Học kỹ năng đàm phán thành công trong kinh doanh

0
621

Có khá nhiều khóa học kỹ năng đàm phán giúp chúng ta học tập và rèn luyện kỹ năng đàm phán. Nhưng vì sao nhiều người lại muốn học kỹ năng đàm phán? Hãy để Beto trả lời cho bạn.

khoa-hoc-ky-nang-dam-phan-la-khoa-hoc-can-thiet-cho-nhung-nha-kinh-doanh-to-chuc

Khóa học kỹ năng đàm phán là khóa học cần thiết cho những nhà kinh doanh, tổ chức.

1. Đàm phán là gì?

Đàm phán là quá trình chia sẻ và thảo luận về vấn đề gì đó giữa hai hoặc nhiều bên để đạt được thỏa thuận. Quá trình thương lượng xảy ra khi có những khác biệt hoặc lợi ích chung cần được giải quyết. Các cuộc đàm phán sẽ chỉ diễn ra nếu cần thiết để thống nhất về quyền và lợi ích của các bên.

Quá trình đàm phán có thể diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng cũng có thể diễn ra trong vài năm.

Tuy nhiên không phải bất kì cuộc tranh luận nào cũng là đàm phán. Những cuộc đàm phán thường xuất hiện giữa các tổ chức, doanh nghiệp, các tổ chức pháp lý,… Những cuộc hội thoại trong đời sống thường ngày thường không phải là đàm phán.

thoi-gian-dam-phan-co-the-keo-dai-den-vai-nam

Thời gian đàm phán có thể kéo dài đến vài năm

Xem thêm:

2. Các hình thức của đàm phán: 

+ Đàm phán qua thư: giúp tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí, có thể cùng một lúc đàm phán với nhiều khách hàng khác nhau. Tuy nhiên hình thức này có nhược điểm là không thể biết được ý đồ của khách hàng, chậm trễ hoặc có thể bị bỏ lỡ.

+ Đàm phán thông qua điện thoại: có những ưu điểm là đạt được tính khẩn trương, kịp thời, tiết kiệm thời gian cho các bên. Trái lại ít sử dụng cho những mô hình kinh doanh hoặc cuộc đàm phán nhỏ. Cần phải sử dụng thêm một phương tiện trung gian như telefax để làm bằng chứng cho cuộc đàm phán.

dam-phan-qua-dien-thoai-giup-tiet-kiem-thoi-gian

Đàm phán qua điện thoại giúp tiết kiệm thời gian

+ Đàm phán trực tiếp: giúp nắm bắt được tâm lý và phản ứng của đối tác kịp thời qua ngôn ngữ cơ thể từ đó có thể điều chỉnh lại phù hợp các quan điểm và lợi ích cho phù hợp cả hai bên. Nhược điểm của cách này là tốn chi phí cho việc đi lại, đón tiếp; cần phải chuẩn bị kĩ càng các tài liệu cũng như địa điểm và phương án tổ chức cuộc đàm phán.

3. Vậy đàm phán có tầm quan trọng như thế nào?

Đàm phán được xem như là cầu nối điều chỉnh yêu cầu về quyền lợi giữa hai bên để đi đến sự thống nhất. Vì thế đàm phán là phương thức thường được sử dụng rộng rãi trong thực tế. Đàm phán có những vai trò như sau:

+ Kỹ năng đàm phán giúp bảo vệ ý kiến của mình khi đứng trước đối tác: việc tin tưởng hoàn toàn vào chính kiến của mình cũng là một cách để thuyết phục người khác tin mình.

+ Ngoài ra, đàm phán còn định được hướng đi để thuyết phục được đối tác: không chỉ mình muốn đối phương theo hướng đi mình mong muốn mà ngay cả họ cũng muốn làm điều ngược lại. Kỹ năng đàm phán sẽ giúp ta hiểu được ưu nhược điểm của đối tác, lợi ích khi họ hợp tác với bạn.

dam-phan-giup-dung-hoa-quyen-loi-giua-cac-ben

Đàm phán giúp dung hòa quyền lợi giữa các bên

+ Đàm phán là cách dung hòa được quyền lợi của những bên cùng tham gia đàm phán: vì chỉ khi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên được đảm bảo thì việc hợp tác sẽ ít xảy ra xung đột, mâu thuẫn.

+ Người có kỹ năng đàm phán tốt sẽ làm cho thời gian đàm phán được rút ngắn lại vì trong kinh doanh, thời gian là yếu tố quan trọng. Có nhiều dự án bị kéo dài thời gian dẫn đến tốn kém về chi phí, thời gian.

+ Đây cũng là một cách để duy trì các mối quan hệ đối tác tốt đẹp. Kỹ năng đàm phán giúp những bên tham gia thấu hiểu lẫn nhau. Khi đó việc hợp tác có thể lâu dài và bền vững, ít gây ra mâu thuẫn, xích mích khi hợp tác.

Qua những lý do trên, kỹ năng đàm phán  là một yếu tố cần thiết để đạt được thành công trong các cuộc kinh doanh và cả trong đời sống. Người có được kỹ năng đàm phán tốt luôn có lợi thế hơn trong kinh doanh. Kỹ năng này không tự nhiên có mà do quá trình học tập và rèn luyện qua các khóa học kỹ năng đàm phán thương lượng hay những kinh nghiệm ngoài thực tế.

4. Những nguyên tắc giúp cho một cuộc đàm phán thành công:

+ Đầu tiên bạn cần phải tạo được ấn tượng tốt từ ban đầu qua các cử chỉ, lời nói, thái độ để tạo bầu không khí tin tưởng, giúp đối tác cảm thấy an tâm khi lựa chọn đàm phán với bạn. Có một số khóa học kỹ năng mềm giúp bạn có thể giúp bạn rèn luyện thêm để có thể khéo léo trong việc sử dụng ngôn ngữ hình thể.

+ Khi đàm phán, bạn cần nắm rõ được mục tiêu của cuộc đàm phán là gì và luôn phải dựa vào mục tiêu trong suốt quá trình đàm phán với đối tác.

+ Khi bạn có kỹ năng lắng nghe tốt, bạn sẽ dễ dàng giúp cho đối tác cảm thấy họ được tôn trọng, tạo cảm giác quyền lợi của họ luôn đươc đảm bảo. Không chỉ thế, bạn có thể đưa thêm những lý lẽ thuyết phục phù hợp để dung hòa mục tiêu ban đầu của bạn và đối tác. Tránh gây ra việc xích mích giữa hai bên.

lang-nghe-la-ky-nang-can-thiet-trong-mot-cuoc-dam-phan

Lắng nghe là kỹ năng cần thiết trong một cuộc đàm phán

+ Việc bạn đặt câu hỏi cũng giúp bạn nắm thế chủ động trong đàm phán, biết được nhiều thông tin chi tiết hơn và nắm bắt được cả tâm lý của đối tác. Khi đó, đối tác sẽ có cảm giác họ được lắng nghe, quan tâm đến những điều họ mong muốn và làm cho cuộc đàm phán giảm đi sự căng thẳng.

+ Kỹ năng trình bày và giao tiếp: đây là nhân tố giúp bạn đến gần hơn với đàm phán thành công. Khi đề cập đến nội dung cần đàm phán, bạn cần biết cách trình bày nội dung sao cho hợp lý, linh hoạt trong cách dùng từ. nhiều khóa học kỹ năng có thể giúp bạn cải thiện và nâng cao kỹ năng này.

giao-tiep-tot-giup-ban-hieu-hon-ve-nhung-quan-diem-va-yeu-cau-cua-doi-tac

Giao tiếp tốt giúp bạn hiểu hơn về những quan điểm và yêu cầu của đối tác

+ Quyền lợi và mục tiêu là điểm đến cuối cùng của một cuộc đàm phán. Tuy nhiên việc xác định được giới hạn của cuộc đàm phán cũng như có thể chấp nhận từ chối một hợp đồng nhiều điểm bất lợi cũng là một điểm mà bạn nên trang bị cho mình.

Bạn cũng có thể chọn thỏa hiệp khi cảm thấy cần thiết. Một cuộc đàm phán không chỉ nên chú trọng vào quyền lợi của một phía mà cần nên xem những nhu cầu mà đối tác mong muốn. Đàm phán là sự trao đổi giữa hai bên một cách tình nguyện, hai bên đều đạt được những lợi ích cho mình.

Xem thêm:

5. Học kỹ năng đàm phán ở đâu?

Trong tình hình hội nhập và phát triển kinh tế như hiện nay, bạn không khó có thể học kỹ năng đàm phán. Bạn có thể học bằng cách trải nghiệm thực tế, khi đi làm từ đó đúc kết kinh nghiệm dần cho bản thân hay là học từ người đi trước kinh nghiệm của họ. Đây là những cách bạn có thể dùng mà không cần quá nhiều chi phí

Bên cạnh đó, khóa học đàm phán cũng có rất nhiều. Nhưng bạn cần tìm hiểu và lựa chọn một cách kỹ càng về các khóa học kỹ năng đàm phán thương lượng trước khi đăng ký. Xem những khóa học đó có thật sự phù hợp với bạn hay đúng với những gì bạn muốn có sau khóa học đó.

Không chỉ học lý thuyết mà bạn cần phải thực hành thì mới biết được có thể áp dụng hay không. Bạn cũng có thể nhớ được các bài học và những trường hợp cụ thể cho từng bài học khác nhau.

co-rat-nhieu-khoa-hoc-ky-nang-dam-phan-tren-mang-hoac-truc-tiep

Có rất nhiều khóa học kỹ năng đàm phán trên mạng hoặc trực tiếp

Nhìn chung, đàm phán là một hình thức thương lượng, thảo luận nhằm tìm ra được phương án chung nhất giữa những bên tham gia. Tùy theo điều kiện và mức độ, bạn có thể sử dụng hình thức đàm phán thông qua thư từ, điện thoại hay là trực tiếp với đối tác.

Đàm phán chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong mọi cuộc thương thảo. Vì thế bạn nên trang bị cho mình những kỹ năng đàm phán cần thiết để đạt được một cuộc đàm phán thành công.

dam-phan-dong-vai-tro-quan-trong-trong-moi-cuoc-thuong-thao

Đàm phán đóng vai trò quan trọng trong mọi cuộc thương thảo

Trên đây là một số điều để bạn có thể học được kỹ năng đàm phán thành công trong kinh doanh. Hy vọng Beto đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc trên và cung cấp thêm cho bạn một số nguyên tắc để bạn có thể áp dụng khi đàm phán. Chúc bạn có một ngày tốt lành.

Nguồn: kyna.vn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here