Chiến lược gia tăng doanh số với Gamification Marketing

0
398

Với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, cuộc sống con người ngày càng hiện đại hơn từ đó cách tiếp cận thông tin để mua sắm và tìm hiểu sản phẩm cũng ngày một phát triển. Các phương pháp marketing truyền thống dần dần bị mất chỗ đứng trước các phương pháp mới mẻ và tận dụng tối đa ưu thế về công nghệ nhằm tạo sự khác biệt. Gamification là một trong số đó với sự hiệu quả về gia tăng doanh số đã được chứng minh từ khi nó được ra đời vào năm 2010.  

Bài viết liên quan: 

Tìm hiểu về chiến lược gia tăng doanh số bằng gamification marketing với Woay

1. Vì sao Gamification trong marketing mang lại hiệu quả cho thương hiệu

Để biết được vì sao không phải ngẫu nhiên mà Gamification trong marketing có thể mang lại hiệu quả cho thương hiệu, chúng ta cần tìm hiểu những lợi ích mà phương pháp này mang lại cho cả khách hàng lẫn doanh nghiệp. 

1.1. Gia tăng hứng khởi cho khách hàng khi trải nghiệm thương hiệu

Niềm vui là nhu cầu mà bất cứ ai cũng muốn có được trong cuộc sống ngày nay. Các trò chơi đem đến cho chúng ta niềm vui, sự hứng thú và cảm giác muốn chinh phục. 

Mỗi người trong chúng ta tìm đến game theo những cách khác nhau, dù là giết thời gian, giải trí hay nghiêm túc xem nó như một nghề nghiệp. Tựu trung lại, các trò chơi luôn là thứ có thể dễ dàng đem đến cho chúng ta niềm vui nhất và niềm vui thì có thể lan tỏa và là một phương pháp marketing tuyệt vời. 

1.2. Gia tăng gắn kết mối quan hệ tích cực

Các trò chơi, đặc biệt liên quan đến đối kháng và tập thể, luôn là thứ có thể gắn kết những cá thể riêng biệt và độc lập thành một khối thống nhất. Với doanh nghiệp, việc tạo được một cộng đồng xung quanh sản phẩm của mình là nền tảng cho các bước tiến tăng trưởng doanh số trong tương lai.

Mối quan hệ gắn kết tích cực giữa cộng đồng và thương hiệu là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn

Nguyên tắc Tâm lý học đằng sau sự thành công của các chiến dịch marketing Gamification rất đơn giản: khi khách hàng chơi một trò chơi và kiếm được phần thưởng cho thành tích của họ, điều đó sẽ tạo ra một cảm xúc tích cực được liên kết trực tiếp với thương hiệu.

Các trò chơi xây dựng tính cộng đồng, tăng tương tác giữa tập thể người dùng cộng hưởng với niềm vui và sự thỏa mãn khi chiến thắng sẽ tạo ra sự gắn kết kết tích cực đến với thương hiệu. Đây chính là một ưu thế khi doanh nghiệp triển khai các chiến lược tăng doanh số bán hàng, PR và các chiến dịch lan tỏa khác trong tương lai.

1.3. Tối ưu về mặt chi phí 

Hầu hết các chủ doanh nghiệp đều có cùng nhận xét marketing là hoạt động tốn nhiều chi phí và nguồn lực nhất. Điều đó có thể đúng với các phương pháp marketing truyền thống khi độ nhận diện thương hiệu tỉ lệ thuận với số tiền doanh nghiệp phải bỏ ra để gia tăng độ phủ.

Khai thác tốt các thông tin, mong muốn và sự tương tác tích cực của người dùng là bí quyết gia tăng doanh số từ gamification

Tuy nhiên, với các phương pháp marketing sáng tạo thông qua gamification, khả năng doanh nghiệp quảng bá thương hiệu một cách tối đa đến với cộng đồng người dùng rộng lớn là hoàn toàn khả thi. Tính gắn kết giữa các người chơi và các ứng dụng, công nghệ giúp doanh nghiệp tiếp cận một lượng khách hàng lớn, khai thác thông tin và triển khai nhiều giải pháp để tăng doanh số mà không cần bỏ ra chi phí quá lớn. 

1.4. Ứng dụng trên đa nền tảng

Ngày nay, hầu hết mọi người đều có bên mình các loại thiết bị di động khác nhau như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay hay máy tính để bàn. Điều tuyệt vời là các trò chơi đều có thể được thiết kế để tương thích với các thiết bị này do đó khả năng tiếp cận được người dùng sẽ rộng lớn hơn.

Một minigame hiện đại có thể giúp bạn tiếp cận khách hàng ở bất kỳ hình thức nào

1.5. Tăng độ nhận thức thương hiệu

Hầu hết các chiến dịch marketing bằng Gamification đều cố gắng đưa thương hiệu một cách khéo léo vào trò chơi. Phương pháp lý tưởng nhất là khi người chơi cố gắng đạt điểm cao hay chiến thắng, họ sẽ được tiếp cận với các sản phẩm của doanh nghiệp, trải nghiệm thử sản phẩm. 

Quá trình tiếp thị này có thể ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của khách hàng khi vào lần tiếp theo nhận thấy sản phẩm đó, họ có nhiều khả năng sẽ mua vì thương hiệu đã được nhận diện trong tâm trí.

1.6. Giáo dục khách hàng

Tương tự như tăng nhận thức về thương hiệu, các phương pháp marketing bằng Gamification sẽ tránh làm cho khách hàng có ác cảm về việc quảng bá thương hiệu một cách thô thiển. Doanh nghiệp cũng có thể hướng suy nghĩ của khách hàng về thương hiệu của mình qua các hoạt động và phần thưởng trong trò chơi như một cách gián tiếp gia tăng doanh số.

Việc lặp đi lặp lại trong một chiến dịch gamification với hình ảnh thương hiệu cho phép khách hàng hiểu một cách vô thức về những gì mà thương hiệu đang cố gắng thông báo cho họ, cho dù đó là sản phẩm hay dịch vụ mới.

1.7. Kích thích mua hàng

Các trò chơi thường được thiết kế để thử thách người chơi và để cho họ chơi đi chơi lại nhiều lần, cho dù đó là đang cố gắng vượt qua điểm số cao nhất của họ, của người khác hay cố gắng giành được phần thưởng lớn hơn và tốt hơn. 

Các phương pháp marketing bằng Gamification có thể làm tăng ý định mua hàng của người mua lên đến 169% khi so với marketing qua các video tiêu chuẩn. Các trò chơi được biết là sẽ kích thích khách hàng và thúc đẩy họ chơi nhiều lần để đạt được nhiều phần thưởng hơn hay có kết quả cao hơn và giúp doanh nghiệp gián tiếp gia tăng doanh số bán hàng.

2. Chiến lược tăng doanh số bán hàng với Gamification

Từ các lợi ích mà Gamification mang lại ở trên, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể cách thức và chiến lược tăng doanh số mà doanh nghiệp có thể áp dụng để đem lại hiệu quả trong quá trình bán hàng của mình.

Lập kế hoạch gia tăng doanh số với hoạt động gamification

2.1. Xác định mục tiêu

Điều quan trọng nhất khi bắt đầu mọi chiến dịch marketing là xác định rõ ràng điều bạn muốn đạt được qua sau đó. Nó có thể là tăng lượt khách hàng tiềm năng, tăng độ nhận diện thương hiệu, thu thập thông tin khách hàng hay đẩy mạnh quá trình bán hàng. 

Để có thể xác định cụ thể và chính xác mục tiêu, bạn có thể tìm đến các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp về Gamification nhằm tránh các sai sót có thể xảy ra và tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp.

2.2. Thiết kế phần thưởng trò chơi 

Nguyên tắc quan trọng để một trò chơi thành công chính là phần thưởng cho người chơi. Sẽ không ai muốn tham gia trò chơi mà không có động cơ khuyến khích rõ ràng.

Hãy thiết kế các thể lệ chơi rõ ràng, hấp dẫn với hệ thống tích lũy, điểm thưởng và cấp bậc phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu

Nhưng quan trọng hơn, phần thưởng không nhất thiết phải là hàng hóa vật chất, giấy chứng nhận hoặc khuyến mãi mà là sự công nhận thành tích của họ – với bản thân và cả những người khác. 

Và đây là chìa khóa để chúng ta có thể thiết kế các phần thưởng nhằm tối đa hóa cảm xúc của khách hàng nhằm tăng khả năng mua hàng giúp gia tăng doanh số.

2.3. Thấu hiểu thị hiếu, mong muốn của khách hàng

Để chiến dịch diễn ra thành công, bạn cần biết kỳ vọng của những loại người chơi khác nhau và làm trò chơi trở nên thú vị với từng người trong số họ. 

Biết được khách hàng muốn gì sẽ giúp bạn xây dựng hệ thống phần thưởng và quy tắc chơi hợp lý

Các kiểu trò chơi mang tính đối kháng và thi đua tập thể là một cách dễ dàng để tăng mức độ gắn kết giữa người chơi và giúp hình thành một cộng đồng xung quanh thương hiệu hay công ty bạn. Điều đó rất tốt và có ích trong việc triển khai các hoạt động bán hàng sau này của doanh nghiệp. 

Để có thể phân tích từng loại người chơi theo từng tệp khách hàng của sản phẩm, bạn nên cần đến sự giúp đỡ của những chuyên gia trong lĩnh vực Gamification và ở Việt Nam, Woay là một cái tên không thể sáng giá hơn trong việc thiết kế các sản phẩm game phục vụ chiến lược marketing của doanh nghiệp nhằm gia tăng doanh số bán hàng.

2.4. Tạo trò chơi của bạn hoặc sử dụng giải pháp có sẵn 

Cuối cùng, đây là danh sách kiểm tra các hoạt động cần có để triển khai một chiến dịch marketing bằng Gamification:

  • Một mục tiêu rõ ràng, có thể đo lường được và phần thưởng cho người chơi sao cho hấp dẫn và kích thích khả năng mua hàng của họ.
  • Cách trò chơi vận hành sao cho phù hợp với từng nhóm người chơi và phù hợp với triết lý của thương hiệu và doanh nghiệp.
  • Cách tạo ra trò chơi thông qua hợp tác với các đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín và chuyên nghiệp.

Woay mang đến cho bạn nền tảng triển khai các hoạt động gamification chuyên nghiệp và hiệu quả

Việc tạo ra một trò chơi phức tạp đòi hỏi sự đầu tư đáng kể về thời gian, công sức. Do đó, bạn nên tìm đến các công ty là chuyên gia trong lĩnh vực này để giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm chi phí. 

Ở Việt Nam, Woay tự tin là đơn vị hàng đầu trong việc thiết kế và vận hành các chiến dịch marketing bằng Gamification có thể giúp khách hàng tối ưu hóa việc quảng bá thương hiệu và hỗ trợ các quy trình bán hàng về sau nhằm gia tăng doanh số.

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Woay

Woay – Nền tảng ứng dụng Gamification Marketing

Địa chỉ: Lầu 7. Tòa nhà Minh Long, 17 Bà Huyện Thanh Quan, phường 6, quận 3.

Hotline: 089 888 4169

Email: support@woay.vn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here