làm phiền và không sử dụng điện thoại di động.
Nên tìm môi trường yên tĩnh và tránh xa điện thoại để tập trung ghi nhớ
3.6. Đọc sách
Đọc sách là một bí quyết rèn luyện trí não rất quen thuộc. Việc hình thành thói quen đọc sách giúp bạn không chỉ có được nguồn tư liệu đa dạng trong đầu mà còn giúp suy nghĩ cũng mở rộng hơn.
Tuy nhiên, đọc sách cũng là một loại nghệ thuật, hãy chọn những quyển sách theo chủ đề hoặc tác giả mà bạn yêu thích, cảm xúc từ nội dung quyển sách sẽ mang lại sự tích cực cho não bộ của bạn, giúp não bộ hoạt động tốt hơn và ghi nhớ được nhiều thông điệp từ sách.
Đọc sách để rèn luyện trí não, giúp não bộ hoạt động tốt
3.7. Tập thể dục
Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng một người tập thể dục thường xuyên có khả năng ghi nhớ nhanh hơn những người không tập. Các nhà khoa học tin rằng tập thể dục có thể cải thiện sức khỏe của tế bào não. Nó cũng có thể tác động gián tiếp đến trí nhớ thông qua việc cải thiện tâm trạng, giúp bạn ngủ ngon hơn, bớt stress hơn.
Tập thể dục để có một sức khỏe tốt, nhờ đó não bộ minh mẫn và ghi nhớ tốt
Việc tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc là để cho cơ thể bạn luôn có nhiều năng lượng, không chỉ giúp bản thân bạn khỏe mạnh, mà còn giúp đầu óc minh mẫn và tập trung hơn, từ đó cải thiện việc ghi nhớ của não bộ. Nên tập thể dục ít nhất là khoảng 30 phút mỗi ngày hoặc 150 phút là cho mỗi tuần.
Tóm lại, qua bài viết trên, hy vọng sẽ giúp cho các bạn bỏ túi được một số bí quyết để cải thiện kỹ năng ghi nhớ của bản thân. Nếu như các bạn chưa tìm được một phương pháp nào phù hợp nhất cho mình, hãy đăng ký khóa học luyện trí nhớ tại Beto để được tư vấn một cách chuyên nghiệp nhất nhé!
Nguồn tham khảo:
- edu2review.com
- https://vn.joboko.com/
- https://blog.topcv.vn/
- https://kenh14.vn/